Cộng đồng quốc tế nghi ngờ kế hoạch của Bình Nhưỡng thực chất là thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục nóng
lên sau khi Bình Nhưỡng thông báo kế hoạch phóng tên lửa tầm xa mang
theo vệ tinh quan trắc trái đất lên quỹ đạo trong khoảng thời gian từ
ngày 10 đến 22-12. Một nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc hôm 2-12 cho hãng
tin Yonhap biết Triều Tiên đã thông báo cho các nước láng giềng về thời
gian và đường đi dự kiến của tên lửa đẩy Unha - 3 trong trường hợp vụ
phóng vẫn được tiến hành như kế hoạch.
Theo hãng tin Kyodo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto ra lệnh cho lực lượng phòng vệ chuẩn bị khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Ngoài ra, Tokyo quyết định hủy các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng dự kiến diễn ra tại Trung Quốc trong 2 ngày 5 và 6-12.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm 2-12 cho rằng Triều Tiên đang tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở nước này khi đưa ra thông báo nói trên. Tuy nhiên, ông khẳng định ý đồ này sẽ chỉ phản tác dụng.
Ngay cả Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Triều Tiên, cũng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước kế hoạch nói trên. Dù vậy, theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh thúc giục tất cả các bên “có thể làm nhiều hơn để mang lại lợi ích cho hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời giữ bình tĩnh để tránh leo thang căng thẳng”.
Nếu diễn ra, đây sẽ là vụ phóng tên lửa tầm xa thứ hai của nước này
trong năm nay sau vụ phóng thất bại hồi tháng 4. Hãng thông tấn Trung
ương Triều Tiên (KCNA) hôm 1-12 dẫn lời một phát ngôn viên của Ủy ban
Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên cho biết các nhà khoa học và công nghệ
đã phân tích kỹ nguyên nhân thất bại trong vụ phóng vệ tinh hồi
tháng 4 để nâng cao độ chính xác của vệ tinh cũng như tên lửa
đẩy trong lần phóng này.
Bình Nhưỡng khẳng định sẽ tuân thủ hoàn toàn các quy định quốc tế
liên quan đến việc phóng vệ tinh. Trong khi đó, các nguồn tin quân sự
Hàn Quốc tiết lộ rằng Triều Tiên đã tích cực chuẩn bị cho vụ phóng sắp
tới, trong đó có việc bí mật mời chuyên gia tên lửa nước ngoài đến nước
này.
Tên lửa đẩy Unha-3 dùng trong vụ phóng thất bại hồi tháng 4. Ảnh: AP
Cộng đồng quốc tế, nhất là những nước láng giềng của Triều Tiên, ngay
lập tức bày tỏ sự lo ngại về kế hoạch nói trên vì cho rằng đây tiếp tục
là tấm bình phong cho một vụ thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu
đạn hạt nhân. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihiko Noda chỉ thị các bộ liên
quan tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh. Ông cũng tỏ
ý sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Mỹ để thúc giục
Bình Nhưỡng dừng kế hoạch trên. Theo hãng tin Kyodo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto ra lệnh cho lực lượng phòng vệ chuẩn bị khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Ngoài ra, Tokyo quyết định hủy các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng dự kiến diễn ra tại Trung Quốc trong 2 ngày 5 và 6-12.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm 2-12 cho rằng Triều Tiên đang tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở nước này khi đưa ra thông báo nói trên. Tuy nhiên, ông khẳng định ý đồ này sẽ chỉ phản tác dụng.
Ngay cả Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Triều Tiên, cũng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước kế hoạch nói trên. Dù vậy, theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh thúc giục tất cả các bên “có thể làm nhiều hơn để mang lại lợi ích cho hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời giữ bình tĩnh để tránh leo thang căng thẳng”.
Mỹ lên án
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1-12 đã lên án kế hoạch phóng
tên lửa của Triều Tiên, xem đây là hành động có tính “khiêu khích nghiêm
trọng, đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực”. Người phát ngôn bộ
này nêu rõ: “Bất kỳ vụ phóng nào của Triều Tiên sử dụng công nghệ đạn
đạo cũng vi phạm trực tiếp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc”.
|
HOÀNG PHƯƠNG
Theo NLĐ
0 nhận xét