Kim Jong-il 'nhờ' Nga kéo mình ra khỏi TQ

Chuyên gia về quan hệ Trung – Triều Han Suk-hee nhận định, thắt chặt tình thân với Kremlin bằng các dự án kinh tế có thể giúp Bình Nhưỡng phần nào hạn chế sự lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Năm tháng bị lãng quên
Năm 2002, chính quyền Triều Tiên bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách kinh tế giống như Trung Quốc và Việt Nam làm. Cùng lúc, họ cũng nghiêm túc cân nhắc đến khả năng thống nhất với Hàn Quốc.
Hai miền khi đó bắt đầu xây dựng các tuyến đường sắt dọc biên giới tại khu phi quân sự và Nga đóng vai trò là bên thứ 3 trong nỗ lực này bởi dự án đường sắt trên cũng nối với tuyến đường sắt ở Siberia.
Sự tham gia của Nga trong dự án này là kết quả của cuộc gặp giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il với Tổng thống Nga khi đó là ông Vladimir Putin tại Moscow năm 2001. Khi đó, hai nhà lãnh đạo cùng đặt rất nhiều hy vọng vào dự án này bởi nó hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho các bên và có thể trở thành tuyến đường hậu cần rất lớn phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của Bình Nhưỡng; đồng thời mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Nga lẫn Triều Tiên.
Trên tinh thần hợp tác tích cực đó, năm 2002, hai nhà lãnh đạo tiếp tục gặp mặt tại Vladivostok để thảo luận về dự án đường sắt này. Tưởng chừng Triều Tiên gần như đã có thể đạt được bước ngoặt lớn về kinh tế với sự trợ giúp của ba nước láng giềng Nga, Trung và Hàn Quốc.
Lãnh đạo hai nước Triều Tiên - Nga từng đứng trước ngưỡng cửa hợp tác đầy triển vọng.
Tuy nhiên, mọi chuyện bất ngờ đi chệch quỹ đạo khi Washington cáo buộc Bình Nhưỡng theo đuổi một chương trình bí mật nhằm phát triển vũ khí hạt nhân, vi phạm các thỏa thuận với Mỹ trước đó.
Trong khi Washington còn đang “ngắc ngứ” với việc đưa ra bằng chứng xác thực cho những cáo buộc của mình thì chính quyền Bình Nhưỡng tự công khai chương trình hạt nhân với thế giới và thậm chí giờ đây quốc gia này còn không ngần ngại tuyên bố về khả năng chế tạo vài vũ khí hạt nhân.
Từ đó đến nay, mọi nỗ lực gây dựng các mối quan hệ hữu nghị cũng như hợp tác kinh tế của Triều Tiên với cộng đồng quốc tế đều bị gián đoạn, trong đó có cả với Nga.
Đường ống dầu đầy tiềm năng

Tuy nhiên, giờ đây, sau 9 năm, dường như Triều Tiên lại muốn tái khởi động những nỗ lực đầy tích cực của năm 2002 khi Chủ tịch Kim vượt qua chặng đường dài xuyên Siberia bằng xe lửa để có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại thành phố Ulan-Ude.
Theo giới truyền thông, cuộc họp sẽ tập trung vào một dự án xây dựng đường ống dẫn dầu ngang qua bán đảo Triều Tiên để Nga có thể bán khí đốt của Siberia cho Hàn Quốc.
Theo ước tính, 10 tỷ m3 khí đốt sẽ được vận chuyển từ Siberia qua Triều Tiên đến Hàn Quốc trong khoảng thời gian 30 năm. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ thu về 500 triệu USD mỗi năm tiền phí trung chuyển. Số tiền này có thể giúp Triều Tiên đáng kể trong công cuộc xây dựng "đất nước thịnh vượng".
Đường ống dẫn dầu có thể đem lại lợi ích kinh tế cho cả Nga và Triều Tiên. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Nga cũng thu được lợi ích kinh tế không nhỏ từ dự án này. Nếu dự án đường ống dẫn dầu trên hoàn thiện, Moscow có thể thực hiện chính sách đa dạng hóa khách hàng.
Hàn Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, theo đó, là quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ 5 và nhập khẩu khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nhật Bản.

Tuy nhiên, Seoul không có bất cứ đường ống dẫn dầu và khí tự nhiên nào mà hoàn toàn nhập khẩu qua những con tàu chở dầu và khí đốt hóa lỏng.
“Trong bối cảnh ưu tiên vực dậy nền kinh tế sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga cần có những dự án dẫn dầu như vậy để xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho nhiều quốc gia khác ngoài châu Âu và Trung Quốc. Ngoài ra, dự án này cũng có thể giúp Nga khôi phục kinh tế của vùng viễn Đông”, Leonid Petrov, chuyên gia người Nga về vấn đề Triều Tiên tại ĐH Sydney nhận định.
Ông Petrov cho biết thêm, Seoul thực sự là khách hàng rất tiềm năng đối với Moscow. Với mạng lưới đường dây điện cùng hệ thống đường ống này, Nga có thể vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và cả điện đến Hàn Quốc.
Kinh tế phục vụ mục đích chính trị
Tuy nhiên, những lợi ích kinh tế đơn thuần chưa đủ sức hấp dẫn để hai nhà lãnh đạo ngồi lại với nhau. Phía sau dự án trên còn ẩn chứa nhiều mục đích chính trị.
Thắt chặt tình thân với Kremlin bằng các dự án kinh tế có thể giúp Bình Nhưỡng phần nào hạn chế sự lệ thuộc vào Bắc Kinh.
“Nhìn vào thực tế sức khỏe của Chủ tịch Triều Tiên không còn tốt như xưa trong khi người kế nhiệm còn quá trẻ và đất nước thì rơi vào cảnh thiếu lương thực do lũ lụt, nhiều người sẽ nghĩ rằng, ông Kim đến thăm người bạn cũ để cầu viện lương thực. Tuy nhiên, thực tế không chỉ như vậy. Mục đích sâu xa của chuyến đi này là nhằm tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc về mặt kinh tế đối với Trung Quốc”, Han Suk-hee, chuyên gia về quan hệ Trung – Triều tại ĐH Yonsei của Hàn Quốc nhận định.
Ông này lý giải, quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng không quá êm đẹp như mọi người nghĩ. Vì vậy, ông Kim Jong-il muốn thông qua chuyến đi này để tìm đối trọng cho sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Moscow và Bình Nhưỡng cũng sẽ có được những lợi thế chính trị nhất định sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Medvedev (trái) và Chủ tịch Kim.
Chia sẻ quan điểm này, ông Gordon Chang, chuyên gia người Mỹ về vấn đề Triều Tiên cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-il đang chơi bài ngoại giao theo kiểu của cha mình, lãnh tụ Kim Il-sung trong thời chiến tranh Lạnh, đó là lấy Nga “chọi” với Trung Quốc.
Theo ông Chang, ngay trước khi ông Kim khởi hành đi Nga, Moscow chuyển 50.000 tấn ngũ cốc cho Bình Nhưỡng để đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực do lũ lụt. “Đây là gói viện trợ lớn nhất Nga trao cho Triều Tiên trong vòng hai thập kỷ nay”, ông Chang nhấn mạnh.
Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng, những cử chỉ thân thiện của Nga trước cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo hứa hẹn sẽ còn nhiều gói viện trợ lớn hơn nữa được ký kết trong tuần này.
Chuyên gia Gordon Chang so sánh, dù chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim hồi tháng 5 vừa qua cũng nhận được nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng, trong đó có dự án phát triển hai đặc khu kinh tế gần khu vực biên giới nhưng dù sao việc thâm nhập quá sâu vào nền kinh tế Triều Tiên của giới chức Trung Quốc cũng khiến Bình Nhưỡng không thể thoải mái như với Moscow.
Thêm vào đó, giáo sư Yoo Ho-yeol tại ĐH Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên còn có thể thông qua cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo Nga để chắc chắn và cũng là chứng minh cho thế giới thấy rằng, Moscow đứng về phía họ, chứ không phải Washington hay Seoul trong các bàn đàm phán hạt nhân sắp tới.
Đổi lại, dự án hợp tác với Bình Nhưỡng giúp nâng tầm Moscow lên vị thế của nhà hòa giải, giúp tháo gỡ những bế tắc trong nỗ lực giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
“Moscow có thể nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế ngay trước thời điểm các bên đang nỗ lực khôi phục vòng đàm phán 6 bên”, chuyên gia Yoo Ho-yeol tại ĐH Hàn Quốc cho hay.
Ông Yoo lý giải, lâu nay Trung Quốc được biết đến như là nhân tố quan trọng trong các nỗ lực giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chức Nga giờ cũng có thế sử dụng dự án này như một điều kiện để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình.
Ngay cả khi nỗ lực thuyết phục chưa thành công thì vai trò của Moscow cũng được đề cao bởi giới quan sát sẽ nhìn nhận sự hợp tác kinh tế này như một nỗ lực nhằm cải thiện tình hình an ninh trong khu vực, qua đó có thể thúc đẩy tiến trình khôi phục các bàn đàm phán 6 bên.
Hơn nữa, Leonid Petrov, chuyên gia người Nga về vấn đề Triều Tiên tại ĐH Sydney nhận định, vai trò nhà hòa giải của Nga đang ngày càng được thể hiện rõ rệt. Khác với Mỹ, quốc gia chỉ ủng hộ Hàn Quốc và cũng không giống Trung Quốc, nước hết lòng vì Triều Tiên; Nga lại chọn cho mình cách hợp tác với cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul. “Riêng chính sách này cũng đủ để thấy Moscow phần nào có lợi thế hơn Bắc Kinh và Washington”, ông Leonid Petrov nhấn mạnh.
Trà My
Theo Đất Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia