Tám tháng đầu năm 2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư ra ngoài ngành hơn 2.100 tỉ đồng, chiếm 2,8% vốn điều lệ và đang phải gánh nhiều khoản lỗ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện. Tính riêng từ tháng 6 đến nay, EVN đã ít nhất 2 lần có văn bản đề nghị tăng giá, chưa kể những lần “nói miệng” tại các cuộc họp với Bộ Công Thương.
Tăng từ 10%-13%
Sở dĩ EVN chưa tự quyết định tăng giá vì mới đây trong văn bản trả lời Bộ Công Thương liên quan đến công tác điều hành chung (trong đó có giá điện), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tuyên bố từ nay đến cuối năm, không tăng giá điện liên tiếp theo quý để kiềm chế lạm phát.
EVN cho biết theo tính toán của kiểm toán về giá thành ngành điện, giá điện năm 2011 phải ở mức 1.350 đồng/KWh thì ngành điện mới hòa vốn. Trong khi giá điện bình quân năm 2010 của EVN chỉ ở mức 1.068 đồng/KWh, lỗ gần 300 đồng/KWh. Từ ngày 1-3-2011, giá điện tăng thêm 15,28%, đạt 1.242 đồng/KWh (đã có thuế giá trị gia tăng) nhưng vẫn chưa bằng giá thành.
“Quả đắng” đầu tư đa ngành
Sự thua lỗ của EVN trong lĩnh vực đầu tư điện được đổ lỗi do cơ chế điều hành giá. Theo đó, các khoản lỗ được công khai của EVN đến nay đã lên tới vài chục ngàn tỉ đồng, gồm 11.000 tỉ đồng do mua điện giá cao từ một số nhà máy điện độc lập, chênh lệch tỉ giá khoảng 17.000 tỉ đồng, vốn đầu tư tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn khoảng 8.000 tỉ đồng… EVN hiện đang là con nợ của các tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn như Than – Khoáng sản Việt Nam và Dầu khí Việt Nam (khoảng 10.000 tỉ đồng) nhưng chưa sắp xếp được nguồn trả, phải trông chờ vào nguồn thu tăng giá điện.
Tình trạng thua lỗ, nợ nần của EVN còn trầm trọng hơn do phải gánh thêm các khoản lỗ khi đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực. Năm 2007, EVN đã đề nghị tăng giá điện để lấy vốn đầu tư nhưng vẫn rót vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, viễn thông... Theo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, trong 8 tháng đầu năm, EVN đầu tư ra ngoài ngành hơn 2.100 tỉ đồng, chiếm 2,8% vốn điều lệ.
Công ty con của EVN là Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) hiện đã rơi vào hoàn cảnh gần như không có khả năng cân đối toàn bộ chi phí vận hành; chi phí đầu tư mạng lưới; vốn và lãi vay cho các dự án đầu tư. Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành do EVN góp vốn cũng làm ăn thua lỗ với nghi án chủ tịch HĐQT “ẵm” hàng trăm tỉ đồng của các cổ đông bỏ trốn. Các thương vụ góp vốn vào một số công ty bất động sản của EVN cũng không mấy sáng sủa.
Thất thoát điện lớn
Một trong những “kênh” góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong ngành điện là giảm tổn thất điện năng cũng chưa được tận dụng tối đa.
Năm 2010, tỉ lệ tổn thất điện năng của toàn ngành điện ở mức khoảng 10,25%, trong khi chỉ tiêu Bộ Công Thương phê duyệt là 10%. Đây là tổn thất không chỉ cho EVN mà cho cả nền kinh tế vì nếu giảm được tổn thất điện năng thì có thể bù đắp một phần đáng kể vào lượng điện thiếu hụt hằng năm, giảm được sản lượng điện phát cũng như thời gian cắt điện.
Gần đây, Chính phủ giao chỉ tiêu ngành điện giảm tỉ lệ tổn thất điện năng mỗi năm từ 1%-1,5% nhưng trong thực tế chỉ giảm được trung bình khoảng 0,6%/năm.
Tăng từ 10%-13%
Theo đề xuất mới nhất của EVN, giá bán lẻ điện trung bình tăng từ 10%-13%, tùy từng phương án. Tính theo phương án tăng giá cao nhất, giá bán lẻ điện sẽ lên mức 1.403 đồng/KWh thay vì 1.242 đồng/KWh như hiện nay và thời gian áp dụng là tháng 11-2011. Nếu đề xuất này được chấp thuận, EVN sẽ có thêm nguồn thu khoảng hơn 2.000 tỉ đồng trong 2 tháng cuối năm.
Nếu được chấp thuận, tháng 11-2011 giá điện sẽ tăng. Trong ảnh: Người dân đang trả tiền điện với mức trung bình1.242 đồng/KWh. Ảnh: HỒNG THÚY
Trong thực tế, giá điện đã nhấp nhổm tăng từ ngày 1-6 vì đây là thời điểm Quyết định 24 của Chính phủ và thông tư của Bộ Công Thương hướng dẫn cơ chế điều chỉnh giá điện có đủ cơ sở thi hành. Theo cơ chế mới này, nếu 3 yếu tố đầu vào cơ bản là giá nhiên liệu, tỉ giá, cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi trong 3 tháng liên tiếp ở mức dưới 5% thì EVN báo cáo Bộ Công Thương và được quyền tự động điều chỉnh giá điện. Sở dĩ EVN chưa tự quyết định tăng giá vì mới đây trong văn bản trả lời Bộ Công Thương liên quan đến công tác điều hành chung (trong đó có giá điện), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tuyên bố từ nay đến cuối năm, không tăng giá điện liên tiếp theo quý để kiềm chế lạm phát.
EVN cho biết theo tính toán của kiểm toán về giá thành ngành điện, giá điện năm 2011 phải ở mức 1.350 đồng/KWh thì ngành điện mới hòa vốn. Trong khi giá điện bình quân năm 2010 của EVN chỉ ở mức 1.068 đồng/KWh, lỗ gần 300 đồng/KWh. Từ ngày 1-3-2011, giá điện tăng thêm 15,28%, đạt 1.242 đồng/KWh (đã có thuế giá trị gia tăng) nhưng vẫn chưa bằng giá thành.
“Quả đắng” đầu tư đa ngành
Sự thua lỗ của EVN trong lĩnh vực đầu tư điện được đổ lỗi do cơ chế điều hành giá. Theo đó, các khoản lỗ được công khai của EVN đến nay đã lên tới vài chục ngàn tỉ đồng, gồm 11.000 tỉ đồng do mua điện giá cao từ một số nhà máy điện độc lập, chênh lệch tỉ giá khoảng 17.000 tỉ đồng, vốn đầu tư tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn khoảng 8.000 tỉ đồng… EVN hiện đang là con nợ của các tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn như Than – Khoáng sản Việt Nam và Dầu khí Việt Nam (khoảng 10.000 tỉ đồng) nhưng chưa sắp xếp được nguồn trả, phải trông chờ vào nguồn thu tăng giá điện.
Tình trạng thua lỗ, nợ nần của EVN còn trầm trọng hơn do phải gánh thêm các khoản lỗ khi đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực. Năm 2007, EVN đã đề nghị tăng giá điện để lấy vốn đầu tư nhưng vẫn rót vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, viễn thông... Theo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, trong 8 tháng đầu năm, EVN đầu tư ra ngoài ngành hơn 2.100 tỉ đồng, chiếm 2,8% vốn điều lệ.
Công ty con của EVN là Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) hiện đã rơi vào hoàn cảnh gần như không có khả năng cân đối toàn bộ chi phí vận hành; chi phí đầu tư mạng lưới; vốn và lãi vay cho các dự án đầu tư. Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành do EVN góp vốn cũng làm ăn thua lỗ với nghi án chủ tịch HĐQT “ẵm” hàng trăm tỉ đồng của các cổ đông bỏ trốn. Các thương vụ góp vốn vào một số công ty bất động sản của EVN cũng không mấy sáng sủa.
Thất thoát điện lớn
Một trong những “kênh” góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong ngành điện là giảm tổn thất điện năng cũng chưa được tận dụng tối đa.
Năm 2010, tỉ lệ tổn thất điện năng của toàn ngành điện ở mức khoảng 10,25%, trong khi chỉ tiêu Bộ Công Thương phê duyệt là 10%. Đây là tổn thất không chỉ cho EVN mà cho cả nền kinh tế vì nếu giảm được tổn thất điện năng thì có thể bù đắp một phần đáng kể vào lượng điện thiếu hụt hằng năm, giảm được sản lượng điện phát cũng như thời gian cắt điện.
Gần đây, Chính phủ giao chỉ tiêu ngành điện giảm tỉ lệ tổn thất điện năng mỗi năm từ 1%-1,5% nhưng trong thực tế chỉ giảm được trung bình khoảng 0,6%/năm.
Giá điện chỉ tăng, không giảm Ngày 1-1-2007, giá bán lẻ điện bình quân là 842 đồng/KWh.Ngày 1-7-2008, giá bán lẻ điện tăng lên 890 đồng/KWh. Ngày 1-3-2009, giá bán lẻ điện tăng lên 948 đồng/KWh. Ngày 1-3-2010, giá bán lẻ điện tăng lên 1.058 đồng/KWh. Ngày 1-3-2011, giá bán lẻ điện tăng lên 1.220 đồng/KWh. |
TÔ HÀ
Theo NLĐ
0 nhận xét