Iran chuẩn bị từ A tới Z cho khủng hoảng chính trị tại Syria

Lo ngại cho sự an nguy của chính quyền Syria cũng như những lợi ích của mình tại quốc gia này, giới lãnh đạo Iran chuẩn bị một kế hoạch hành động hết sức chặt chẽ.
Ra sức bảo vệ chính quyền Assad
Trong bối cảnh thành công vang dội của phe nổi dậy Libya không ngừng tiếp lửa cho lực lượng biểu tình Syria, chính quyền Iran không giấu khỏi sự lo ngại bởi Syria là đồng minh chiến lược của Iran tại khu vực Trung Đông.
Sự sụp đổ của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad đồng nghĩa với việc mọi lợi ích của quốc gia Hồi giáo này tại Syria đều bị đánh đổ. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của chính quyền Iran là bằng mọi cách phải giúp ông Assad tại vị. Theo đó, Tehran không ngừng trợ giúp về mặt tài chính cũng như quân sự cho Damascus.
“Sự ra đi của ông Assad sẽ bỏ lại Iran với nỗi trống trải lớn về đồng minh chiến lược mà không dễ gì tìm được một nước thay thế. Do đó, bất chấp những tình trạng khó khăn trong nước, Tehran dốc lực để sát cánh cùng ông Assad gìn giữ chiếc ghế quyền lực”, nhà báo Shahram Rafizadeh tại Iran nhấn mạnh.
Shahram Rafizadeh tiết lộ, Iran thậm chí đặt lực lượng Vệ binh cách mạng Iran trong tình trạng trực chiến để có thể sang giúp Syria dẹp loạn trong trường hợp khẩn cấp.
Để thể hiện sự “đồng tâm hiệp lực” với chế độ Assad, chính quyền Iran mới đây còn bổ nhiệm ông Mohammad Raouf Sheibani, Thứ trưởng Ngoại giao về vấn đề Trung Đông làm tân Đại sứ Iran tại Damascus.
Theo ông Shahram Rafizadeh, quyết định bổ nhiệm này nhằm giúp Iran tăng cường sự hiện diện của mình tại Syria, đồng thời thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với ông Assad.
“Ông Sheibani có mối quan hệ mật thiết với Vệ binh cách mạng Iran. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo Iran muốn khẳng định sự ủng hộ của mình với chế độ Assad cho đến giờ phút cuối cùng”, chuyên gia Rafizadeh khẳng định.

Ưu tiên hàng đầu của Iran là bảo vệ chế độ của ông Assad (phải).
Thêm vào đó, Ngoại trưởng Iran cuối tháng 8 vừa qua cũng “thay mặt” Syria cảnh báo NATO không nên can thiệp vào Syria; đồng thời khẳng định, thay vì đánh thắng một chế độ, liên minh này sẽ bị sa vào một "bãi lầy" tương tự như ở Iraq hay Afghanistan.
Chưa hết, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani còn sốt sắng chuẩn bị kế hoạch công du Trung Quốc và Triều Tiên nhằm tìm ra giải pháp cho tình hình Syria.
‘Ru ngủ’ người biểu tình
Một mặt ủng hộ chính quyền Assad, mặt khác Iran cũng tỏ vẻ đồng cảm với làn sóng biểu tình vốn đang lớn mạnh từng ngày ở Syria nhằm mở lối thoát cho Tehran trong trường hợp ông Assad thất thủ.
Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi hồi đầu tuần tuyên bố: “Quyền lợi hợp pháp của người dân Syria cần được đảm bảo”. Trước đó, Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad cũng kêu gọi Chính phủ và nhân dân Syria nên cùng nhau hợp tác để tiến tới một giải pháp hòa bình.
Theo nhà phân tích Mohammad Javad Akbarein, Iran thực tế không quan tâm tới quyền lợi của người dân Syria như tuyên bố. Thái độ cảm thông của Tehran với lực lượng biểu tình Damascus đơn giản là vì quá lo lắng cho lợi ích riêng của mình.
Ngoại trưởng Iran tuyên bố lấy lòng những người biểu tình tại Syria.

