Dư luận quốc tế về tình hình Libya: Người ủng hộ, kẻ phản đối

Trong khi Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Úc kêu gọi ông Gaddafi từ chức thì Nam Phi và Venezuela không công nhận và lên án phe nổi dậy

Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama tuyên bố đã đến lúc ông Muammar Gaddafi phải nhận ra rằng chế độ cai trị của ông ở Libya đã đi đến đoạn kết và từ bỏ quyền lực để chấm dứt 6 tháng nội chiến đầy bạo lực và máu lửa. TT Obama  khẳng định: “Ông Gaddafi cần phải chấp nhận thực tế rằng ông ta không còn nắm quyền kiểm soát Libya nữa. Tương lai của Libya hiện đang nằm trong tay nhân dân Libya”.
TT Mỹ cũng kêu gọi phe nổi dậy tôn trọng quyền của nhân dân Libya, tránh thương vong cho thường dân, bảo vệ các cơ quan của nhà nước và theo đuổi dân chủ. Đồng thời, TT Obama nói Mỹ vẫn sẽ sát cánh với Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (TNC) và cùng với các nước đồng minh và đối tác khắp thế giới bảo vệ nhân dân Libya cũng như ủng hộ quá trình chuyển sang dân chủ một cách hòa bình.

Thủ tướng Anh David Cameron tại cuộc họp báo về tình hình Libya ở London hôm 22-8. Ảnh: REUTERS
Bên cạnh đó, Anh kêu gọi TNC duy trì trật tự và không theo đuổi việc trả thù. Theo Reuters, Thủ tướng Anh David Cameron đã cắt ngắn chuyến nghỉ hè và trở về London chủ trì cuộc họp của Hội đồng An ninh của chính phủ vào cuối ngày 22-8. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Anh Alistair Burt nhấn mạnh: “Chính phủ Anh kêu gọi ông Gaddafi từ chức ngay bây giờ và tránh đổ máu thêm nữa”.
Đồng tình với quan điểm của Anh, Thủ tướng Đức Angela Merkel, TT Pháp Nicolas Sarkozy và Ngoại trưởng Ý Franco Frattini đã đồng loạt kêu gọi ông Gaddafi từ chức và buông súng để tránh đổ máu thêm ở Libya.
Về phần mình, Úc cũng kêu gọi ông Muammar Gaddafi từ chức và ra trước tòa án quốc tế trả lời về các tội ác vi phạm nhân quyền mà ông đã phạm phải trong suốt 41 năm cai trị Libya. Thủ tướng Úc Julia Gillard tuyên bố: “Đất nước chúng tôi tiếp tục ủng hộ nhân dân Libya tiến đến hòa bình và dân chủ”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này tôn trọng sự chọn lựa của nhân dân Libya và hy vọng tình hình sẽ ổn định càng sớm càng tốt. Theo Tân Hoa Xã, tuần trước, các thủ lĩnh phe nổi dậy đã hứa thực hiện đúng hẹn các hợp đồng kinh doanh của Trung Quốc ở Libya và đề nghị Bắc Kinh giúp đỡ tái thiết đất nước.
Trong  khi đó, Ngoại trưởng Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane nhấn mạnh Nam Phi không công nhận chính phủ của phe nổi dậy. Bà tuyên bố: “Nếu chính phủ này sụp đổ, sẽ chẳng còn chính phủ nào ở đây cả”.
TT Venezuela Hugo Chavez cũng lên án các cuộc không kích mới nhất của NATO ở Libya cũng như vai trò của Mỹ và một số quốc gia châu Âu ở nước này. TT Chavez cho rằng mục đích của NATO là nhằm giành quyền kiểm soát dầu mỏ của Libya. Gần đây, ông còn gọi phe nổi dậy ở Libya là một tổ chức khủng bố.
Những dấu mốc 6 tháng qua
Hãng tin AFP và nhật báo Pháp La Libération ghi nhận những mốc thời gian quan trọng từ lúc bắt đầu cuộc nổi dậy chống chính quyền tại Libya.
Từ ngày 15 đến 19-2: Các cuộc biểu tình chống chính quyền chưa từng có đã bị trấn áp nặng nề tại hai thành phố Benghazi và Al-Baida.
22-2: Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil và Bộ trưởng Nội vụ Abdel Fatah Younes chạy sang phe nổi dậy, kéo theo một số quan chức dân sự và quân sự.
10-3: Pháp nhìn nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) là đại diện hợp pháp của Libya.
17-3: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép sử dụng vũ lực chống lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi để bảo vệ thường dân.
19-3: Anh, Pháp không kích đẩy lùi lực lượng của ông Gaddafi đang tấn công thành phố Benghazi, cứ địa của phe nổi dậy.
30-3: Ngoại trưởng Libya Mussa Kussa đào nhiệm.
31-3: NATO lãnh trách nhiệm chỉ huy chiến dịch không kích. 
20-4: Anh, Pháp, Ý gửi cố vấn quân sự bên cạnh NTC.
11-5: Phe nổi dậy chiếm sân bay Misrata, phía Đông Tripoli.
27-5: Nga kêu gọi ông Gaddafi ra đi.
27-6: Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh truy nã đối với ông Gaddafi, con trai của ông là Saif al-Islam Gaddafi và chỉ huy trưởng tình báo Abdullah Al-Senoussi.
29-6: Pháp xác nhận có thả dù cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy.
15-7: Nhóm tiếp xúc quốc tế về Libya nhìn nhận NTC là chính quyền hợp pháp.
28-7: Ông Abdel Fatah Younes, lúc này đã trở thành chỉ huy trưởng quân nổi dậy, bị ám sát.
6-8: Phe nổi dậy chiếm thị trấn Bir al-Granam ở miền Tây.
8-8: Thủ lĩnh nổi dậy Mustafa Abdel Jalil giải tán toàn bộ ban điều hành và trở thành chủ tịch NTC.
15-8: Phe nổi dậy chiếm các thành phố Gharyane và Sorman, kiểm soát toàn bộ vùng dân cư phía Đông Brega. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc đến Tunis, thảo luận về tương lai của Libya.
18-8: Chính quyền Tripoli đề nghị ngưng bắn nhưng loại trừ việc ông Gaddafi phải từ chức.
19-8: Phe nổi dậy chiếm hai thành phố  Zlitan và Zawiyah, tiến về Tripoli.
20-8: Phe nổi dậy tiến sát Tripoli và cuộc tấn công thủ đô bắt đầu vào buổi tối.
21-8: Giao tranh dữ dội suốt ngày sau khi phe nổi dậy tiến vào thành phố từ hướng Tây.
Lưu Nguyễn
Lục San
NLĐ

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia