Tại chợ Đồng Xuân, nhiều loại hàng lẽ ra là thế mạnh của Việt Nam như thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, vải vóc… cũng bị hàng Trung Quốc lấn lướt. Ông Đỗ Xuân Thủy, Công ty quản lý Chợ Đồng Xuân, cho biết nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng Trung Quốc vẫn chiếm tới 10%.
Hàng Việt lép vế
Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công thương dẫn chứng, hàng Việt chỉ có 10% ở lĩnh vực đồ chơi trẻ em. Đặc biệt, với ngành hàng quà lưu niệm thì hàng Trung Quốc chiếm tới 90%. Dệt may được coi là điểm mạnh trong chiến dịch chiếm lại thị trường nội địa từ năm 2008, chỉ đáp ứng được phân khúc trung và cao cấp, nhưng cũng chiếm chỉ 30% thị phần tại chợ đầu mối này. Theo ông Đỗ Xuân Thủy, riêng nông sản, thực phẩm tươi sống với lượng hàng luân chuyển từ 10 - 20 tấn mỗi ngày và doanh thu trên 4.000 tỷ đồng một năm, nếu hàng Việt chiếm ưu thế sẽ phát triển mạnh và len lỏi đi nhiều các cửa hàng, chợ truyền thống khu vực Hà Nội.
Theo các hộ kinh doanh, bán hàng Trung Quốc lãi hơn hàng Việt nhưng họ không mấy mặn mà. Ông Trần Xuân Tặng, chủ ki-ốt 226 B2 ngành hàng quần áo, cho hay: “Nhiều đối tác Trung Quốc làm ăn với tiểu thương Việt Nam cứ lãi mấy vụ là “lật kèo”, ôm tiền đặt cọc hàng chạy mất; hàng lỗi, hàng tồn không bán được nữa thì thành ra lỗ”. Còn bà Đặng Thị Yến, chuyên doanh hàng hoa quả khô, chia sẻ: “Kinh doanh hàng không có hóa đơn, chứng từ khiến chúng tôi cứ nơm nớp lo, bởi khi lực lượng liên ngành kiểm tra là bắt hết”. Bán hàng Việt: rối thủ tục
Nhiều chuyên gia cho rằng, do các thế mạnh của hàng Trung Quốc như cách giao hàng tận nơi, trao đổi, trả hàng dễ dàng, nên việc tiểu thương chuộng bán hàng này là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, phản ánh với lãnh đạo Bộ Công thương ngày 30/8 về nguyên nhân hàng Việt chưa có mặt nhiều tại các chợ truyền thống, giới tiểu thương “tố”, họ phải chịu nhiều thủ tục rắc rối khi bán hàng Việt.
Theo ông Trần Xuân Tặng, doanh nghiệp Việt Nam ràng buộc tiểu thương bằng hàng loạt thủ tục, hợp đồng, con dấu và tài sản thế chấp. Nhưng tiểu thương kinh doanh tại chợ là hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, bán hàng quầy sạp, không thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Ông Nguyễn Văn Ngọc, hộ kinh doanh giày dép tại chợ Đồng Xuân, dẫn chứng, ông bán hàng cho Bi’tis, Bi’tas, nhưng lượng hàng nhà sản xuất cung ứng không ổn định. Khi cần hàng, gọi doanh nghiệp, họ trả lời đang sản xuất hàng xuất khẩu, muốn có hàng phải đặt trước. Họ còn khoán doanh thu cho chúng tôi 10-20 triệu mỗi ngày. Hàng ế, chúng tôi lấy ít hoặc đổi trả họ không chấp nhận.
Bà Hà Ngọc, chủ hàng vải nêu ý kiến, chợ là nơi ai có hàng thì bán, ai có nhu cầu thì mua, không nên quan cách. Hơn nữa, theo thói quen kinh doanh, các tiểu thương giao dịch đơn giản. Tuy nhiên, không vì thế mà lưu lượng hàng qua các sạp tại chợ là nhỏ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam thấy chúng tôi chỉ có quầy sạp mà ngại giao dịch là sai lầm, bởi thói quen mua bán của dân Việt Nam vẫn là đi chợ.
Hàng Việt lép vế
Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công thương dẫn chứng, hàng Việt chỉ có 10% ở lĩnh vực đồ chơi trẻ em. Đặc biệt, với ngành hàng quà lưu niệm thì hàng Trung Quốc chiếm tới 90%. Dệt may được coi là điểm mạnh trong chiến dịch chiếm lại thị trường nội địa từ năm 2008, chỉ đáp ứng được phân khúc trung và cao cấp, nhưng cũng chiếm chỉ 30% thị phần tại chợ đầu mối này. Theo ông Đỗ Xuân Thủy, riêng nông sản, thực phẩm tươi sống với lượng hàng luân chuyển từ 10 - 20 tấn mỗi ngày và doanh thu trên 4.000 tỷ đồng một năm, nếu hàng Việt chiếm ưu thế sẽ phát triển mạnh và len lỏi đi nhiều các cửa hàng, chợ truyền thống khu vực Hà Nội.
Hàng hóa lưu thông qua các chợ đầu mối rất lớn nhưng hàng Việt chưa chiếm lĩnh được. Ảnh: Như Ý. |
Theo các hộ kinh doanh, bán hàng Trung Quốc lãi hơn hàng Việt nhưng họ không mấy mặn mà. Ông Trần Xuân Tặng, chủ ki-ốt 226 B2 ngành hàng quần áo, cho hay: “Nhiều đối tác Trung Quốc làm ăn với tiểu thương Việt Nam cứ lãi mấy vụ là “lật kèo”, ôm tiền đặt cọc hàng chạy mất; hàng lỗi, hàng tồn không bán được nữa thì thành ra lỗ”. Còn bà Đặng Thị Yến, chuyên doanh hàng hoa quả khô, chia sẻ: “Kinh doanh hàng không có hóa đơn, chứng từ khiến chúng tôi cứ nơm nớp lo, bởi khi lực lượng liên ngành kiểm tra là bắt hết”. Bán hàng Việt: rối thủ tục
Nhiều chuyên gia cho rằng, do các thế mạnh của hàng Trung Quốc như cách giao hàng tận nơi, trao đổi, trả hàng dễ dàng, nên việc tiểu thương chuộng bán hàng này là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, phản ánh với lãnh đạo Bộ Công thương ngày 30/8 về nguyên nhân hàng Việt chưa có mặt nhiều tại các chợ truyền thống, giới tiểu thương “tố”, họ phải chịu nhiều thủ tục rắc rối khi bán hàng Việt.
Theo ông Trần Xuân Tặng, doanh nghiệp Việt Nam ràng buộc tiểu thương bằng hàng loạt thủ tục, hợp đồng, con dấu và tài sản thế chấp. Nhưng tiểu thương kinh doanh tại chợ là hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, bán hàng quầy sạp, không thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Ông Nguyễn Văn Ngọc, hộ kinh doanh giày dép tại chợ Đồng Xuân, dẫn chứng, ông bán hàng cho Bi’tis, Bi’tas, nhưng lượng hàng nhà sản xuất cung ứng không ổn định. Khi cần hàng, gọi doanh nghiệp, họ trả lời đang sản xuất hàng xuất khẩu, muốn có hàng phải đặt trước. Họ còn khoán doanh thu cho chúng tôi 10-20 triệu mỗi ngày. Hàng ế, chúng tôi lấy ít hoặc đổi trả họ không chấp nhận.
Bà Hà Ngọc, chủ hàng vải nêu ý kiến, chợ là nơi ai có hàng thì bán, ai có nhu cầu thì mua, không nên quan cách. Hơn nữa, theo thói quen kinh doanh, các tiểu thương giao dịch đơn giản. Tuy nhiên, không vì thế mà lưu lượng hàng qua các sạp tại chợ là nhỏ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam thấy chúng tôi chỉ có quầy sạp mà ngại giao dịch là sai lầm, bởi thói quen mua bán của dân Việt Nam vẫn là đi chợ.
0 nhận xét