Chia sẻ quan điểm này, chuyên gia phân tích Meir Javedanfar cho rằng, ưu tiên số 1 của Iran là lợi ích quốc gia. Khi thấy hình ảnh của mình trong dân chúng Syria ngày càng tệ hại, Iran phải cố nâng cao hình ảnh, mở ra cơ hội đối thoại với lực lượng biểu tình Syria một khi chế độ Assad sụp đổ.
Sự phẫn nộ trong lòng dân chúng Syria đối với Iran ngày càng gia tăng khi những người biểu tình liên tiếp đốt cháy quốc kỳ của quốc gia Hồi giáo này và hô vang những khẩu hiệu chống Iran.
“Giới lãnh đạo Iran muốn hạ hỏa trong lòng người biểu tình Iran về sự ủng hộ hết mình cho chính quyền Assad. Họ muốn đảm bảo cho mình một lối thoát mà theo đó, bảo vệ được lợi ích của mình trong trường hợp phe nổi dậy giành thắng lợi”, ông Meir Javedanfar nhận xét.
Phương án C
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng khủng hoảng chính trị tại Syria rơi vào bế tắc, theo đó, chế độ Assad bị lật đổ nhưng phe nổi dậy không tìm được tiếng nói chung trong công cuộc xây dựng chế độ mới, dẫn đến cuộc nội chiến ở Syria. Trên cơ sở đó, Iran chuẩn bị cho mình một kế hoạch thứ 3.
Theo giới quan sát, Iran nhận ra rằng, thắng lợi (nếu có) của lực lượng biểu tình Syria không đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ được ổn định. Khả năng xảy ra cuộc nội chiến là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, hai lực lượng chính tham gia nội chiến rất có thể là cộng đồng thiểu số người Alawites (một "nhánh" của người Shiite) và cộng đồng người Sunni chiếm đa số tại Syria.
Vì vậy, phương án C của Iran nêu rõ, Tehran sẽ không đứng ngoài cuộc mà công khai ủng hộ những người Alawites tại Syria bằng tiền của và vũ khí, qua đó có thể làm suy yếu lợi ích của Israel cũng như Arab Saudi.

Nếu nội chiến xảy ra tại Syria, Iran sẽ ủng hộ những người Alawites nhằm phục vụ lợi ích cho mình. Ảnh minh họa.
Theo nhà phân tích có tiếng về khu vực Trung Đông Vali Nasr, Iran hoàn toàn có lý do để ủng hộ những người Alawites trong cuộc chiến có thể xảy ra này.
Alawites là một nhánh của dòng Hồi giáo Shiite tại Syria trong khi Iran là quốc gia duy nhất mà người Shiite nắm quyền lực. Do đó, Iran không có cớ gì lại quay lưng lại với những người “anh em” của mình.
Tuy nhiên, ông Vali Nasr cho rằng, tôn giáo không phải động cơ chính cho sự hỗ trợ của chính quyền Iran đối với những người Alawites bởi thực tế rõ ràng là, hàng năm có hàng trăm người Shiite bị những phần tử cực đoan người Sunni tại Pakistan giết hại nhưng Iran không mảy may đoái hoài. Chính quyền Iran chưa từng có ý định đối đầu với chính quyền Pakistan để cứu rỗi “người nhà”.
Tuy nhiên, trường hợp với những người Hồi giáo dòng Shiite tại Syria thì hoàn toàn khác. Giới lãnh đạo Iran nhận thấy rằng, liên minh với những người Alawites có thể phục vụ cho lợi ích của mình. Lợi ích đó chính là sự hỗ trợ từ phía Alawites nhằm suy yếu mạng lưới an ninh của Israel và đập tan lợi ích của Arab Saudi.
Quả thực, nội chiến tại Syria sẽ là cơn ác mộng đối với Israel. Một khi nội chiến xảy ra, với sự trợ giúp của cộng đồng người Alawites tại Syria, Iran có thể dễ dàng tấn công Israel.
Bên cạnh đó, ủng hộ Alawites trong cuộc nội chiến cũng giúp Iran làm suy yếu lợi ích của Arab Saudi. Tâm lý đối đầu hiện hữu trong mối quan hệ giữa Iran và Arab Saudi từ nhiều năm nay, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
Hai quốc gia này không ngừng tranh giành quyền lực và ảnh hưởng tại Iraq, Lebanon, Yemen, Bahrain và giờ là Syria. Theo chuyên gia David Ignatius, Arab Saudi lâu nay rót tiền cho những chiến binh dòng Sunni tại Syria. Trong khi đó, Iran ủng hộ những người Alawites.
Trong trường hợp nội chiến xảy ra tại Syria, Iran sẽ tìm mọi cách trợ giúp Alawites để lực lượng này đánh bại cộng đồng người Sunni, theo đó, “chặt đứt” cánh tay của Arab Saudi tại Syria.
Như vậy, dù tình hình tại Syria xảy ra theo bất cứ chiều hướng nào thì Iran đều có những kế hoạch nhằm đảm bảo lợi ích của riêng mình. Tuy nhiên, sự thành công của những kế hoạch đó hiện chưa ai có thể khẳng định.
Trà My (tổng hợp)
Theo Đất Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia