Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần hôm nay (16/9) lại trượt giảm mạnh mẽ, khi những dự báo về một đợt điều chỉnh sẽ diễn ra khiến các nhà đầu tư đua nhau bán tháo.
>>Thị trường 24h: Giá dầu đang tiếp tục tăng trên thị trường châu Á
Trên thế giới, nối tiếp 3 phiên tăng điểm mạnh của tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên giao dịch đêm qua đã tiếp tục tăng mạnh, sau khi một loạt ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới bắt tay nhau cùng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, giúp cho niềm tin của giới đầu tư phục hồi mạnh.
Trong nước, những dự báo về một đợt điều chỉnh đã khiến giới đầu tư trở nên lo lắng. Giao dịch thận trọng lại tái hiện trên cả 2 sàn chứng khoán, hoạt động bán ra để chốt lời của các nhà đầu tư lượt sóng cũng ngày càng tăng cao.
Tại sàn TP.HCM, tiếp nối đà tăng điểm phiên giao dịch trước đó, chỉ số Vn-Index đã tiếp tục xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, hoạt động mua bán trên sàn lại diễn ra khá lưỡng lự, áp lực bán ra cũng bắt đầu xuất hiện.
Chốt đợt giao dịch thứ nhất, chỉ số Vn-Index đã đứng tại mốc 470,87 điểm, tăng 0,2 điểm, tương đương 0,04 %. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 25,83 tỷ đồng.
Đà tăng điểm đã nhanh chóng vụt mất khi thị trường bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Tâm lý hứng phấn của những phiên giao dịch trước đã không còn, mà thay vào đó là những lo lắng và e dè, khiến các nhà đầu tư lại mạnh tay bán ra để chốt lời. Động thái này đã kéo chỉ số Vn-Index nhanh chóng trượt giảm mạnh.
Càng về cuối phiên, khoảng cách giảm điểm của chỉ số Vn-Index ngày càng được tăng cao. Số lượng người mua vào khá thưa thớt, khiến màu xanh và đỏ trên bảng điện tử có một sự chênh lệch khá lớn.
Điểm đặc biệt trong ngày làm việc hôm nay là sự đi xuống mạnh của hầu hết các cổ phiếu lớn trên sàn. Bằng chứng là hàng loạt cổ phiếu đóng vai trò quyết định xu hướng của thị trường như BVH, MSN, SSI, SJS… đã giảm sàn và giảm điểm.
Cuối phiên, chỉ số Vn-Index đã để mất đến 13,56 điểm, tương đương 2,88 %, trượt xuống mức 457,11 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 59 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.272,44 tỷ đồng. Toàn thị trường chỉ có 34 mã tăng điểm, 38 mã đứng giá và có đến 229 mã giảm điểm.
Cùng chiều, tiếp nối 2 phiên giao điểm trước đó, thị trường phiên cuối tuần hôm nay đã tiếp tục có một thêm một phiên thảm hại. Áp lực bán trên sàn hôm nay cũng đã gia tăng khá mạnh, khiến nhiều cổ phiếu trụ cột trên sàn vẫn cắm đầu đi xuống.
Đóng cửa ngày làm việc, chỉ số HNX-Index rơi xuống còn 74,88 điểm, giảm tiếp 1,49 điểm, tương đương 1,95 %. Khối lượng giao dịch đạt 51,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 583,04 tỷ đồng. Toàn thị trường có 64 mã tăng điểm, 20 mã đứng giá và 253 mã giảm điểm.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán FPTS, trong đợt tăng điểm vừa qua, thị trường tăng điểm chủ yếu nhờ sự hưng phấn của các nhà đầu tư cá nhân, dựa trên tâm lý kỳ vọng vào những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ.
Qua theo dõi thị trường, nhiều khả năng nhịp điều chỉnh của Vn-Index có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong một vài phiên giao dịch tới. Vì vậy, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát, chờ đợi tín hiệu chắc chắn cho xu thế tiếp theo của thị trường.
>>Thị trường 24h: Giá dầu đang tiếp tục tăng trên thị trường châu Á
Trên thế giới, nối tiếp 3 phiên tăng điểm mạnh của tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên giao dịch đêm qua đã tiếp tục tăng mạnh, sau khi một loạt ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới bắt tay nhau cùng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, giúp cho niềm tin của giới đầu tư phục hồi mạnh.
Trong nước, những dự báo về một đợt điều chỉnh đã khiến giới đầu tư trở nên lo lắng. Giao dịch thận trọng lại tái hiện trên cả 2 sàn chứng khoán, hoạt động bán ra để chốt lời của các nhà đầu tư lượt sóng cũng ngày càng tăng cao.
Tại sàn TP.HCM, tiếp nối đà tăng điểm phiên giao dịch trước đó, chỉ số Vn-Index đã tiếp tục xu hướng tăng điểm. Tuy nhiên, hoạt động mua bán trên sàn lại diễn ra khá lưỡng lự, áp lực bán ra cũng bắt đầu xuất hiện.
Chốt đợt giao dịch thứ nhất, chỉ số Vn-Index đã đứng tại mốc 470,87 điểm, tăng 0,2 điểm, tương đương 0,04 %. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 25,83 tỷ đồng.
Đà tăng điểm đã nhanh chóng vụt mất khi thị trường bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Tâm lý hứng phấn của những phiên giao dịch trước đã không còn, mà thay vào đó là những lo lắng và e dè, khiến các nhà đầu tư lại mạnh tay bán ra để chốt lời. Động thái này đã kéo chỉ số Vn-Index nhanh chóng trượt giảm mạnh.
Càng về cuối phiên, khoảng cách giảm điểm của chỉ số Vn-Index ngày càng được tăng cao. Số lượng người mua vào khá thưa thớt, khiến màu xanh và đỏ trên bảng điện tử có một sự chênh lệch khá lớn.
Điểm đặc biệt trong ngày làm việc hôm nay là sự đi xuống mạnh của hầu hết các cổ phiếu lớn trên sàn. Bằng chứng là hàng loạt cổ phiếu đóng vai trò quyết định xu hướng của thị trường như BVH, MSN, SSI, SJS… đã giảm sàn và giảm điểm.
Cuối phiên, chỉ số Vn-Index đã để mất đến 13,56 điểm, tương đương 2,88 %, trượt xuống mức 457,11 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 59 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.272,44 tỷ đồng. Toàn thị trường chỉ có 34 mã tăng điểm, 38 mã đứng giá và có đến 229 mã giảm điểm.
Cùng chiều, tiếp nối 2 phiên giao điểm trước đó, thị trường phiên cuối tuần hôm nay đã tiếp tục có một thêm một phiên thảm hại. Áp lực bán trên sàn hôm nay cũng đã gia tăng khá mạnh, khiến nhiều cổ phiếu trụ cột trên sàn vẫn cắm đầu đi xuống.
Đóng cửa ngày làm việc, chỉ số HNX-Index rơi xuống còn 74,88 điểm, giảm tiếp 1,49 điểm, tương đương 1,95 %. Khối lượng giao dịch đạt 51,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 583,04 tỷ đồng. Toàn thị trường có 64 mã tăng điểm, 20 mã đứng giá và 253 mã giảm điểm.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán FPTS, trong đợt tăng điểm vừa qua, thị trường tăng điểm chủ yếu nhờ sự hưng phấn của các nhà đầu tư cá nhân, dựa trên tâm lý kỳ vọng vào những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ.
Qua theo dõi thị trường, nhiều khả năng nhịp điều chỉnh của Vn-Index có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong một vài phiên giao dịch tới. Vì vậy, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát, chờ đợi tín hiệu chắc chắn cho xu thế tiếp theo của thị trường.
VnMedia
0 nhận xét