Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hôm qua (10/4) đã thực hiện hải trình thử nghiệm đầu tiên. Các nước trên thế giới đã có những phản ứng khác nhau về sự kiện này.
Chiếc tàu sân bay Varyag được nâng cấp từ một chiến hạm của Liên Xô cũ hôm qua đã rời cảng Dalian, phía đông bắc Trung Quốc khi trời vẫn còn mờ sương. Theo nguồn tin từ Tân Hoa xã, chiếc tàu 300m chưa được hoàn thiện này đã hú 3 hồi còi khi bắt đầu hải trình thử nghiệm ở ngoài khơi tỉnh Liaoning. Chuyến ra biển thử nghiệm đầu tiên của tàu Varyag sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng 6h chiều Chủ nhật (14/8).
Sau hải trình đầu tiên, tàu sân bay Varyag sẽ tiếp tục được nâng cấp và thử nghiệm.
Việc Trung Quốc cho thử nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên sau khi tuyên bố đang bắt tay đóng mới 3 chiếc tàu loại này đã đánh dấu một bước tiến lớn của Trung Quốc trong kế hoạch xây dựng lực lượng tàu sân bay nhằm thể hiện sức mạnh ở khu vực Châu Á.
Một số nước đã tỏ ra quan ngại trước tham vọng hải quân của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nước khác lại đánh giá, sự kiện tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ra biển chỉ mang tính biểu tượng.
Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney nhận định, Trung Quốc sẽ cần phải có ít nhất 3 tàu sân bay nếu nước này có ý định “nghiêm túc” trong việc thiết lập một hạm đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu.
Theo ông Townshend, để làm được điều đó, Trung Quốc sẽ phải đóng một loạt tàu và máy bay hỗ trợ và công việc này phải mất đến 10 năm.
Cựu Tư lệnh Hải quân Philippine – ông Ferdinand Golez cho rằng, nước ông không nên lo lắng về việc Trung Quốc có tàu sân bay. Ông Golez nói: “Philippine không cần phải lo ngại về diễn biến này. Tàu sân bay là một công cụ tấn công nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc có ý định sử dụng nó để dọa dẫm những nước láng giềng”.
Về phần Mỹ, trước khi tàu sân bay Trung Quốc thực hiện chuyến đi biển thử nghiệm đầu tiên, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cũng đã bác bỏ việc Trung Quốc đã có bước nhảy lớn trong chương trình phát triển tàu sân bay của nước này. Phát ngôn viên Mỹ cho rằng, đó chỉ là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.
Trung Quốc nói gì về tàu sân bay đầu tiên
Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa xã hôm qua đã có bài viết có nhan đề: Các nước không cần phải lo ngại về tàu sân bay của Trung Quốc.
Bài báo thừa nhận, tàu sân bay là một biểu tượng quan trọng của một lực lượng hải quân hùng mạnh. Tàu sân bay là một chiến trường di động có thể được sử dụng để tấn công hay phòng vệ. Tuy nhiên, theo Trung Quốc, việc sử dụng tàu sân bay vào mục đích gì cơ bản phụ thuộc vào chiến lược và chính sách quân sự của một nước.
Vì thế, Trung Quốc khẳng định, mọi người có lý do để tin rằng sự xuất hiện của chiếc tàu sân bay Varyag sẽ không làm thay đổi kế hoạch triển khai chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng như chính sách quốc phòng của nước này. Các nước không nên xem tàu sân bay của Trung Quốc là một mối đe dọa, bài báo trên Tân Hoa xã đã viết như vậy.
Lý giải về việc tại sao Trung Quốc cần có tàu sân bay, giới quan chức và chuyên gia của nước này cho rằng, họ cần có tàu sân bay để xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh thích hợp với vị thế đang lên của Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, đó là bước đi cần thiết và một lựa chọn không thể khác để nước này bảo vệ lợi ích quốc gia. Chưa hết, Trung Quốc cũng ám chỉ họ cần có tàu sân bay bởi các cường quốc và nhiều nước láng giềng của họ đều có loại tàu được mệnh danh là bá chủ của đại dương này. Ở Châu Á, Thái Lan và Ấn Độ đều đã sở hữu tàu sân bay.
Qua bài báo của Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã tái khẳng định nước này không bao giờ tìm kiếm vị trí bá chủ thế giới. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp cho hòa bình thế giới và tiếp tục là một lực lượng hòa bình. “Thậm chí nếu Trung Quốc phát triển được một tàu sân bay với khả năng chiến đấu toàn diện trong tương lai, Trung Quốc sẽ không gây đe dọa cho bất ký nước nào khác. Thay vào đó, một Trung Quốc với sức mạnh quân sự ngày càng cao sẽ đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ gánh vác thêm nhiều trách nhiệm vì hòa bình thế giới”, bài báo trên Tân Hoa Xã đã nhấn mạnh như vậy.
Trung Quốc đã mua tàu sân bay cũ từ Ukraine cách đây hơn một thập kỷ và đã tiến hành nâng cấp, đại tu con tàu mang tên Varyag này.
Chiếc tàu sân bay Varyag được nâng cấp từ một chiến hạm của Liên Xô cũ hôm qua đã rời cảng Dalian, phía đông bắc Trung Quốc khi trời vẫn còn mờ sương. Theo nguồn tin từ Tân Hoa xã, chiếc tàu 300m chưa được hoàn thiện này đã hú 3 hồi còi khi bắt đầu hải trình thử nghiệm ở ngoài khơi tỉnh Liaoning. Chuyến ra biển thử nghiệm đầu tiên của tàu Varyag sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng 6h chiều Chủ nhật (14/8).
Sau hải trình đầu tiên, tàu sân bay Varyag sẽ tiếp tục được nâng cấp và thử nghiệm.
Việc Trung Quốc cho thử nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên sau khi tuyên bố đang bắt tay đóng mới 3 chiếc tàu loại này đã đánh dấu một bước tiến lớn của Trung Quốc trong kế hoạch xây dựng lực lượng tàu sân bay nhằm thể hiện sức mạnh ở khu vực Châu Á.
Một số nước đã tỏ ra quan ngại trước tham vọng hải quân của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nước khác lại đánh giá, sự kiện tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ra biển chỉ mang tính biểu tượng.
Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney nhận định, Trung Quốc sẽ cần phải có ít nhất 3 tàu sân bay nếu nước này có ý định “nghiêm túc” trong việc thiết lập một hạm đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu.
Theo ông Townshend, để làm được điều đó, Trung Quốc sẽ phải đóng một loạt tàu và máy bay hỗ trợ và công việc này phải mất đến 10 năm.
Cựu Tư lệnh Hải quân Philippine – ông Ferdinand Golez cho rằng, nước ông không nên lo lắng về việc Trung Quốc có tàu sân bay. Ông Golez nói: “Philippine không cần phải lo ngại về diễn biến này. Tàu sân bay là một công cụ tấn công nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc có ý định sử dụng nó để dọa dẫm những nước láng giềng”.
Về phần Mỹ, trước khi tàu sân bay Trung Quốc thực hiện chuyến đi biển thử nghiệm đầu tiên, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cũng đã bác bỏ việc Trung Quốc đã có bước nhảy lớn trong chương trình phát triển tàu sân bay của nước này. Phát ngôn viên Mỹ cho rằng, đó chỉ là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.
Trung Quốc nói gì về tàu sân bay đầu tiên
Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa xã hôm qua đã có bài viết có nhan đề: Các nước không cần phải lo ngại về tàu sân bay của Trung Quốc.
Bài báo thừa nhận, tàu sân bay là một biểu tượng quan trọng của một lực lượng hải quân hùng mạnh. Tàu sân bay là một chiến trường di động có thể được sử dụng để tấn công hay phòng vệ. Tuy nhiên, theo Trung Quốc, việc sử dụng tàu sân bay vào mục đích gì cơ bản phụ thuộc vào chiến lược và chính sách quân sự của một nước.
Vì thế, Trung Quốc khẳng định, mọi người có lý do để tin rằng sự xuất hiện của chiếc tàu sân bay Varyag sẽ không làm thay đổi kế hoạch triển khai chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng như chính sách quốc phòng của nước này. Các nước không nên xem tàu sân bay của Trung Quốc là một mối đe dọa, bài báo trên Tân Hoa xã đã viết như vậy.
Lý giải về việc tại sao Trung Quốc cần có tàu sân bay, giới quan chức và chuyên gia của nước này cho rằng, họ cần có tàu sân bay để xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh thích hợp với vị thế đang lên của Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, đó là bước đi cần thiết và một lựa chọn không thể khác để nước này bảo vệ lợi ích quốc gia. Chưa hết, Trung Quốc cũng ám chỉ họ cần có tàu sân bay bởi các cường quốc và nhiều nước láng giềng của họ đều có loại tàu được mệnh danh là bá chủ của đại dương này. Ở Châu Á, Thái Lan và Ấn Độ đều đã sở hữu tàu sân bay.
Qua bài báo của Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã tái khẳng định nước này không bao giờ tìm kiếm vị trí bá chủ thế giới. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp cho hòa bình thế giới và tiếp tục là một lực lượng hòa bình. “Thậm chí nếu Trung Quốc phát triển được một tàu sân bay với khả năng chiến đấu toàn diện trong tương lai, Trung Quốc sẽ không gây đe dọa cho bất ký nước nào khác. Thay vào đó, một Trung Quốc với sức mạnh quân sự ngày càng cao sẽ đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ gánh vác thêm nhiều trách nhiệm vì hòa bình thế giới”, bài báo trên Tân Hoa Xã đã nhấn mạnh như vậy.
Trung Quốc đã mua tàu sân bay cũ từ Ukraine cách đây hơn một thập kỷ và đã tiến hành nâng cấp, đại tu con tàu mang tên Varyag này.
Theo VnMedia
0 nhận xét