Chê cử nhân dân lập: Chúng tôi lên tiếng!

Dù với bất cứ lý do nào, việc tỉnh Nam Định chê cử nhân dân lập đang bị dư luận phản ứng gay gắt. Vậy những người dạy và học ở các trường ĐH ngoài công lập nói gì?
>>Chê cử nhân dân lập: Sai cả tình và lý

Quá đáng quá! PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, đã thốt lên như vậy, khi đề cập cách  tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) của tỉnh Nam Định.
Không công bằng
TS Kiều Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (trường có 2 sinh viên tốt nghiệp bị Nam Định từ chối dự tuyển), cho rằng tuyển dụng CBCC theo cách của Nam Định hay Đà Nẵng (từ chối hệ tại chức) là chỉ nhìn vào hình thức để đánh giá hơn là đi vào đánh giá năng lực thật sự của người tham gia tuyển dụng.
Trong thực tế, trường công lập hay trường ngoài công lập có nơi tốt, có nơi chưa tốt. Sinh viên tốt nghiệp ở trường ngoài công lập cũng có em giỏi, em khá và em chưa giỏi như trường công lập. Do vậy, không thể nhìn vào việc sinh viên đó tốt nghiệp trường công lập hay trường ngoài công lập để đánh giá. Việc tuyển CBCC theo cách của tỉnh Nam Định không là công bằng với sinh viên trường ngoài công lập.
Sinh viên Trường ĐH Văn  Hiến trong giờ thực hành tin học. Ảnh: TẤN THẠNH
TS Trần Hành, Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), đặt câu hỏi: “Những sinh viên tự túc du học nước ngoài và học ở trường ngoài công lập trở về, Nam Định có tuyển dụng?”. Theo TS Trần Hành, chủ trương không tuyển CBCC đối với những người tốt nghiệp ở trường ngoài công lập đã làm phương hại đến nền giáo dục.
Vô tình loại người giỏi

Chúng tôi biết sẽ vấp phải phản ứng của dư luận nhưng không phải tự dưng mà tỉnh Nam Định ra quyết định này. Qua quá trình đánh giá sơ bộ về việc tuyển dụng sinh viên, phải nói thẳng là sinh viên hệ dân lập có đầu vào rất thấp, không thể so với sinh viên các trường công lập.
(Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định
Không chỉ lãnh đạo các trường ngoài công lập, những sinh viên đã tốt nghiệp các trường ĐH ngoài công lập cũng tỏ ra bức xúc. trước quyết định của tỉnh Nam Định, Phạm Trường Sinh, sinh viên năm 4 Khoa Cơ điện Điện tử Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, cho rằng trên thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH ngoài công lập rất thành công khi ra trường. Anh Huỳnh Lê Nguyên, Phó Giám đốc kinh doanh của Công ty Toyota Đông Sài Gòn, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ, đi làm năm 2002, chỉ sau 6 năm, anh đã đủ sức đảm nhận vị trí phó giám đốc kinh doanh. Tương tự, học cùng khoa, cùng trường với anh Nguyên, tốt nghiệp năm 2003, chị Hoàng Thị Ngọc Quỳnh làm việc ở Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM. Đến năm 2008, chị thành lập công ty riêng và nay là giám đốc Công ty CP Đào tạo dịch vụ và tư vấn Đỉnh Cao, hoạt động chuyên về tư vấn thuế và dịch vụ kế toán. Công ty của chị Quỳnh có hơn 100 doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên.
Những sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập đang thành công như anh Nguyên, chị Quỳnh không phải là hiếm.
Người nhận học bổng danh giá của EU
Đang là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, Dương Thanh Long quyết định chuyển sang học tại một trường tư thục mới mở là ĐH FPT. “Thực tế, ĐH Bách khoa cũng không hẳn là tốt như mình nghĩ, có nhiều môn mình học nhưng không biết để làm gì, trong khi ngoại ngữ lại không được coi trọng. Điều này khiến mình cảm thấy bị phí thời gian”- Long cho biết. Tốt nghiệp năm 2011, Long là sinh viên duy nhất của Việt Nam được nhận học bổng Eramus Mundus chuyên ngành công nghệ xử lý ngôn ngữ dạng ứng tuyển tự do. Đây là học bổng danh giá của EU, trị giá 48.000 euro (gần 1,5 tỉ đồng), mỗi năm trao không quá 15-20 suất trên toàn thế giới.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 19-10, trước khi lên đường theo học chương trình thạc sĩ tại Cộng hòa Czech và Úc, Dương Thanh Long thẳng thắn: Trong một tập hợp bao giờ cũng có người này người kia. Vì vậy, không thể nói công lập là giỏi; dân lập, tư thục là kém. Tư duy này sẽ dần được thay đổi trong thời gian tới..
Kỳ tới: Khi ĐH mọc như nấm
>>Chê cử nhân dân lập: Sai cả tình và lý
Huy Lân – Lan Anh 
Theo NLĐ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia