Sự chia rẽ trong ban lãnh đạo mới phơi bầy mâu thuẫn về tương lai Lybia.
Sau sáu tháng “nồi da nấu thịt” chế độ của Gaddafi đã chính thức bị sụp đổ khi lực lượng nổi dậy tràn vào thủ đô Tripoli. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chế độ Gaddafi vẫn chưa thể là dấu chấm hết của câu chuyện về Libya. Ngược lại nó báo hiệu sự bắt đầu của một chương phức tạp hơn trong lịch sử của đất nước này.
>>Chiến sự Libya bước vào thời kỳ giằng co mới?
>>Chiến sự Libya bước vào thời kỳ giằng co mới?
Khi những chiếc xe tăng và quân đội của lực lượng nổi dậy bao vây khu vực nghi rằng Gaddafi đang ẩn náu ở Sirte, cuộc chiến tranh lạnh về tương lai của Libya cũng bắt đầu gia tăng.
Khi kẻ thù chung của họ bị gạt ra khỏi sân khấu chính trị thì những khác biệt to lớn của những nhân vật chính, từng sát cánh chống kẻ thù chung, đã trở lại sân khấu chính.
Khoảng trống quyền lực do sự ra đi của Gaddafi tạo ra giờ đây được hai phe phân cực thay thế: Phe thứ nhất là Hội đồng chuyên tiếp quốc gia (NTC) bao gồm chủ yếu là các cựu bộ trưởng và các quan chức cấp cao của chính quyền Gaddafi, những người đã rời bỏ hàng ngũ khi con tàu của Gaddafi sắ chìm.
Những người này đã được lực lượng NATO ủng hộ và quyền lực và ảnh hưởng của họ được các nước phương Tây ủng hộ.
Phe thứ hai bao gồm những lãnh tu chính trị và quân sự địa phương, những người đã đóng một vai trò quyết định trong việc giải phóng một số thành phố của Libya từ tay các lữ đoàn của quân Gaddafi.
Hàng nghìn tay súng và các nhà hoạt động giờ đây tập hợp trong những hội đồng quân sự địa phương, như Hội đồng Tripoli, được thành lập sau khi thủ đô được giải phóng và gần đây bầu ông Abdul Hakim Belhaj làm chủ tịch.
Điều trớ trêu là người "anh hùng giải phóng" này cũng chính là người mà cách đây vài năm bị tình báo Anh và CIA trục xuất cùng với một số người Libya bất mãn, giao cho chính quyền Gaddafi, khi quan hệ của Mỹ và Anh với Gaddafi là đồng minh trong thời vàng son.
Không có dấu hiệu chia rẽ nào rõ hơn giữa 2 phái bằng những gì ông Mustafa Abdul Jalil, Chủ tịch NTC và là cựu bộ trương Bộ Tư pháp đã tuyên bố trước ngày Tripoli giải phóng.
Giữa lúc mọi người đang hân hoan phấn khởi thì ông Abdul Jalil xuất hiện và cảnh báo rằng đang có “những phần tử cực đoan đoan trong hàng ngũ của quân nổi dậy”. Ông đe dọa sẽ từ chức nếu họ không giao nộp vũ khí.
Một người đồng nhiệm của ông là Abdurrahman Shalgham, vẫn làm trưởng phái đoàn ngoại giao của Libya tại Liên Hợp Quốc và đã từng làm bộ trưởng ngoại giao cho chính quyền Gaddafi, đã phê phán ông Belhaj, cho rằng ông này chỉ là “một nhà thuyết giáo chứ không phải là một chỉ huy quân đội”.
Những tuyên bố này được ông Othman Ben Sassi, một thành viên của Hội đồng chuyên tiếp quốc gia (NTC), khẳng định lại khi ông bình luận về vị Chủ tịch hội đồng quân sự được bầu ra là: “Ông ta chẳng là cái gì hết, không là cái gì cả. Phút cuối cùng ông ta mới xuất đầu lộ diện và chỉ tập trung được một vài người”.
Cuộc tranh cãi đã diễn ra khi ông Ismail Sallabi, Chủ tịch hội đồng quân sự ở Benghazi, kêu gọi giải tán NTC, gọi các thành viên của NTC là “tàn quân của chế độ Gaddafi” và là “một lũ người tự do không có tương lai trong xã hội Libya”.
Nhiều chiến binh như ông Sallabi, đang khẳng định rằng họ mới là người đóng vai trò chính trong việc lật đổ ông Gaddafi. Một số người còn cho biết thêm rằng việc nhanh chóng giải phóng Tripoli đã làm cho NTC bị bất ngờ, và rằng chính họ đã đánh bại cái mà họ gọi là một kế hoạch thực thụ của NATO cho Libya: chia đất nước thành hai phía Đông và Tây.
Họ khẳng định rằng chiến lược của NATO nhằm khoanh vùng xung đột ở phía Tây, trên thực tế biến Brega thành đường chia cắt giữa một bên là khu giải phóng phía Đông và một nửa phía Tây là của Gaddafi.
Hai lực lượng đòi tính hợp pháp giờ đây đang tranh cãi nhau về tương lai Libya: một bên bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vũ trang, còn bên kia xuất hiện trên thực tế của giới lãnh đạo tự bổ nhiệm được sự hậu thuẫn của phương Tây.
Hai phái đang lao vào một cuộc chiến tranh lạnh (và rất có thể trở nên nóng) về tương lai của Libya, về bản chất của một trật tự chính trị và về chính sách đối ngoại của đất nước.
Cuộc xung đột này đang lộ rõ dưới một số hình thức khác nhau ở nhiều khu vực. Trong mỗi trường hợp sự năng động bên trong của một số cuộc cách mạng đang logic về ngăn chặn và kiểm soát của các thế lực bên ngoài đe dọa.
Điều quan trong là liệu "Mùa Xuân Arab" có đem lại một sự thay đổi hạn chế, theo tính toán và kiểm soát được và những nhân vật mới thay nhân vật cũ trong khi luật chơi vẫn không thay đổi, và khi mà những cuộc chiến tranh qua tay người khác được giới tinh hoa bản địa thực hiện để tái chế chế độ cũ thành một trật tự mới. Đây chính là điều mà một số thế lực bên ngoài muốn thấy hiện hữu.
Gaddafi đã ra đi – chí ít là rời khỏi Tripoli, nhưng Libya giờ đây đang đứng trước viễn cảnh của những cuộc chiến đa phương: Không chỉ là các cuộc xung đột giữa một bên là những người được NATO hậu thuẫn với những người cầm súng trên chiến trường, mà còn là giữa những lực lượng ngoại bang đã đầu tư vào cuộc chiến: như người Pháp kiên quyết dành vị thế tay trên về chính trị và kinh tế; và người Italy luôn coi Libya là sân sau của họ, người Anh luôn muốn bảo vệ các hợp đồng của mình và người Thổ Nhĩ Kỳ luôn mong muốn làm sống lại ảnh hưởng của bán cầu Ottoman.
Ngoài ra còn những nhân vật khác đang có nguy cơ bị lãng quên trong trật tự mới đang hình thành, như người Trung Quốc, Nga va Ấn Độ. Tag: Chiến sự Libya - NATO
Hàng nghìn tay súng và các nhà hoạt động giờ đây tập hợp trong những hội đồng quân sự địa phương, như Hội đồng Tripoli, được thành lập sau khi thủ đô được giải phóng và gần đây bầu ông Abdul Hakim Belhaj làm chủ tịch.
Điều trớ trêu là người "anh hùng giải phóng" này cũng chính là người mà cách đây vài năm bị tình báo Anh và CIA trục xuất cùng với một số người Libya bất mãn, giao cho chính quyền Gaddafi, khi quan hệ của Mỹ và Anh với Gaddafi là đồng minh trong thời vàng son.
Không có dấu hiệu chia rẽ nào rõ hơn giữa 2 phái bằng những gì ông Mustafa Abdul Jalil, Chủ tịch NTC và là cựu bộ trương Bộ Tư pháp đã tuyên bố trước ngày Tripoli giải phóng.
Giữa lúc mọi người đang hân hoan phấn khởi thì ông Abdul Jalil xuất hiện và cảnh báo rằng đang có “những phần tử cực đoan đoan trong hàng ngũ của quân nổi dậy”. Ông đe dọa sẽ từ chức nếu họ không giao nộp vũ khí.
Một người đồng nhiệm của ông là Abdurrahman Shalgham, vẫn làm trưởng phái đoàn ngoại giao của Libya tại Liên Hợp Quốc và đã từng làm bộ trưởng ngoại giao cho chính quyền Gaddafi, đã phê phán ông Belhaj, cho rằng ông này chỉ là “một nhà thuyết giáo chứ không phải là một chỉ huy quân đội”.
Những tuyên bố này được ông Othman Ben Sassi, một thành viên của Hội đồng chuyên tiếp quốc gia (NTC), khẳng định lại khi ông bình luận về vị Chủ tịch hội đồng quân sự được bầu ra là: “Ông ta chẳng là cái gì hết, không là cái gì cả. Phút cuối cùng ông ta mới xuất đầu lộ diện và chỉ tập trung được một vài người”.
Cuộc tranh cãi đã diễn ra khi ông Ismail Sallabi, Chủ tịch hội đồng quân sự ở Benghazi, kêu gọi giải tán NTC, gọi các thành viên của NTC là “tàn quân của chế độ Gaddafi” và là “một lũ người tự do không có tương lai trong xã hội Libya”.
Nhiều chiến binh như ông Sallabi, đang khẳng định rằng họ mới là người đóng vai trò chính trong việc lật đổ ông Gaddafi. Một số người còn cho biết thêm rằng việc nhanh chóng giải phóng Tripoli đã làm cho NTC bị bất ngờ, và rằng chính họ đã đánh bại cái mà họ gọi là một kế hoạch thực thụ của NATO cho Libya: chia đất nước thành hai phía Đông và Tây.
Họ khẳng định rằng chiến lược của NATO nhằm khoanh vùng xung đột ở phía Tây, trên thực tế biến Brega thành đường chia cắt giữa một bên là khu giải phóng phía Đông và một nửa phía Tây là của Gaddafi.
Hai lực lượng đòi tính hợp pháp giờ đây đang tranh cãi nhau về tương lai Libya: một bên bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vũ trang, còn bên kia xuất hiện trên thực tế của giới lãnh đạo tự bổ nhiệm được sự hậu thuẫn của phương Tây.
Hai phái đang lao vào một cuộc chiến tranh lạnh (và rất có thể trở nên nóng) về tương lai của Libya, về bản chất của một trật tự chính trị và về chính sách đối ngoại của đất nước.
Cuộc xung đột này đang lộ rõ dưới một số hình thức khác nhau ở nhiều khu vực. Trong mỗi trường hợp sự năng động bên trong của một số cuộc cách mạng đang logic về ngăn chặn và kiểm soát của các thế lực bên ngoài đe dọa.
Điều quan trong là liệu "Mùa Xuân Arab" có đem lại một sự thay đổi hạn chế, theo tính toán và kiểm soát được và những nhân vật mới thay nhân vật cũ trong khi luật chơi vẫn không thay đổi, và khi mà những cuộc chiến tranh qua tay người khác được giới tinh hoa bản địa thực hiện để tái chế chế độ cũ thành một trật tự mới. Đây chính là điều mà một số thế lực bên ngoài muốn thấy hiện hữu.
Gaddafi đã ra đi – chí ít là rời khỏi Tripoli, nhưng Libya giờ đây đang đứng trước viễn cảnh của những cuộc chiến đa phương: Không chỉ là các cuộc xung đột giữa một bên là những người được NATO hậu thuẫn với những người cầm súng trên chiến trường, mà còn là giữa những lực lượng ngoại bang đã đầu tư vào cuộc chiến: như người Pháp kiên quyết dành vị thế tay trên về chính trị và kinh tế; và người Italy luôn coi Libya là sân sau của họ, người Anh luôn muốn bảo vệ các hợp đồng của mình và người Thổ Nhĩ Kỳ luôn mong muốn làm sống lại ảnh hưởng của bán cầu Ottoman.
Ngoài ra còn những nhân vật khác đang có nguy cơ bị lãng quên trong trật tự mới đang hình thành, như người Trung Quốc, Nga va Ấn Độ. Tag: Chiến sự Libya - NATO
0 nhận xét