Góp sức vì nạn nhân da cam

Tưởng niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam:
Họ đầy nhiệt huyết, sống với tinh thần tình nguyện, dồn hết tâm sức cho các hoạt động vì cộng đồng. Dù thời gian gắn bó với nạn nhân chất độc da cam khác nhau nhưng chia sẻ với PV Báo SGGP, họ gửi gắm cùng một suy nghĩ: “Chúng ta phải nỗ lực vì các em. Đó không phải công việc của riêng tổ chức, cá nhân nào mà cần sự góp sức của tất cả để nỗi đau nhanh chóng được xoa dịu”.
Kim Nguyên Browne và một nạn nhân chất độc da cam.
Nối vòng tay lớn
Bà Susan Hammond, Giám đốc Dự án Di chứng chiến tranh (WLP), từng có 15 năm làm việc trong các dự án hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam. Bà tâm sự: “Trong thời gian dài trực tiếp tham gia các dự án hỗ trợ nạn nhân da cam Việt Nam, tôi vô cùng xúc động khi tận mắt chứng kiến những tấm lòng rộng mở của cả người Việt lẫn các công dân nước ngoài. Họ hạnh phúc khi biết mình góp được một phần nhỏ bé. Điều quý giá là chính từ những cá nhân này, ngày càng có nhiều người được thuyết phục và cùng hướng về nạn nhân da cam”.
“Cần thấy rõ những tín hiệu lạc quan trong chuỗi nỗ lực của tất cả chúng ta. Trước đây, ở Mỹ, vấn đề chất độc da cam chỉ được coi là cơn ác mộng của cựu binh Mỹ và gia đình của họ thì giờ đây đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhắc đến chất độc da cam, trong tâm trí người Mỹ hiện lên hình ảnh những em bé Việt Nam quặt quẹo, chịu nhiều thiệt thòi. Chính phủ Mỹ từ không nghĩ đến việc chia sẻ nỗi đau da cam với người Việt, nay đã cam kết vận động để xóa bỏ những điểm nóng chất độc dioxin, chủ yếu ở sân bay Đà Nẵng.
Tôi hy vọng trong thời gian sớm nhất, không còn điểm nóng nào tương tự ở Việt Nam. Tôi cũng hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa những người tàn tật Việt Nam bị ảnh hưởng hậu quả chiến tranh, nhất là vì chất độc da cam/dioxin. Dường như có bao nhiêu sự hỗ trợ với tôi cũng chưa đủ, còn cần hơn rất nhiều!” - bà Susan Hammond nói tiếp.
Bà Susan Hammond cũng đau đáu về một thực tế rằng, còn rất nhiều gia đình có một hoặc nhiều người thân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhưng không đủ điều kiện kinh tế để trang trải cho những nhu cầu y tế và dịch vụ thiết yếu.
Bà nói: “Để thay đổi số phận của những nạn nhân này không chỉ cần sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam mà cần sự chung tay của chính phủ các nước, đặc biệt từ Chính phủ Mỹ, các quỹ tài trợ, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân. Trở ngại ở thời điểm này là kinh tế thế giới đang khó khăn, khiến nguồn tài chính dành cho những hoạt động hỗ trợ ngày càng eo hẹp. WLP vẫn liên tục làm việc cùng các quan chức Chính phủ Mỹ, theo sát họ để bảo đảm họ vẫn luôn dành sự quan tâm và tập trung cho nguồn quỹ hỗ trợ nạn nhân da cam”.
Phương thức được bà Susan Hammond nhấn mạnh là cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ em da cam. Bà tâm sự: “Tôi nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể dành thời gian để giúp các em, xem các em là những người có ích bằng cách cho các em cơ hội được làm việc ở những vị trí thích hợp. Cùng nhau, chúng ta có thể viết nên chương mới cho nạn nhân da cam Việt Nam”.
Sự đồng cảm đúng lúc
Một ngày của Kim Nguyên Browne bắt đầu và kết thúc với việc kết nối trực tuyến với những người bạn trong mạng lưới Vietnam Volunteer Network (VVN - Tình nguyện viên Việt Nam). Ở vị trí người sáng lập và giám đốc điều hành tổ chức này, điều cô vui nhất là ngày càng có nhiều người quan tâm đến các hoạt động thiện nguyện, hướng về trẻ em bất hạnh ở Việt Nam, nhất là nạn nhân da cam.
Trên trang nhật ký cá nhân, cô viết những dòng tâm sự: “Tôi rời Việt Nam tháng 4-1975, được một gia đình người Anh nhận làm con nuôi. Khi ấy, tôi được trại trẻ mồ côi Gò Vấp nuôi dưỡng. Năm tháng tuổi thơ, tôi chỉ nghĩ đến quê hương mình, muốn tìm hiểu vì sao lại có chiến tranh, và để lại hậu quả lớn như thế nào. Tôi vùi mình vào những con chữ, những sự kiện và tôi bắt gặp hình ảnh về những trẻ em vô tội đang gánh chịu di chứng chiến tranh. Tôi được biết các em bị phơi nhiễm cái được gọi là chất độc da cam/dioxin và được thấy cả những bào thai dị dạng cũng vì chất hóa học độc hại trên. Khi ấy, tôi tự nhủ với lòng rằng lớn lên tôi sẽ dành thời gian để hướng về Việt Nam, để góp một phần sức lực của mình cho đồng bào. Bắt đầu từ năm 2007, tôi trở về Việt Nam, tham gia hoạt động từ thiện ở trại trẻ Gò Vấp”.
Cô không ngừng liên hệ với các tổ chức tình nguyện như Orange Carers của cựu chiến binh Mỹ Doc Bernie Duff, Kids Without Borders, Agent Orange Legacy, Daughters of Vietnam Veterans, Make Agent Orange History... Kim nói: “Dường như định mệnh đã cho chúng tôi gặp nhau đúng thời điểm. Chúng tôi cùng cảm nhận được nỗi đau của những số phận. Sự đồng cảm ấy đã khiến chúng tôi mạnh mẽ và vững vàng hơn để theo đuổi con đường mình đã chọn”.
Khi nhắc đến những công ty hóa chất sản xuất thuốc diệt cỏ có chất độc da cam/dioxin là Monsanto và Dow Chemical, cô nhấn mạnh: “Tôi tin chắc rằng vụ kiện đối với những công ty này sẽ kết thúc có hậu nếu chúng ta kiên trì đấu tranh. Họ phải bồi thường hoàn toàn cho nạn nhân da cam. Thừa nhận sai lầm và bồi thường sẽ giúp những chính phủ đã gây ra sai lầm đó lớn mạnh hơn, và đừng tỏ ra đạo đức giả khi chỉ trích một quốc gia nào đó về vấn đề nhân quyền của họ trong khi người gây ra lỗi vẫn chưa làm tròn bổn phận bù đắp của mình!”.
Như Quỳnh
Nhiều kênh truyền thông về dioxin
Lộ trình chung được các tổ chức phi chính phủ, quỹ hỗ trợ thực hiện là tạo mạng lưới kênh thông tin tuyên truyền về hậu quả chất độc da cam. Bà Susan Hammond, Giám đốc Dự án Di chứng chiến tranh (WLP), cho biết: “Nhiều người Mỹ chưa thấy được bức tranh toàn cảnh nạn nhân của chất độc da cam/dioxin. Để giúp họ biết được hiện có 4,8 triệu nạn nhân da cam đang đấu tranh với sự sống mỗi ngày ở Việt Nam, chúng tôi đã lập nên những kênh truyền thông cụ thể, nhắm vào đối tượng chính là thế hệ thanh niên. Đây là cuộc chiến cần tiếng nói của tất cả những con người có lương tri trong cộng đồng”. Với tinh thần này, hàng loạt trang web ra đời với mục đích giúp nhiều người hiểu rõ những thiệt hại về tinh thần và thể chất mà những sinh linh vô tội đang phải gánh chịu.
Đó là hai tổ chức của Mỹ: Agent Orange in Vietnam Information Initiative và Communications Consortium Media Center - thực hiện những chương trình tuyên truyền về chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam; Dự án Thông tin về Việt Nam (Vietnam Reporting Project, với trang web www.vietnamreportingproject.org) được thiết kế để tạo ra những đột phá về mặt tin tức đa phương tiện trên lĩnh vực môi trường, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam ở Việt Nam; Dự án Make Agent Orange History (www.makeagentorangehistory.org) do tổ chức phi chính phủ Active Voice thực hiện (Quỹ Ford tài trợ) chủ trương nâng cao nhận thức về tác động lâu dài của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân, tổ chức để viết tiếp lịch sử sau chiến tranh chất độc da cam với niềm hy vọng tạo được sự chia sẻ và quan tâm ngày càng nhiều của cộng đồng. Trong khi đó, dự án truyền thông ra đời từ cuối năm 2010 Agent Orange Record (www.agentorangerecord.com) của WLP nhằm đưa ra những báo cáo, nghiên cứu, thống kê chi tiết về những di chứng do chất độc da cam/dioxin để lại…
Nhiều tổ chức phi chính phủ cũng lập ra những địa chỉ, tài khoản mạng xã hội, liên tục cập nhật hoạt động, sự kiện liên quan đến chất độc da cam/dioxin để góp tiếng nói cho cộng đồng. Song hành cùng những kênh truyền thông kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam là những kênh thông tin lên án các công ty hóa chất đã sản xuất ra loại thuốc diệt cỏ độc hại. Hiệp hội Người tiêu dùng chất hữu cơ của Mỹ (OCA) đã thành lập trang http://organicconsumers.org/monsanto/index.cfm với tên gọi Millions against Monsanto để kêu gọi mọi người nói “không” với Công ty Monsanto.
N.Quỳnh
Theo SGGP

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia