Giám đốc Cơ quan An ninh nội địa Na Uy mô tả sát thủ Anders Behring Breivik là một con quỷ chứ không điên như luật sư bào chữa cho y
Hôm qua, 27-7, phát biểu trên đài truyền hình Anh BBC, bà Janne Christiansen, Giám đốc PST (Cơ quan An ninh nội địa Na Uy), tuyên bố rằng bà không tin Breivik loạn trí mà là một con quỷ, một kẻ tính toán lạnh lùng và mong được nổi tiếng.
Vừa bắn vừa nghe iPod
Trước đó một ngày, Geir Lippestad, luật sư đại diện cho Anders Behring Breivik, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Oslo, thủ đô Na Uy, tiết lộ nhiều chi tiết ly kỳ. Ông cho biết không hiểu tại sao Breivik lại chọn ông vốn là một luật gia của Đảng Lao động mà Breivik không thiện cảm. Có lẽ do cách đây 15 năm, Breivik và Lippestad làm việc trong cùng một tòa cao ốc văn phòng.
Lippestad cho biết thân chủ của ông là một người “rất lạnh lùng” giống như “người cõi trên” và tin rằng mình là một chiến binh sẵn sàng chết cho một cuộc chiến cứu rỗi những giá trị của châu Âu. “Breivik nói với tôi rằng việc anh ta làm là cần thiết để phát động một cuộc chiến kéo dài 60 năm và anh ta sẽ được tôn vinh là người cứu rỗi Tây Âu trong những thập niên tới” – Lippestad kể lại sau khi gặp nghi phạm số 1 của vụ án 3 lần để cố gắng tìm hiểu thân chủ.
Theo luật sư Lippestad, trước khi dùng xe cài bom tấn công cơ quan công quyền ở trung tâm thủ đô Oslo và dùng 2 khẩu súng bắn loạn xạ vào một trại hè thanh niên trên đảo Utoya hôm 22-7 giết tổng cộng 76 người (theo tin chính thức của cảnh sát Oslo, khác với thông tin ban đầu nói có 93 người chết), Breivik đã uống một hỗn hợp thuốc tự chế có tên gọi là ECA bao gồm ephedrine (các vận động viên thỉnh thoảng dùng thuốc này để nâng cao thành tích), caffeine và aspirin để được “mạnh mẽ, hiệu quả và tỉnh táo”.
Đặc biệt, trong khi hành động, Breivik mặc cảnh phục vừa thưởng thức máy nghe nhạc iPod vừa nhắm đám đông siết cò bất kể người lớn hay trẻ con. Lippestad cho biết thêm ông không thể mô tả sát thủ bởi vì “anh ta không giống ai”. Tuy Breivik thừa nhận là thủ phạm gây ra vụ thảm sát kinh hoàng, anh ta không mảy may hối hận và tuyên bố chẳng có tội gì bởi “trong chiến tranh, không thể kết tội giết người cho người lính”.
Lời khai không nhất quán
Breivik tự cho là một chiến binh đang chiến đấu trong một cuộc thập tự chinh để giúp Na Uy và Tây Âu thoát khỏi cuộc xâm lăng của đạo Hồi. Anh ta cũng cho rằng 2 vụ tấn công vào Cơ sở chính quyền của Đảng Lao động cầm quyền ở Oslo và tổ chức thanh niên của chính phủ là “tàn nhẫn” nhưng “cần thiết”. Breivik tỏ ra căm ghét “tất cả những kẻ tin vào dân chủ”.
Về chuyện có đồng phạm hay không, nhà chức trách Na Uy tuyên bố đã điều tra các manh mối mà chưa tìm thấy bằng chứng có đồng phạm mặc dù nghi phạm nói từng sang Anh 2 lần và từng gặp Richard, một nhân vật cực hữu mà Breivik gọi là thầy.
Lệnh kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu biên giới đã được hủy bỏ ngày 25-7. Na Uy cũng không còn yêu cầu một số nước điều tra các đường dây liên quan đến nghi phạm. Oslo cũng không nâng mức báo động khủng bố.
Xem xét tăng mức án
Tòa án Na Uy chiều 26-7 đã tiến hành phiên thẩm vấn đầu tiên đối với Breivik. Theo hãng tin NTB của Na Uy, chiếc Mercedes bọc thép chở nghi phạm mặc dù đi cửa sau đã bị người dân phát hiện, bao vây, chửi mắng Breivik là “đồ phản quốc”, “đồ sát nhân hèn hạ”.
Trước đó, nghi phạm yêu cầu được xét hỏi trước đám đông có trực tiếp truyền hình và được mặc quân phục. Hai yêu cầu này đã bị bác bỏ và phiên thẩm vấn được tiến hành kín trong vòng 40 phút.
Thẩm phán Kim Heger, chủ tọa phiên thẩm vấn, đã quyết định tạm giam nghi phạm 8 tuần, trong đó có 4 tuần biệt giam canh chừng nghi phạm tự tử. Bà Carol Sandbye, người phát ngôn cảnh sát Oslo, cho biết cơ quan công tố đang xem xét việc truy tố Breivik phạm tội ác chống nhân loại với mức án tối đa 30 năm (so với 21 năm của tội danh khủng bố) vì án chung thân ở Na Uy đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, tòa án có thể tăng thêm mỗi lần 5 năm đối với trường hợp đặc biệt của Breivik cho đến khi nào Breivik chết. Theo luật sư Lippestad, đó cũng là mong muốn của Breivik.
Kỳ tới: Tuyên ngôn độc lập châu Âu
Vừa bắn vừa nghe iPod
Bà Christiansen đã nói như trên sau khi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nghi phạm 32 tuổi có liên hệ với Tổ chức English Defence League (EDL), một tổ chức cực hữu cực đoan Anh, như hắn đã trình bày trong một tuyên ngôn phát tán trên mạng cách đây mấy tháng. EDL là đồng minh của NDL, một tổ chức cực hữu Na Uy.
Breivik (bên trái) sau phiên thẩm vấn. Ảnh: AFP
Tại Anh, Stephen Lennon, thủ lĩnh EDL, cũng mô tả kẻ đứng đằng sau vụ tấn công kép ở Na Uy tuần rồi là “một con quỷ đáng ghê tởm”. Ông lên án hành động của Breivik là “tởm lợm”. Trước đó một ngày, Geir Lippestad, luật sư đại diện cho Anders Behring Breivik, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Oslo, thủ đô Na Uy, tiết lộ nhiều chi tiết ly kỳ. Ông cho biết không hiểu tại sao Breivik lại chọn ông vốn là một luật gia của Đảng Lao động mà Breivik không thiện cảm. Có lẽ do cách đây 15 năm, Breivik và Lippestad làm việc trong cùng một tòa cao ốc văn phòng.
Lippestad cho biết thân chủ của ông là một người “rất lạnh lùng” giống như “người cõi trên” và tin rằng mình là một chiến binh sẵn sàng chết cho một cuộc chiến cứu rỗi những giá trị của châu Âu. “Breivik nói với tôi rằng việc anh ta làm là cần thiết để phát động một cuộc chiến kéo dài 60 năm và anh ta sẽ được tôn vinh là người cứu rỗi Tây Âu trong những thập niên tới” – Lippestad kể lại sau khi gặp nghi phạm số 1 của vụ án 3 lần để cố gắng tìm hiểu thân chủ.
Theo luật sư Lippestad, trước khi dùng xe cài bom tấn công cơ quan công quyền ở trung tâm thủ đô Oslo và dùng 2 khẩu súng bắn loạn xạ vào một trại hè thanh niên trên đảo Utoya hôm 22-7 giết tổng cộng 76 người (theo tin chính thức của cảnh sát Oslo, khác với thông tin ban đầu nói có 93 người chết), Breivik đã uống một hỗn hợp thuốc tự chế có tên gọi là ECA bao gồm ephedrine (các vận động viên thỉnh thoảng dùng thuốc này để nâng cao thành tích), caffeine và aspirin để được “mạnh mẽ, hiệu quả và tỉnh táo”.
Đặc biệt, trong khi hành động, Breivik mặc cảnh phục vừa thưởng thức máy nghe nhạc iPod vừa nhắm đám đông siết cò bất kể người lớn hay trẻ con. Lippestad cho biết thêm ông không thể mô tả sát thủ bởi vì “anh ta không giống ai”. Tuy Breivik thừa nhận là thủ phạm gây ra vụ thảm sát kinh hoàng, anh ta không mảy may hối hận và tuyên bố chẳng có tội gì bởi “trong chiến tranh, không thể kết tội giết người cho người lính”.
Lời khai không nhất quán
Breivik tự cho là một chiến binh đang chiến đấu trong một cuộc thập tự chinh để giúp Na Uy và Tây Âu thoát khỏi cuộc xâm lăng của đạo Hồi. Anh ta cũng cho rằng 2 vụ tấn công vào Cơ sở chính quyền của Đảng Lao động cầm quyền ở Oslo và tổ chức thanh niên của chính phủ là “tàn nhẫn” nhưng “cần thiết”. Breivik tỏ ra căm ghét “tất cả những kẻ tin vào dân chủ”.
“Toàn bộ câu chuyện cho thấy anh ta có thể mắc bệnh tâm thần”. Tuy nhiên, ông Lippestad không cho biết trong chiến lược bào chữa cho Breivik, ông có đặt vấn đề tâm thần hay không. Báo chí Na Uy cho biết các chuyên gia tâm thần sẽ làm các xét nghiệm y khoa để xác định sức khỏe tâm thần của Breivik.
Những bộ trang phục Breivik “tự sướng” trên mạng Facebook và YouTube. Ảnh: GETTY IMAGES
Luật sư Lippestad cho biết thân chủ ông hợp tác với cơ quan điều tra “nói tất cả những gì mình làm” nhưng có một vấn đề nghi phạm tỏ ra không nhất quán. Ban đầu Breivik khai có liên kết với 2 tổ chức cực hữu trong nước và nhiều tổ chức khác ở nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó Breivik khẳng định chỉ hành động một mình và cảnh báo sẽ có nhiều vụ tấn công khác do bắt chước.Về chuyện có đồng phạm hay không, nhà chức trách Na Uy tuyên bố đã điều tra các manh mối mà chưa tìm thấy bằng chứng có đồng phạm mặc dù nghi phạm nói từng sang Anh 2 lần và từng gặp Richard, một nhân vật cực hữu mà Breivik gọi là thầy.
Lệnh kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu biên giới đã được hủy bỏ ngày 25-7. Na Uy cũng không còn yêu cầu một số nước điều tra các đường dây liên quan đến nghi phạm. Oslo cũng không nâng mức báo động khủng bố.
Xem xét tăng mức án
Tòa án Na Uy chiều 26-7 đã tiến hành phiên thẩm vấn đầu tiên đối với Breivik. Theo hãng tin NTB của Na Uy, chiếc Mercedes bọc thép chở nghi phạm mặc dù đi cửa sau đã bị người dân phát hiện, bao vây, chửi mắng Breivik là “đồ phản quốc”, “đồ sát nhân hèn hạ”.
Trước đó, nghi phạm yêu cầu được xét hỏi trước đám đông có trực tiếp truyền hình và được mặc quân phục. Hai yêu cầu này đã bị bác bỏ và phiên thẩm vấn được tiến hành kín trong vòng 40 phút.
Thẩm phán Kim Heger, chủ tọa phiên thẩm vấn, đã quyết định tạm giam nghi phạm 8 tuần, trong đó có 4 tuần biệt giam canh chừng nghi phạm tự tử. Bà Carol Sandbye, người phát ngôn cảnh sát Oslo, cho biết cơ quan công tố đang xem xét việc truy tố Breivik phạm tội ác chống nhân loại với mức án tối đa 30 năm (so với 21 năm của tội danh khủng bố) vì án chung thân ở Na Uy đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, tòa án có thể tăng thêm mỗi lần 5 năm đối với trường hợp đặc biệt của Breivik cho đến khi nào Breivik chết. Theo luật sư Lippestad, đó cũng là mong muốn của Breivik.
Kỳ tới: Tuyên ngôn độc lập châu Âu
THẢO HƯƠNG
NLĐ online
0 nhận xét