Hiến pháp sửa đổi nên đề cập chủ quyền biển đảo

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhìn nhận như vậy khi đề cập tới vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thảo luận chiều 4-8


Cần có định chế bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo. Trong ảnh: Đội tàu khai thác thị xã Sông Cầu (Phú Yên) đang ra khơi. Ảnh: Dương Thanh Xuân
* Phóng viên: Là người đã 2 lần tham gia vào việc soạn thảo hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992, ông nghĩ sao trước ý kiến cho rằng sửa hiến pháp 3 lần trong hơn 30 năm là nhiều?
- Ông Nguyễn Đình Lộc: Đúng là có ý kiến cho rằng không nên làm Hiến pháp để rồi sửa nhiều. Vấn đề là cần phải có quan điểm rõ về vai trò và vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật của nước ta. Từ đó mới thấy nên sửa ít hay sửa nhiều, cần đưa điều gì vào hiến pháp. Lúc này, chúng ta mới đặt vấn đề sửa Hiến pháp chứ chưa đưa ra một chủ thuyết rõ ràng. Đại hội XI của Đảng chỉ nêu chủ trương khẩn trương nghiên cứu sửa đổi hiến pháp nhưng chưa nói sửa như thế nào. Cần làm rõ chủ thuyết sửa hiến pháp mới thấy cần sửa những gì.
* Thưa ông, nói hiến pháp là đạo luật cơ bản nhưng một trong những vấn đề đang đặt ra lại khá cụ thể như thí điểm thực hiện bỏ HĐND cấp quận huyện - phường - xã?
- Phải thực hiện thí điểm vì thấy tình hình thực tế đã đòi hỏi quá bức xúc song lại “vướng” hiến pháp. Hiến pháp hiện hành đã quy định rõ 3 cấp HĐND nên muốn bỏ thì phải thực hiện thí điểm.
* Để tránh lại phải thí điểm những vấn đề cụ thể trong tương lai, lần này nên sửa cơ bản Hiến pháp?
- Hiện đang có những ý kiến đề nghị sửa đổi cơ bản, toàn diện hiến pháp. Nhưng sửa cơ bản là sửa ra sao, những vấn đề nguyên tắc nào, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước, nguyên tắc cơ chế kinh tế... tôi thấy chưa rõ.
Chúng ta thường nói hiến pháp là đạo luật cơ bản nhưng cần giải mã thế nào là cơ bản. Nếu chỉ nói mà không giải mã được thì sẽ lại làm chính chúng ta lúng túng. Trong quá trình soạn thảo hiến pháp 2 lần trước, chúng ta chưa đi nhiều vào tìm hiểu thế nào là đạo luật cơ bản. Những năm gần đây chúng ta mới nói nhiều về điều này. Ngay thảo luận chiều 4-8 tại Quốc hội, tôi cũng nghe nhiều đại biểu nêu quan điểm rằng sửa hiến pháp chỉ nên sửa điều gì chung thôi chứ không sửa cụ thể song lại không thấy đưa ra một dẫn chứng để minh chứng thế nào là cụ thể.
* Ông thấy sao khi trong tờ trình của ủy ban Thường vụ Quốc hội về những định hướng lớn sửa đổi hiến pháp có nêu vấn đề bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc?
- Chủ quyền cũng là một vấn đề thuộc về quyền lực của nhân dân. Chương về bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp hiện nay mới nhìn việc bảo vệ Tổ quốc dưới góc độ quốc phòng chứ chưa nói rõ về việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Trong tình hình bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay, nhầt là chủ quyền biển đảo đang là vấn đề lớn hiện nay, nên có thêm một chương với các chế định về bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thể hiện quyền lực của nhân dân
* Theo ông việc sửa hiến pháp nên tập trung vào những vấn đề gì?
- Một trong những vấn đề nổi lên nhất hiện là quyền lực của nhân dân. Điều 6 của hiến pháp hiện hành nói rằng tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân thực hiện quyền lực thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Như thế có nghĩa là nhân dân trao trọn quyền lực của mình cho Quốc hội và HĐND các cấp. Đại biểu Quốc hội và HĐND được nhân dân bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân nhưng chế độ trách nhiệm thế nào lại chưa rõ. Chúng ta nói dân chủ hay không dân chủ chính là chỗ nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực của mình. Theo dõi phát biểu tại Quốc hội chiều 4-8, tôi chưa thấy đại biểu nào đề cập tới nội dung nêu tại điều 6 của hiến pháp trong khi đây đang là vấn đề nổi lên hiện nay.
Phạm Dương thực hiện
Theo NLĐ

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia