Cư dân mạng tranh cãi nảy lửa về án tử hình

Bài viết của một Phật tử trẻ thể hiện cái nhìn về bản án tử hình được đăng tải trên trang web Giacngo.vn của Thành Hội Phật Giáo TP HCM đã gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng Việt Nam.

Án tử hình đã lỗi thời?

Mở đầu bài viết trên, tác giả đặt vấn đề: Ở các khung hình xử phạt của pháp luật, tử hình là mức án cao nhất nhằm mục đích loại bỏ người phạm tội ra khỏi cuộc sống xã hội và răn đe những người còn sống về hậu quả cao nhất của những hành vi sai trái đạo đức. Tuy vậy, những mục đích này có được thực hiện đầy đủ hay không?

Liên hệ với thực tế: Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa xảy ra cách đây không lâu là một trong những vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Tòa đã tuyên án tử hình với sự đồng tình của đông đảo người dân. Nhưng ngay sau đó, một loạt những vụ giết người dã man và kinh hoàng vẫn xảy ra mà điển hình là vụ Lê Văn Luyện giết 3 người để cướp của tại một hiệu vàng ở Bắc Giang. Như vậy, phải chăng sự răn đe của án tử hình đã thất bại?

Một lý do nữa khiến án tử hình vẫn được xã hội chấp nhận là quan niệm “mạng đổi mạng” vốn có nguồn gốc ở những xã hội bán khai vẫn tồn tại dai dẳng trong tiềm thức con người. Quan niệm này dần dần trở nên không còn phù hợp nền tảng xã hội hiện đại, nên hiện nay có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ án tử hình. Người viết cho rằng án tử hình không có sự nhân văn và không thể đại diện cho đức hiếu sinh của dân tộc Việt - một dân tộc mà “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Mặt khác, hệ quả của bản án tử hình là dẫn đến một hình thức khác của cái ác. Ví dụ như trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, khi bản án tuyên một nhóm người trong phiên tòa đã có hành động “kỳ quặc” là vỗ tay tán thưởng. Thậm chí, một tấm ảnh đã cho thấy một phóng viên tươi cười ngắm lại bức ảnh mình vừa chụp, bên cạnh là ánh mắt tuyệt vọng của tử tù vừa bị tuyên án.

Tác giả cho rằng, từ sự phẫn nộ trước cái ác cho đến thái độ hả hê khi cái kẻ phạm tội phạm bị tiêu diệt, cái ác đã được lan truyền một cách tinh vi. Một câu hỏi được đặt ra: “Đâu là giới hạn giữa sự hướng thiện và cái hả hê cá nhân, giữa sự chống lại cái ác và lòng trả thù vì ích kỷ, sân hận?”.

Những người muốn bảo vệ cái thiện thực sự cần phải đặt câu hỏi, “làm thế nào để cái ác không thể sinh ra” chứ không phải chỉ có “làm thế nào để ‘tiêu diệt’ cái ác”. Tuyên án và kết thúc cuộc đời của một tội phạm thì quá dễ dàng so với việc khiến người đó hối cải và làm lại cuộc đời.

Người viết bài kết luận: “Dư luận có quyền bức xúc. Những người yêu cái thiện có quyền bức xúc trước những tội ác dã man. Nhưng, tại sao chúng ta phải giết chết những kẻ đã giết người, để rốt cuộc chứng minh ngược lại, giết người là sai?”.

Việc bãi bỏ án tử hình là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Tội ác và sự trừng phạt

Bài viết trên đã được dẫn lại ở các mạng xã hội và diễn đàn lớn Việt Nam và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, cả ủng hộ cũng như phản bác.

“Tác giả lập luận rằng: sau khi có án tử hình, xã hội vẫn xảy ra tội ác, từ đó cho rằng  án tử hình vô tác dụng. Điều này là sai về mặt nhận thức. Bất cứ bản án nào, kể cả án tử hình cũng không thể chấm dứt hoàn toàn tội ác, nó chỉ làm giảm bớt phần nào mà thôi”, thành viên Ngnam88, diễn đàn Linkhay bày tỏ.

Những người ủng hộ việc thực thi bản án tử hình đưa ra các mặt tích cực của bản án này như làm an tâm dư luận, giáo dục cho mọi người biết việc nào cần tuyệt đối tránh, ngăn ngừa những đối tượng liều lĩnh manh động thực hiện hành vi tội ác…

Một ý kiến đồng tình với việc bãi bỏ bản án tử hình thì cho rằng: “Có rất nhiều yếu tố đưa đẩy một con người đến hành vi phạm tội mà bản thân con người đấy không thể quyết định được như hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, giáo dục, tính khí cá nhân, óc nhận thức… Bản tính mỗi con người hoàn toàn có thể thay đổi nhờ sự giác ngộ. Không ai có đủ tư cách để tước bỏ quyền làm người cũng như cơ hội hoàn lương của con người đó”.

Việc bãi bỏ bản án tử hình ở Việt Nam dường như chưa phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại, nhưng vẫn là một khả năng để mở trong tương lai gần...?
Quốc Lê
Theo Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia