Sự kiện & bình luận: Pháp 'yếu mà còn ra gió'

Tổng thống Pháp luôn đặt nhiều kỳ vọng vào châu Âu khi chủ trương tăng cường tình đoàn kết nhằm cứu khu vực đồng Euro. Để thực hiện được mục đích này, ông Sarkozy cần sự ủng hộ của Thủ tướng Angela Merkel song nhiều người lo ngại chẳng bao lâu nữa Đức sẽ tách khỏi liên minh.
>>Chính trường Pháp: Cánh tả giành quyền kiểm soát tuyệt đối tại Thượng viện
Nguy cơ vỡ nợ treo trên đầu Pháp

Cứ mỗi thứ 3 hàng tuần, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy lại mời các lãnh hàng đầu trong Chính phủ đến điện Flysee dùng bữa sáng. Và trong bữa sáng gần đây nhất, không khó để hiểu tại sao Tổng thống Pháp lại đề cập đến khủng hoảng đồng Euro và các khó khăn trong việc đàm phán với Đức để thông qua gói viện trợ cho Hy Lạp. Tuy nhiên, điều gây bất ngờ đó là ngay sau đó, ông Sarkozy tuyên bố: “Tôi đã đi đêm với Đức”.
Hôm 20/9, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hy Lạp Georgios Papandreou có một cuộc trao đổi ngắn qua điện thoại để bàn về một gói cứu trợ dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, sau cuộc đàm thoại, không có bất cứ quyết định nào được đưa ra. Sarkozy và Merkel chỉ đưa ra tuyên bố chắc nịch rằng: “Tương lai của Hy Lạp gắn liền với tương lai của khu vực đồng tiền chung”.

Tổng thống  Pháp (phải) và Thủ tướng Đức cùng tuyên bố tương lai của Hy Lạp gắn liền với tương lai của khu vực đồng tiền chung. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Nghị sỹ Jean Leonetti, một Bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề của châu Âu trong Chính quyền của Tổng thống Sarkozy khẳng định rằng, khả năng vỡ nợ của Hy Lạp đang cận kề. Và nếu không nhận được gói cứu trợ trị giá 8 tỷ Euro tương đương 11 tỷ USD thì nước này sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực đồng Euro mãi mãi. Đó chính là cơ sở khiến Tổng thống Pháp quan ngại từ sự sụp đổ của Hy Lạp hiệu ứng domino có thể lây lan sang các quốc gia châu Âu khác bao gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy. Thậm chí, ông Sakozy còn lo sợ về một tương lai đáng sợ hơn khi đến một thời điểm nhất định, danh sách các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ sẽ mở rộng hơn và Pháp, một trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ không nằm ngoài danh sách đó.
Nguyên nhân là vì các tổ chức tài chính của Pháp gần đây đang bị giảm tín nhiệm trầm trọng bởi ôm quá nhiều trái phiếu của các quốc gia EU đang bị mắc kẹt trong các khoản nợ kếch xù. Không chỉ có trái phiếu của Hy Lạp mà còn có của Italia và Tây Ban Nha.
Chẳng hạn, do sự liên đới rất lớn với nền kinh tế Hy Lạp, hai ngân hàng lớn của Pháp là Credit Agricole và Societe Generale hôm 14/9 vừa bị hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn khi lần lượt rớt xuống mức Aa2 và Aa3.
Các Giám đốc ngân hàng ở Paris bắt đầu lo sợ và cơn sốt nhanh chóng lây lan sang giới chính trị gia.
Tổng thống Pháp kêu ca: “Tôi không chắc liệu là người Pháp có thể hiểu thấu đáo những gì đang xảy ra hay không”. Và Thủ tướng Pháp François Fillon thì hoang mang: “Tôi đang cố gắng để tin rằng chúng tôi không đang đứng trước vực thẳm”.
Ngoài ra, Jean Peyrelevade, cựu giám đốc của Credit Lyonnais, một ngân hàng Pháp đã bị mua lại và đổi tên bởi tập đoàn Crédit Agricole đưa ra cảnh báo rằng “Pháp đang ở trong một tình trạng nguy kịch” và cho biết nước này đã suy giảm kinh tế liên tục trong 10 năm qua. Thế nhưng, “với sự kiêu ngạo và liều lĩnh, Pháp vẫn tiếp tục sống trong một bong bóng kinh tế và tự thuyết phục chính mình rằng bong bóng sẽ không bao giờ vỡ”, Peyrelevade nhấn mạnh,
Một chính trị gia uy tín khác thuộc đảng Dân chủ Xã hội François Bayrou, người giành được gần 20% phiếu bầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2007, thậm chí còn tuyên bố "tình trạng khẩn cấp" đối với nước này vào năm 2012.
“Với tỷ lệ thất nghiệp gần 10%, nợ quốc gia hơn 80% GDP của đất nước, thâm hụt thương mại nước ngoài là 56,3 tỷ Euro, Pháp đang chảy máu đến chết”, ông Bayrou cảnh báo.

Do đó, bắt chước cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder Bayrou đang kêu gọi một "Chương trình nghị sự 2020” nhằm giúp đất nước trụ vững bằng chính đôi chân của mình và Đức luôn luôn là mô hình thành công đối với Pháp.

Pháp kêu cứu, Đức có đáp lời?

Xuất phát từ nguy cơ vỡ nợ đang treo trên đầu, Tổng thống Pháp vừa đưa ra đề xuất "tập thể hóa" các khoản nợ quốc gia trong khu vực đồng Euro đồng thời ra sức kêu gọi tình đoàn kết châu Âu như là một nhiệm vụ cao cả nhằm để cùng giải quyết vấn đề nợ công của Hy Lạp cũng như các quốc gia trong khu vực đồng Euro đang đối mặt với nguy cơ này.

Song xuất phát từ những khó khăn mà chính nước Pháp đang phải đối mặt, lời kêu gọi của Tổng thống Sarkozy dường như có phần giả tạo. Thực tế, nó xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của nước ông lúc này và nhu cầu đó cũng giải thích cho lời tuyên bố “tôi đã đi đêm với Đức’ của Tổng thống Pháp bởi lúc này, Pháp cần đến sự giúp đỡ của người Đức hơn bao giờ hết. Ngoài ra, ông Sarkozy là người hiểu rõ hơn ai hết đề xuất của ông có trở thành hiện thực được hay không còn phụ thuộc phần nhiều vào quyết định của bà Merkel.

Ngoài ra cũng cần chú ý là, các quốc gia thành viên EU ít vai vế lại không hề hứng thú với một liên minh châu Âu được dẫn dắt bởi một ban lãnh đạo Đức - Pháp.
Thậm chí, lãnh đạo của những quốc gia có tầm ảnh hưởng hơn trong EU do lo sợ về khả năng bị suy giảm quyền lực dẫn đến việc họ cũng chẳng mặn mà gì với đề xuất của ông Sarkozy.

Còn các lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm của EU thì tin rằng việc thêm một cơ quan quyền lực trung ương ở cấp độ toàn châu Âu vào cơ cấu chính trị của EU dưới hình thức là một ban lãnh đạo kinh tế toàn châu Âu được dẫn dắt bởi một “Bộ trưởng tài chính cao cấp” mà ông Sarkozy kỳ vọng có thể giúp giữ sự ổn định cho các quốc gia trong khu vực đồng Euro là điều không cần thiết.
Có vẻ như chẳng ai thực sự muốn tăng cường khả năng hành động chính trị ở một cấp độ châu Âu như những gì mà Tổng thống Pháp kỳ vọng.

Tuy nhiên, ông Sarkozy vẫn mắc kẹt trong suy nghĩ về một sân chơi quyền lực liên Chính phủ khi muốn tin rằng tất cả mọi thứ sẽ ổn thỏa nếu ông và bà Merkel có thể đạt được sự đồng thuận.
Và do đó, ông trấn án các Bộ trưởng của mình bằng một tin tốt lành: “Thủ tướng Angela đang có những động thái đáng kỳ vọng để cứu khu vực đồng Euro”.
Tuy nhiên, không ai chắc chắn liệu Berlin có chấp nhận lời đề nghị của Paris để "tập thể hóa" các khoản nợ quốc gia trong khu vực đồng Euro hay không khi mà nhiều người vẫn luôn hoài nghi về việc Đức có ý định tách khỏi liên minh trong một tương lai gần.

Hơn nữa, trong khi Tổng thống Sarkozy nỗ lực kêu gọi tình đoàn kết châu Âu thì Thủ tướng Merkel lại nghiêng về chính sách thắt lưng buộc bụng nhiều hơn.

Do đó, một câu hỏi chung của số đông người Pháp là liệu bà Merkel sẽ nhường nhịn ông Sarkozy hay ngược lại Tổng thống Pháp sẽ phải chiều theo ý của bà Merkel vẫn sẽ là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.


Lê Dung (theo Spiegel)
Theo Đất Việt

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia