Alexander Smirnov chưa bao giờ quên được cái cảm giác lâng lâng vào tháng 8/1991. Thời điểm đó, A. Smirnov mới chỉ là một sinh viên ở Leningrad, cao lều nghều, làn da xanh xao với cặp kính cận to bản. Sáng 20/8/1991, chàng sinh viên đi bộ tới quảng trường trung tâm của thành phố và tận mắt chứng kiến một trong các cuộc tuần hành lớn nhất ở Nga từ trước tới nay. Một ngày trước đó, quân đội nổi dậy đã bắt đầu
Những người đứng đầu của Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô, quân đội và cảnh sát, cùng với một số lực lượng khác đã giành được quyền kiểm soát Liên bang Xô Viết từ tay tổng thống Mikhail Gorbachev và đưa xe tăng tiến vào Moscow trước khi ban bố lệnh khẩn cấp. Phản ứng trước sự việc trên, hàng trăm nghìn người dân đã đổ xuống đường để ngăn cản. “Chúng tôi sẵn sàng hy sinh trước đoàn xe tăng”, Smirnov nói. Và ở Moscow, một vài người trong số họ đã làm vậy. Chỉ ba ngày sau khi hội đồng quân nhân bắt đầu, nó đã bị đánh bại bởi sự kháng cự của người dân. Ngày 22/8/1991, lãnh đạo các cuộc nổi dậy đã bị bắt, và Liên bang Xô Viết không bao giờ còn có thể phục hồi nữa. 4 tháng sau đó, vào ngày lễ giáng sinh, Liên bang Xô Viết tan rã.
Những trải nghiệm đầu tiên của Smirnov sau các cuộc nổi dậy đã được ông lưu giữ lại. Chàng sinh viên chuyên ngành lịch sử này bắt đầu thu thập các hiện vật như những tấm áp phích viết tay, biểu ngữ, thìa và lọ của những người từng cố thủ ở Moscow và Leningrad. Ông ta đã phân loại và lưu giữ tất cả, tin rằng những sự kiện diễn ra vào tháng 8/1991 có thể được tôn vinh như một trong những khoảnh khắc tự hào nhất trong lịch sử của nước Nga. Suốt 20 năm, Smirnov đã bôn ba khắp đất nước để thu thập những chiếc áo jacket và mặt nạ mà người dân đã sử dụng khi đối đầu với các xe tăng, và những bức ảnh họ đã chụp được trong cuộc diễu hành. Ngày 19/8/2011, đúng dịp kỷ niệm 20 năm diễn ra những sự kiện này, bộ sưu tập của chàng sinh viên ngày nào đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Chính trị Nga tại St. Petersburg. “Một vài giáo viên đã sử dụng chúng trong những tiết học lịch sử và thậm chí còn có sự hiện diện của một số nhân chứng từng tham gia cuộc biểu tình đó”, Smirnov nói với tạp chí Time. "Nhưng mọi người đặt ra câu hỏi với chúng tôi, tại sao không gian trưng bày quá nhỏ? Tại sao không có ai ở đây?”, Smirnov nói thêm.
Câu trả lời là không có ai quan tâm, thậm chí cả chính phủ. 20 năm trôi qua, không hề có một buổi lễ tưởng nhớ tầm cỡ quốc gia nào được tổ chức ở Nga, trong khi đó phần lớn các nước Cộng hòa Xô Viết cũ đánh dấu Ngày Độc Lập bằng các cuộc diễu binh và phát biểu chính trị. Năm nay, cả các nhà lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitri Medvedev không đề cập đến ngày này trước người dân, trong khi một cựu quan chức của đảng chính trị của Putin, Sergei Neverov, nói rằng sẽ không có buổi tưởng nhớ nào được tổ chức nhằm tránh các cuộc biểu tình như năm 1991 tái diễn. “Ngày này chúng ta đang cố gắng để thống nhất xã hội dân sự và không cho phép những sự kiện như vậy lại xảy ra" Neverov giải thích với các phóng viên.
Triển lãm duy nhất được nhà nước tài trợ ở Nga để đánh dấu sự kiện tháng 8/1991 là một bộ sưu tập thìa và mặt nạ của Smirnov, và nó được “nhét” trong một không gian tối tăm, với diện tích chỉ bằng một căn phòng nhỏ.
Với điện Kremlin và nhiều người dân, sự suy sụp của Liên Xô kéo theo hàng triệu vụ cướp bóc. Và những nhân tố của một chế độ cũ dần dần được hồi phục. “Đó là lý do rõ ràng nhất giải thích tại sao các nhà chức trách lờ đi dịp kỷ niệm này", Lev Ponomaryov, một trong những nhà bảo vệ nhân quyền hàng đầu ở Nga, nói. “...Tại sao họ lại phải kỷ niệm cái mà họ cho là một thất bại chứ?” Quả thực, trong một bài phát biểu của mình, Putin đã từng xem sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết là “thảm kịch địa chính trị của thế kỷ 21”.
Nhiều người dân Nga dường như đồng ý với quan điểm đó. Trong một cuộc khảo sát được Trung tâm Lavada công bố hồi tuần trước, chỉ có 10% người tham gia cho biết sự sụp đổ đó là một chiến thắng của lực lượng dân chủ, và hầu như một nửa số người còn lại cho rằng những sự kiện đó khiến đất nước đi sai đường, trong khi đa số người Nga không nhớ nhiều về cái đã xảy ra.
Trong khi đó, Smirnov lại kết thúc một ngày làm việc nữa ở phòng trưng bày của mình. Ông ta nói, vẫn là những người đó, những người đã từng tham gia vào cuộc diễu hành năm 1991 và đứng xếp hàng dài vào những năm 1980 để được tham dự các cuộc triển lãm về lịch sử Xô Viết. Thời đó, chính sách công khai thẳng thắn của Gorbachev đã cho phép có được cái nhìn chân thật đầu tiên về quá khứ của đất nước, và những viện bảo tàng lịch sử bắt đầu trưng bày hiện vật về các trại giam Gulag và các cuộc thanh trừng những năm 1930. "Rất đông người đứng xếp hàng hàng giờ liền để được vào”, Smirnov nói. "Họ có vẻ hồ hởi. Họ tự thấy mình đã quên đi quá khứ của chính mính”.
Những người đứng đầu của Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô, quân đội và cảnh sát, cùng với một số lực lượng khác đã giành được quyền kiểm soát Liên bang Xô Viết từ tay tổng thống Mikhail Gorbachev và đưa xe tăng tiến vào Moscow trước khi ban bố lệnh khẩn cấp. Phản ứng trước sự việc trên, hàng trăm nghìn người dân đã đổ xuống đường để ngăn cản. “Chúng tôi sẵn sàng hy sinh trước đoàn xe tăng”, Smirnov nói. Và ở Moscow, một vài người trong số họ đã làm vậy. Chỉ ba ngày sau khi hội đồng quân nhân bắt đầu, nó đã bị đánh bại bởi sự kháng cự của người dân. Ngày 22/8/1991, lãnh đạo các cuộc nổi dậy đã bị bắt, và Liên bang Xô Viết không bao giờ còn có thể phục hồi nữa. 4 tháng sau đó, vào ngày lễ giáng sinh, Liên bang Xô Viết tan rã.
Những trải nghiệm đầu tiên của Smirnov sau các cuộc nổi dậy đã được ông lưu giữ lại. Chàng sinh viên chuyên ngành lịch sử này bắt đầu thu thập các hiện vật như những tấm áp phích viết tay, biểu ngữ, thìa và lọ của những người từng cố thủ ở Moscow và Leningrad. Ông ta đã phân loại và lưu giữ tất cả, tin rằng những sự kiện diễn ra vào tháng 8/1991 có thể được tôn vinh như một trong những khoảnh khắc tự hào nhất trong lịch sử của nước Nga. Suốt 20 năm, Smirnov đã bôn ba khắp đất nước để thu thập những chiếc áo jacket và mặt nạ mà người dân đã sử dụng khi đối đầu với các xe tăng, và những bức ảnh họ đã chụp được trong cuộc diễu hành. Ngày 19/8/2011, đúng dịp kỷ niệm 20 năm diễn ra những sự kiện này, bộ sưu tập của chàng sinh viên ngày nào đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Chính trị Nga tại St. Petersburg. “Một vài giáo viên đã sử dụng chúng trong những tiết học lịch sử và thậm chí còn có sự hiện diện của một số nhân chứng từng tham gia cuộc biểu tình đó”, Smirnov nói với tạp chí Time. "Nhưng mọi người đặt ra câu hỏi với chúng tôi, tại sao không gian trưng bày quá nhỏ? Tại sao không có ai ở đây?”, Smirnov nói thêm.
Câu trả lời là không có ai quan tâm, thậm chí cả chính phủ. 20 năm trôi qua, không hề có một buổi lễ tưởng nhớ tầm cỡ quốc gia nào được tổ chức ở Nga, trong khi đó phần lớn các nước Cộng hòa Xô Viết cũ đánh dấu Ngày Độc Lập bằng các cuộc diễu binh và phát biểu chính trị. Năm nay, cả các nhà lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitri Medvedev không đề cập đến ngày này trước người dân, trong khi một cựu quan chức của đảng chính trị của Putin, Sergei Neverov, nói rằng sẽ không có buổi tưởng nhớ nào được tổ chức nhằm tránh các cuộc biểu tình như năm 1991 tái diễn. “Ngày này chúng ta đang cố gắng để thống nhất xã hội dân sự và không cho phép những sự kiện như vậy lại xảy ra" Neverov giải thích với các phóng viên.
Triển lãm duy nhất được nhà nước tài trợ ở Nga để đánh dấu sự kiện tháng 8/1991 là một bộ sưu tập thìa và mặt nạ của Smirnov, và nó được “nhét” trong một không gian tối tăm, với diện tích chỉ bằng một căn phòng nhỏ.
Nhiều người dân Nga dường như đồng ý với quan điểm đó. Trong một cuộc khảo sát được Trung tâm Lavada công bố hồi tuần trước, chỉ có 10% người tham gia cho biết sự sụp đổ đó là một chiến thắng của lực lượng dân chủ, và hầu như một nửa số người còn lại cho rằng những sự kiện đó khiến đất nước đi sai đường, trong khi đa số người Nga không nhớ nhiều về cái đã xảy ra.
Trong khi đó, Smirnov lại kết thúc một ngày làm việc nữa ở phòng trưng bày của mình. Ông ta nói, vẫn là những người đó, những người đã từng tham gia vào cuộc diễu hành năm 1991 và đứng xếp hàng dài vào những năm 1980 để được tham dự các cuộc triển lãm về lịch sử Xô Viết. Thời đó, chính sách công khai thẳng thắn của Gorbachev đã cho phép có được cái nhìn chân thật đầu tiên về quá khứ của đất nước, và những viện bảo tàng lịch sử bắt đầu trưng bày hiện vật về các trại giam Gulag và các cuộc thanh trừng những năm 1930. "Rất đông người đứng xếp hàng hàng giờ liền để được vào”, Smirnov nói. "Họ có vẻ hồ hởi. Họ tự thấy mình đã quên đi quá khứ của chính mính”.
0 nhận xét