Ai 'chủ mưu' kế hoạch tấn công Libya?

Tổng thống Barack Obama hy vọng sự sụp đổ của Moammar Gaddafi chứng minh “thương hiệu ngoại giao” của Mỹ có thể ứng dụng ở nhiều nơi khác trên thế giới chứ không đơn thuần là ở châu Phi.
Học thuyết "chỉ đạo phía sau"
Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II, Mỹ đứng sau, kích động các bên tranh chấp nhằm hưởng lợi. Một trợ lý cao cấp của Obama thừa nhận, cách làm nêu trên của Mỹ chính là áp dụng chính sách “học thuyết lãnh đạo phía sau”. Xét về hiện tượng mà nói, sự kích động ngầm này cũng giống như là lùi một bước, tiến hai bước.
Trong bài phát biểu dài 28 phút hồi cuối tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama biện minh một cách đầy "triết lý" cho hành động can thiệp quân sự của Mỹ là nhằm ủng hộ các phong trào dân chủ ở Trung Đông, Bắc Phi và các nơi khác trên thế giới.
Khi nói như vậy, ông Obama nhắc lại lời của bậc tiền bối thuộc đảng Cộng hòa, đồng thời đưa ra một quan điểm hạn chế hơn về vai trò của Mỹ trong việc giúp “quét sạch” những kẻ độc tài trên thế giới. ông Obama cũng cho rằng việc thực thi sức mạnh quân sự đơn phương nhằm tiến tới sự tự do có thể cũng vì các lợi ích của cả Mỹ.

Ông Bush nói:
“Tất cả những người đang sống dưới chế độ độc tài chuyên chế và đang tuyệt vọng có thể biết rằng: Mỹ sẽ không phớt lờ trước những áp bức, bóc lột mà bạn phải gánh chịu hay tha thứ cho những kẻ áp bức bạn. Khi bạn đứng dậy để giành lấy tự do cho bản thân, chúng tôi cũng sẽ sát cánh cùng với bạn”.
Ông Obama tuyên bố:
“Từ thuở sơ khai đến giờ, những người làm cách mạng là những người khao khát tự do. Chúng ta chào đón một sự thật rằng lịch sử đang thay đổi ở Trung Đông và ở Bắc Phi và rằng thế hệ trẻ đang dẫn đầu con đường đó. Bất cứ ở đâu người ta khao khát tự do, ở đó nhân dân sẽ nhận thấy Mỹ là bạn”.
Nhưng "tiến bộ" hơn ông Bush, ông Obama nhấn mạnh vào sự cần thiết phải sử dụng sức mạnh này trong bối cảnh của chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế. 
Như vậy, hoặc ông Obama "đạo văn" hoặc cái gọi là "triết lý kiểu Mỹ" về bản chất không hề thay đổi.
Nhưng tất nhiên, như chính ông Obama thừa nhận, tính chi phối của hoàn cảnh thực tế tác động trực diện tới mọi diễn biến, bất chấp xuất phát điểm của nó.

Thực chất "học thuyết chỉ đạo phía sau" tại Libya.
Xét về thực lực, dù Mỹ phải đơn độc đối phó hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan nhưng họ vẫn còn sức lực để “khoa tay múa chân” tại Libya.
Nhưng trước những sức ép từ Thượng và Hạ viện Mỹ cũng như dư luận quốc tế, ông Obama quyết định chuyển giao sứ mệnh lãnh đạo chiến dịch quân sự tại Libya cho NATO để tạm thời xoa dịu những căng thẳng trước mắt.
Tổng thống Obama tuyên bố rõ ngay từ đầu rằng ông không thích thú với việc can thiệp bằng quân sự và sẽ chỉ hỗ trợ chiến dịch nếu được sự yêu cầu từ phe đối lập Libya hoặc Liên đoàn Arab.
Nói cách khác, để tránh một kết cục như tại Afghanistan và Iraq khi Mỹ cầm đầu liên quân rồi một mình hứng chịu gánh nặng chiến tranh dai dẳng, ông Obama tuyên bố rằng đây chỉ là hành động quân sự hạn chế của Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng sự can thiệp của Mỹ vào Libya sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ như những gì xảy ra ở Iraq và Afghanistan.
Cụ thể, ông Obama đang triển khai chiến dịch tái tranh cử Tổng thống nên có nhiều quan ngại riêng nếu can thiệp vào Libya. Còn nhớ trước đây, thời điểm chính quyền G.W.Bush gây sức ép lên Quốc hội để thông qua dự luật về việc sử dụng quân sự tại Iraq, ông Obama khi đó là một trong ít những thượng nghĩ sỹ bỏ phiếu chống. Lá phiếu chống này sau đó trở thành một trong những "của hồi môn chính trị" quan trọng nhất giúp ông trở thành Tổng thống Mỹ năm 2009. Ngay cả khi ông nhận được sự đồng thuận của Liên đoàn Arab và sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc trong chiến dịch Libya thì vẫn còn nhiều nghi vấn và chỉ trích nảy sinh ở cả hai viện Quốc hội Mỹ cũng như trên thế giới về động cơ của Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng sự can thiệp của Mỹ vào Libya sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ như những gì xảy ra ở Iraq và Afghanistan.
Nói cách khác, nếu Washington trực tiếp can thiệp quân sự vào Libya, Obama bị coi như là Tổng thống "ưa chiến tranh", giống những người tiền nhiệm. Khi đó, trong cuộc chạy đua tái nhiệm, Tổng thống Obama chắc chắn vất vả hơn rất nhiều.
Hơn nữa, có nhiều lý do khiến Libya không phải là mối lo ngại chính của Mỹ ở khu vực. Libya không phải là quốc gia quan trọng nhất với Mỹ ở Trung Đông, cả về ảnh hưởng chính trị và tác động đối với thị trường dầu mỏ. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tập trung vào việc làm thế nào để giúp quá trình chuyển giao ở Ai Cập diễn ra êm thấm, để Arab Saudi tiếp tục ổn định... Việc can thiệp quân sự vào Libya cũng có nguy cơ làm cho quân đội Mỹ mất tập trung, nhất là trong bối cảnh lực lượng này phải trải rộng quá mức ở Iraq và Afghanistan

Đã vậy, ngân sách quốc phòng chi cho 2 cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan quá sức đối với Mỹ. Trong khi đó, kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn suy thoái, nhiều các hạng mục quân sự bị cắt giảm để tập chung vào y tế, giáo dục, môi trường… Việc tổ chức thêm một cuộc chiến thứ 3 sẽ tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ.

Thêm nữa, Trung Quốc và Nga, hai quốc gia nắm quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an, vẫn kiên quyết phản đối bất kỳ hành động nào nhằm can thiệp quân sự vào Libya
Nhưng dù Mỹ chuyển giao quyền chỉ huy cho NATO, họ vẫn có vai trò tại quốc gia Bắc Phi. Cụ thể, giới phân tích cho rằng, do Mỹ dẫn đầu NATO nên thực chất, Washington vẫn có vai trò chỉ huy, bất chấp việc về hình thức, NATO là lực lượng dẫn đầu chiến dịch Bình minh Odyssey.
Stephen Biddle, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhấn mạnh thuyết “lãnh đạo phía sau” của Tổng thống Obama có thể hỗ trợ giảm bớt chi phí nhưng cũng kéo theo nguy cơ chia rẽ trong liên minh.

Một số chuyên gia cho rằng sự can thiệp của Mỹ vào Libya sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ như những gì xảy ra ở Iraq và Afghanistan.
Hoàng Linh (theo Chinapost)
Theo Đất Việt

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia