Sự phức tạp của vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục là thách thức cho quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
Ngày 9-1, lễ chuyển giao cương vị Tổng Thư
ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã diễn ra tại trụ sở Ban
Thư ký ASEAN ở Jakarta - Indonesia với sự tham dự của khoảng 200 đại sứ
và nhà ngoại giao. Ông Lê Lương Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam,
đảm nhận vị trí này từ người tiền nhiệm là cựu ngoại trưởng Thái Lan
Surin Pitsuwan.
Nhanh chóng đàm phán với Trung Quốc
Bên cạnh vấn đề biển Đông, tân Tổng Thư ký ASEAN cũng phác thảo nhiều mục tiêu trong nhiệm kỳ 5 năm (2013-2017), trong đó có kế hoạch xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Về trụ cột kinh tế, ông Minh nhận định nhiệm vụ khơi thông nhiều hơn các dòng đầu tư, vốn, lao động, hàng hóa và dịch vụ sẽ là thách thức lớn đối với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, xã hội và văn hóa cũng đóng một vai trò then chốt: “Thu hẹp khoảng cách phát triển không chỉ là một mục tiêu kinh tế. Cung cấp nền giáo dục tốt cho thế hệ trẻ là một trong những cách hữu hiệu nhất để thoát khỏi bẫy đói nghèo” - ông Minh nói.
Nhật Bản “chọn” ASEAN
Hãng tin Kyodo ngày 9-1 cho biết tân Thủ tướng Shinzo Abe đang cân nhắc thăm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam vào cuối tuần tới trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức ngày 28-12-2012. Thủ tướng Nhật có thể tham dự lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN tại Jakarta vào ngày 18-1.
Theo các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, ông Abe có ý định thắt chặt hơn quan hệ của Tokyo và các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhanh chóng đàm phán với Trung Quốc
Phát biểu tại buổi lễ, ông Minh cho hay ASEAN sẽ nhanh chóng tìm
cách đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
“Biển Đông không chỉ liên quan đến hòa bình và ổn định của các nước
trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến an ninh hàng hải của nhiều quốc gia
khác trên thế giới” - ông Minh nhấn mạnh.
Tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh (trái) bắt tay với người tiền nhiệm Surin Pitsuwan
sau buổi lễ nhậm chức hôm 9-1. Ảnh: REUTERS
Ông Minh khẳng định COC là yếu tố quan trọng để giải quyết các
tranh chấp và kiềm chế xung đột trên biển Đông. Lâu nay, Trung Quốc
tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông nhưng vấp phải phản ứng
quyết liệt của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Năm
2011, ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận sẽ tiếp tục đàm phán về
COC nhưng đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ” do Bắc Kinh liên tục trì hoãn.
Ngoài ra, theo ông Minh, sự phức tạp của vấn đề biển Đông tiếp tục là
thách thức cho quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.Bên cạnh vấn đề biển Đông, tân Tổng Thư ký ASEAN cũng phác thảo nhiều mục tiêu trong nhiệm kỳ 5 năm (2013-2017), trong đó có kế hoạch xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Về trụ cột kinh tế, ông Minh nhận định nhiệm vụ khơi thông nhiều hơn các dòng đầu tư, vốn, lao động, hàng hóa và dịch vụ sẽ là thách thức lớn đối với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, xã hội và văn hóa cũng đóng một vai trò then chốt: “Thu hẹp khoảng cách phát triển không chỉ là một mục tiêu kinh tế. Cung cấp nền giáo dục tốt cho thế hệ trẻ là một trong những cách hữu hiệu nhất để thoát khỏi bẫy đói nghèo” - ông Minh nói.
Nhật Bản “chọn” ASEAN
Hãng tin Kyodo ngày 9-1 cho biết tân Thủ tướng Shinzo Abe đang cân nhắc thăm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam vào cuối tuần tới trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức ngày 28-12-2012. Thủ tướng Nhật có thể tham dự lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN tại Jakarta vào ngày 18-1.
Theo các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, ông Abe có ý định thắt chặt hơn quan hệ của Tokyo và các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Bên cạnh chuyến công du của ông Abe, tân Ngoại trưởng Nhật Bản
Fumio Kishida cũng lên đường thăm Philippines, Singapore, Brunei và Úc
từ ngày 9 đến 14-1. Ông Kishida dự kiến sẽ thảo luận với Ngoại trưởng
Philippines Albert del Rosario về an ninh hàng hải trên biển Đông ngày
10-1, trong đó có hợp đồng cung cấp 10 tàu cảnh sát biển cho Manila
trong giai đoạn 2014 - 2017. Một nội dung quan trọng khác có thể cũng
được đưa ra thảo luận là tăng cường mạng lưới các nước trong khu vực
nhằm kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển Đông, trong đó phải
tôn trọng tự do hàng hải.
Nhà ngoại giao được kính trọng
Ông Lê Lương Minh (SN 1952 tại Thanh Hóa) tốt nghiệp
Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam) năm 1974 và trở
thành Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 12-2008. Trước khi làm Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao, ông trải qua các vị trí trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao, Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, giảng viên Đại học Ngoại
giao…
Bằng kinh nghiệm làm việc với các tổ chức quốc tế
lớn, ông Minh được đánh giá là nhà ngoại giao đa phương, có nhiều quan
hệ quốc tế sâu rộng. Ông để lại dấu ấn đặc biệt khi đảm nhiệm vai trò
trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
(2004-2011) kiêm đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an khi Việt Nam
chính thức làm ủy viên không thường trực và giữ vai trò chủ tịch luân
phiên hội đồng nhiệm kỳ 2008 - 2009. Kênh truyền hình Channel News Asia
(CAN) của Singapore gọi ông Minh là “nhà ngoại giao được kính trọng rộng
rãi trên thế giới”.
Vị trí Tổng Thư ký ASEAN được luân phiên mỗi 5 năm
giữa 10 quốc gia thành viên của khối. Đây là lần đầu tiên người Việt Nam
đảm nhiệm vị trí này. Ông Minh được phê chuẩn bổ nhiệm tại Hội nghị Cấp
cao lần thứ 21 ở Phnom Penh - Campuchia vào cuối tháng 11-2012.
|
MỸ NHUNG
Theo NLĐ
0 nhận xét