>>Hai kịch bản kinh tế Việt Nam và chuyện “điều chỉnh sớm”
>>Những tháng cuối năm: Tiếp tục đối phó khủng hoảng?
Ngày 26/8, giá xăng đã được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm 500 đồng mỗi lít và giá dầu giảm 300 đồng. Theo đó, giá xăng A92 từ 21.300 đồng giảm còn 20.800 đồng một lít, giá dầu diezel 0,05S từ 21.100 đồng còn 20.800 đồng một lít, giá dầu hỏa từ 20.800 đồng về mức 20.500 đồng mỗi lít.
Bên cạnh giá xăng giảm, giá thực phẩm tươi sống, rau quả cũng đang dần hạ nhiệt từ cuối tháng 8 đến nay, với mức giảm dao động từ 1% đến 30% tùy mặt hàng. Nguyên nhân do thời tiết ấm áp, nguồn cung thực phẩm rau quả dồi dào hơn và một phần nhỏ là do giá xăng giảm.
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, việc giá xăng giảm vừa qua, tuy chỉ giảm “nhỏ giọt” song sẽ tác động đáng kể đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 và các tháng cuối năm. Thực tế, giá xăng giảm chưa đủ mạnh để tác động trực tiếp đến sự hạ giá của hàng hóa, dịch vụ như cước taxi, vận chuyển, giá vé máy bay, nhưng việc giảm giá xăng lần này đã gián tiếp tác động tới giá hàng hóa, sản phẩm khi giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. “Trong tính toán tác động của giá cả các mặt hàng thiết yếu tới chỉ số giá tiêu dùng, có một mô hình giá có tên Leontief với các hệ số được cập nhật từ bảng cân đối liên ngành IO 2007. Hiện nhiều tổ chức kinh tế, tài chính đang sử dụng mô hình này để tính và dự đoán CPI. Theo cách tính đó, việc giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu lần này sẽ làm CPI giảm khoảng 0,21%, trong đó tác động giảm trực tiếp khoảng 0,07%. Tuy nhiên, nếu tính mình CPI tháng 9, thì việc giá xăng giảm chỉ giúp chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm khoảng 0,04%, bởi quy định chỉ lấy ngày 15 hàng tháng là thời điểm chốt để tính CPI. Việc giá xăng giảm lần này có lẽ sẽ tác động mạnh hơn tới CPI tháng 10”, ông Thành nói.
Tuy không đưa ra một con số cụ thể cho CPI tháng 9, song ông Thành cho rằng tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng này sẽ xấp xỉ 1%.
Cùng nhận định rằng CPI tháng 9 sẽ giảm đáng kể so với tháng 8, song chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, sự giảm của chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 là do giá cả thực phẩm, đồ ăn thức uống đang hạ nhiệt, chứ nguyên nhân chính không phải giá xăng dầu.
Ông Doanh phân tích, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng thực phẩm đã có sự giảm tốc rõ rệt và ở mức 1.55% vào tháng 8 so với con số 3.2% ở tháng 7. Sang tháng 9, mức tăng này tiếp tục hạ tốc, sẽ kéo CPI cả tháng giảm đáng kể. “Giá cả lương thực, thực phẩm mới là yếu tố tác động mạnh tới lạm phát từ trước tới nay. Hiện, nguồn cung thực phẩm rau quả ổn định hơn, thời tiết bớt khắc nghiệt và thất thường đã khiến giá cả nhóm hàng này bình ổn. Theo tôi, CPI tháng 9 sẽ ở mức 0,7 – 0,9%. Các tháng sau đó, nếu giá xăng dầu trong nước và thế giới được giữ nguyên, thì đà tăng của CPI sẽ duy trì dưới 1%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 sẽ ở mức 19 – 20%, vượt kế hoạch 17% mà Chính phủ đề ra”.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, chỉ ra, nhìn vào lịch sử chỉ số giá tiêu dùng theo tháng từ đầu năm 2008 đến nay, CPI những tháng vừa qua của năm 2011 có diễn biến gần giống với năm 2008. Vì thế, nhiều người cho rằng các tháng cuối năm nay, tốc độ tăng CPI sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ khó mà xảy ra, bởi diễn biến kinh tế trong nước năm nay khác với năm 2008. Năm 2011, chính sách tiền tệ đã được điều hành khá chặt chẽ từ đầu năm đến nay. Do vậy, tác động tích cực của yếu tố tiền tệ đến tình hình lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 gần như không còn đáng kể như trong năm 2008.
>>Những tháng cuối năm: Tiếp tục đối phó khủng hoảng?
Ngày 26/8, giá xăng đã được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm 500 đồng mỗi lít và giá dầu giảm 300 đồng. Theo đó, giá xăng A92 từ 21.300 đồng giảm còn 20.800 đồng một lít, giá dầu diezel 0,05S từ 21.100 đồng còn 20.800 đồng một lít, giá dầu hỏa từ 20.800 đồng về mức 20.500 đồng mỗi lít.
Bên cạnh giá xăng giảm, giá thực phẩm tươi sống, rau quả cũng đang dần hạ nhiệt từ cuối tháng 8 đến nay, với mức giảm dao động từ 1% đến 30% tùy mặt hàng. Nguyên nhân do thời tiết ấm áp, nguồn cung thực phẩm rau quả dồi dào hơn và một phần nhỏ là do giá xăng giảm.
Các chuyên gia kinh tế cho hay lạm phát các tháng cuối năm tuy giảm nhưng vẫn quanh ngưỡng gần 1%. |
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, việc giá xăng giảm vừa qua, tuy chỉ giảm “nhỏ giọt” song sẽ tác động đáng kể đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 và các tháng cuối năm. Thực tế, giá xăng giảm chưa đủ mạnh để tác động trực tiếp đến sự hạ giá của hàng hóa, dịch vụ như cước taxi, vận chuyển, giá vé máy bay, nhưng việc giảm giá xăng lần này đã gián tiếp tác động tới giá hàng hóa, sản phẩm khi giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. “Trong tính toán tác động của giá cả các mặt hàng thiết yếu tới chỉ số giá tiêu dùng, có một mô hình giá có tên Leontief với các hệ số được cập nhật từ bảng cân đối liên ngành IO 2007. Hiện nhiều tổ chức kinh tế, tài chính đang sử dụng mô hình này để tính và dự đoán CPI. Theo cách tính đó, việc giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu lần này sẽ làm CPI giảm khoảng 0,21%, trong đó tác động giảm trực tiếp khoảng 0,07%. Tuy nhiên, nếu tính mình CPI tháng 9, thì việc giá xăng giảm chỉ giúp chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm khoảng 0,04%, bởi quy định chỉ lấy ngày 15 hàng tháng là thời điểm chốt để tính CPI. Việc giá xăng giảm lần này có lẽ sẽ tác động mạnh hơn tới CPI tháng 10”, ông Thành nói.
Tuy không đưa ra một con số cụ thể cho CPI tháng 9, song ông Thành cho rằng tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng này sẽ xấp xỉ 1%.
Cùng nhận định rằng CPI tháng 9 sẽ giảm đáng kể so với tháng 8, song chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, sự giảm của chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 là do giá cả thực phẩm, đồ ăn thức uống đang hạ nhiệt, chứ nguyên nhân chính không phải giá xăng dầu.
Ông Doanh phân tích, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng thực phẩm đã có sự giảm tốc rõ rệt và ở mức 1.55% vào tháng 8 so với con số 3.2% ở tháng 7. Sang tháng 9, mức tăng này tiếp tục hạ tốc, sẽ kéo CPI cả tháng giảm đáng kể. “Giá cả lương thực, thực phẩm mới là yếu tố tác động mạnh tới lạm phát từ trước tới nay. Hiện, nguồn cung thực phẩm rau quả ổn định hơn, thời tiết bớt khắc nghiệt và thất thường đã khiến giá cả nhóm hàng này bình ổn. Theo tôi, CPI tháng 9 sẽ ở mức 0,7 – 0,9%. Các tháng sau đó, nếu giá xăng dầu trong nước và thế giới được giữ nguyên, thì đà tăng của CPI sẽ duy trì dưới 1%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 sẽ ở mức 19 – 20%, vượt kế hoạch 17% mà Chính phủ đề ra”.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, chỉ ra, nhìn vào lịch sử chỉ số giá tiêu dùng theo tháng từ đầu năm 2008 đến nay, CPI những tháng vừa qua của năm 2011 có diễn biến gần giống với năm 2008. Vì thế, nhiều người cho rằng các tháng cuối năm nay, tốc độ tăng CPI sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ khó mà xảy ra, bởi diễn biến kinh tế trong nước năm nay khác với năm 2008. Năm 2011, chính sách tiền tệ đã được điều hành khá chặt chẽ từ đầu năm đến nay. Do vậy, tác động tích cực của yếu tố tiền tệ đến tình hình lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 gần như không còn đáng kể như trong năm 2008.
0 nhận xét