Căng thẳng Syria nổ ra 1 tháng sau khủng hoảng Libya, khi đến nay ông Gadhafi đã bị thất thế, chính quyền do nổi dậy lập ra được nhiều nước trên thế giới thừa nhận.
Syria vẫn đứng vững bất chấp hàng trăm cuộc xuống đường biểu tình của người dân chống lại 41 năm cầm quyền của gia đình Tổng thống Bashar al-Assad diễn ra trong suốt 6 tháng qua.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia phương Tây đã kịch liệt lên án các biện pháp mạnh của chính quyền Tổng thống Al-Assad, nhưng chưa có một nghị quyết nào cho phép các lực lượng nước ngoài can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này.
Theo thống kê của các tổ chức nhân đạo nước ngoài có trụ sở tại Syria, số người thiệt mạng tại Syria từ khi biểu tình bùng phát thành bạo động lên tới hơn 20.000 người.
Phe đối lập cũng cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ lực tương ứng với sức huy động vũ khí của một cuộc chiến tranh. So sánh với Libya, không khí tại Syria không kém phần căng thẳng. Điều gì đã giúp Bashar al-Assad tiếp tục trụ vững?
Ngày 15/8, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã mất tính hợp pháp và người dân Syria “sẽ tốt hơn nếu không có ông ta”.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các nước cắt đứt quan hệ chính trị và kinh tế với Syria. Sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Gadhafi tại Libya, Mỹ tăng cường hơn nữa sức ép đòi châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Đông cắt đứt quan hệ với Syria.
Trái với mong đợi của Washington, Nga – một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên Hợp Quốc – liên tục ra tuyên bố cáo buộc Mỹ và NATO đang lên kế hoạch cho chiến dịch quân sự nhằm vào Syria hòng lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngày 9/9/2011, trong bài phát biểu trên hãng Ria Novosti, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cho rằng cần phải loại trừ can thiệp quân sự từ phía bên ngoài vào cuộc xung đột ở Syria, đồng thời gửi thông điệp cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sẵn sàng để thực hiện các bước sửa đổi pháp luật, tuyên bố hệ thống đa đảng, cải cách các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trước đó, hôm 8/9/2011 trả lời lời phỏng vấn của kênh truyền hình Euro News trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị thế giới tại Yaroslavl, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, cho rằng hoạt động của các lực lượng NATO ở Libya đã vượt quá quyền hạn quy định trong nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc, và Nga không muốn để điều đó tái diễn trong quan hệ với Syria.
Tổng thống Nga cũng cho biết trong tuần qua tại Moscow, Nga đã tiến hành thảo luận cùng với những người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Pháp về đề tài áp dụng trừng phạt tiềm năng của EU với Syria. Vấn đề ở chỗ, Nga không hài lòng với việc thực hiện các nghị quyết Hội đồng Bảo an về Libya.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia phương Tây đã kịch liệt lên án các biện pháp mạnh của chính quyền Tổng thống Al-Assad, nhưng chưa có một nghị quyết nào cho phép các lực lượng nước ngoài can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này.
Theo thống kê của các tổ chức nhân đạo nước ngoài có trụ sở tại Syria, số người thiệt mạng tại Syria từ khi biểu tình bùng phát thành bạo động lên tới hơn 20.000 người.
Phe đối lập cũng cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ lực tương ứng với sức huy động vũ khí của một cuộc chiến tranh. So sánh với Libya, không khí tại Syria không kém phần căng thẳng. Điều gì đã giúp Bashar al-Assad tiếp tục trụ vững?
Ngày 15/8, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã mất tính hợp pháp và người dân Syria “sẽ tốt hơn nếu không có ông ta”.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các nước cắt đứt quan hệ chính trị và kinh tế với Syria. Sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Gadhafi tại Libya, Mỹ tăng cường hơn nữa sức ép đòi châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Đông cắt đứt quan hệ với Syria.
Trái với mong đợi của Washington, Nga – một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên Hợp Quốc – liên tục ra tuyên bố cáo buộc Mỹ và NATO đang lên kế hoạch cho chiến dịch quân sự nhằm vào Syria hòng lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngày 9/9/2011, trong bài phát biểu trên hãng Ria Novosti, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cho rằng cần phải loại trừ can thiệp quân sự từ phía bên ngoài vào cuộc xung đột ở Syria, đồng thời gửi thông điệp cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sẵn sàng để thực hiện các bước sửa đổi pháp luật, tuyên bố hệ thống đa đảng, cải cách các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trước đó, hôm 8/9/2011 trả lời lời phỏng vấn của kênh truyền hình Euro News trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị thế giới tại Yaroslavl, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, cho rằng hoạt động của các lực lượng NATO ở Libya đã vượt quá quyền hạn quy định trong nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc, và Nga không muốn để điều đó tái diễn trong quan hệ với Syria.
Tổng thống Nga cũng cho biết trong tuần qua tại Moscow, Nga đã tiến hành thảo luận cùng với những người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Pháp về đề tài áp dụng trừng phạt tiềm năng của EU với Syria. Vấn đề ở chỗ, Nga không hài lòng với việc thực hiện các nghị quyết Hội đồng Bảo an về Libya.
Hệ thống pháo/tên lửa kết hợp phòng không SA-22. |
Tổng thống Nga tuyên bố: “Nga cũng như các nước khác đều thấy có vấn đề ở Syria, cũng như thấy cả việc sử dụng vũ lực không cân xứng, và con số lớn các nạn nhân. Nga cũng không hài lòng về hiện trạng đó. Nhưng tôi cho rằng các nghị quyết mà chúng ta áp dụng, như cách người ta vẫn hay nói, để phát ra tín hiệu cứng rắn cho ban lãnh đạo của Syria, thì cần được gửi cho cả hai phía”.
Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Nước Nga sẵn sàng ủng hộ những lối tiếp cận đa dạng, nhưng không nên chỉ dựa trên cơ sở một chiều xoáy vào lên án hành động của chính phủ và Tổng thống Assad. Phải gửi một thông điệp nghiêm khắc cho tất cả các bên xung đột cần ngồi vào bàn đàm phán, cần thỏa thuận và chấm dứt đổ máu. “Nga quan tâm đến điều này với tư cách một người bạn lớn của Syria. Việc tìm kiếm cơ hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng sẽ được tiếp nối”, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cam kết.
Trước đó, tháng 5/2010, Tổng thống Dmitry Medvedev đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi thực hiện chuyến thăm chính thức tới Syria, một trong những nước bị Mỹ xếp vào “Trục ma quỷ”. Chuyến công du của Tổng thống Nga khi đó cũng gián tiếp phát đi thông điệp: Moscow bắt đầu thực thi kế hoạch đưa đồng minh trước đây vào quỹ đạo của mình.
Syria được coi là đồng minh chiến lược quan trọng của Liên Xô tại Trung Đông trong những năm 1970-1980. Tuy nhiên, cho đến đầu những năm 1990, do tình hình chính trị thay đổi tại Nga, Syria đã bị rơi ra ngoài danh sách ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.
Tảng băng trong quan hệ giữa Nga và Syria bắt đầu tan vỡ vào tháng 1/2005 sau khi Tổng thống Bashar al-Assad có chuyến thăm đầu tiên tới Moscow với kết quả là Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đó tuyên bố xóa tới 73% trong tổng số 9,8 tỷ USD mà Syria còn nợ Liên Xô nhằm đổi lấy các hợp đồng mua bán vũ khí của Nga.
Gần đây, Nga đã chuyển giao các loại máy bay chiến đấu MiG-29, hệ thống tên lửa vác vai đất đối không, hệ thống pháo/tên lửa phòng không kết hợp SA-22 Greyhound, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 cho Syria.
Hôm 18/8/2011, ông Anatoly Isaikin, người đứng đầu công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport thuộc sở hữu của chính phủ Nga, thông báo Moscow sẽ tiếp tục bán máy bay chiến đấu và các loại khí tài quân sự khác cho Syria theo một số hợp đồng với tổng trị giá 3,5 tỷ USD.
Bên cạnh lợi ích quân sự, các công ty dầu và khí đốt và các doanh nghiệp khác của Nga cũng rất quan tâm tới thị trường Syria. Với những nguồn lợi khổng lồ từ Syria, hơn ai hết, Moscow hiểu rằng Nga chính là đảm bảo giúp cho kịch bản tại Libya khó có thể tái diễn ở Syria.
0 nhận xét