Trước sức nóng ngùn ngụt của giá vàng trong nước và quốc tế hôm nay, các doanh nghiệp kim hoàn lớn đã xin cấp phép nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này.
Với lý do “khan hàng” mà các nhà kinh doanh vàng lớn đưa ra, giá vàng trong nước hôm nay đã có lúc được đẩy lên 44,4 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử. Có những thời điểm, giá vàng trong nước cao hơn quốc tế đến 2 triệu đồng/lượng, mức chênh phổ biến là 1,4 - 1,6 triệu đồng/lượng.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, trong ngày hôm nay, hệ thống SJC bán ra 5.000 lượng vàng trong khi chỉ mua được có 500 lượng.
“Do nguồn cung trên thị trường quá hạn hẹp, chúng tôi phải đem vàng trong kho ra bán. Bán ra lúc này là chúng tôi chấp nhận rủi ro, vì giá vàng quốc tế tăng mạnh hơn đêm nay là coi như chúng tôi chịu thiệt”, ông Tường nói.
Trả lời câu hỏi về việc liệu vàng trong nước có đang bị “làm giá” khi đắt hơn nhiều so với thế giới, ông Tường phát biểu: “Chả ai dại gì mà găm hàng khi giá vàng quốc tế liên tục lập kỷ lục vừa qua. Ai dám chắc giá quốc tế không sụt mạnh bất kỳ lúc nào. Nhiều doanh nghiệp muốn bán ra nhưng biết lấy gì mà bán khi mà họ không thể mua để cân đối. Chúng tôi may là có vàng trong kho để bán, nếu không bán thì thị trường còn loạn nữa”.
Theo ông Tường, SJC bán vàng hôm nay nhưng không biết đến mai tình hình sẽ ra sao. “Nhưng trước mắt chúng tôi phải bán, vì không bán không được”, ông Tường nói.
Nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ… cho biết đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng, nhưng đến hơn 16h chiều nay, vẫn chưa đơn vị nào nhận được câu trả lời từ Ngân hàng Nhà nước.
Lúc 16h40 chiều nay, giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM do Sacombank-SBJ niêm yết ở bảng giá thứ 14 trong ngày là 43,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,24 triệu đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm, SJC báo giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 43,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,12 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng quốc tế cùng thời điểm là 1.710,9 USD/oz, tăng 46,5 USD/oz so với giá đóng cửa ở New York. Mức giá này tương đương 42,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng bán lẻ trong nước khoảng 1,3 triệu đồng/lượng.
“Thống kê cho thấy, trong hai tháng 5 và 6 vừa qua đã có khoảng trên 12 tấn vàng được xuất khỏi Việt Nam. Trong khi đó, một năm rưỡi qua cơ quan chức năng không cho phép nhập vàng. Nguồn cung vàng trong nước khan hiếm là tất yếu”, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho biết.
Trong tháng 7 vừa qua, đã có thêm một khối lượng vàng lớn được xuất khẩu khỏi Việt Nam dưới dạng nữ trang thô, khi giá vàng trong nước thấp hơn quốc tế 400.000-500.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, do tác động của yếu tố tâm lý, người dân đang tìm cách gom mua vàng bất chấp giá cao, thay vì bán ra như mấy tháng qua. “Người dân mua vàng với niềm tin giá còn lên, khi mà kinh tế thế giới có quá nhiều bất ổn. Những ai muốn bán vàng thì đã bán cả rồi, còn những ai vẫn giữ vàng đến giờ đều không muốn bán”, ông Hải, VGB, nhận định.
Theo ý kiến của nhiều nhà kinh doanh vàng, nếu vàng tiếp tục không được nhập về Việt Nam theo đường chính ngạch, thì hoạt động nhập lậu vàng rất dễ xảy ra khi giá vàng giữa hai thị trường chênh lệch lớn như hiện nay. Khi đó, áp lực tăng tỷ giá USD/VND rất có thể sẽ lớn thêm.
Giá vàng hôm nay đã tăng vùn vụt lên các mốc cao mới.
Với lý do “khan hàng” mà các nhà kinh doanh vàng lớn đưa ra, giá vàng trong nước hôm nay đã có lúc được đẩy lên 44,4 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử. Có những thời điểm, giá vàng trong nước cao hơn quốc tế đến 2 triệu đồng/lượng, mức chênh phổ biến là 1,4 - 1,6 triệu đồng/lượng.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, trong ngày hôm nay, hệ thống SJC bán ra 5.000 lượng vàng trong khi chỉ mua được có 500 lượng.
“Do nguồn cung trên thị trường quá hạn hẹp, chúng tôi phải đem vàng trong kho ra bán. Bán ra lúc này là chúng tôi chấp nhận rủi ro, vì giá vàng quốc tế tăng mạnh hơn đêm nay là coi như chúng tôi chịu thiệt”, ông Tường nói.
Trả lời câu hỏi về việc liệu vàng trong nước có đang bị “làm giá” khi đắt hơn nhiều so với thế giới, ông Tường phát biểu: “Chả ai dại gì mà găm hàng khi giá vàng quốc tế liên tục lập kỷ lục vừa qua. Ai dám chắc giá quốc tế không sụt mạnh bất kỳ lúc nào. Nhiều doanh nghiệp muốn bán ra nhưng biết lấy gì mà bán khi mà họ không thể mua để cân đối. Chúng tôi may là có vàng trong kho để bán, nếu không bán thì thị trường còn loạn nữa”.
Theo ông Tường, SJC bán vàng hôm nay nhưng không biết đến mai tình hình sẽ ra sao. “Nhưng trước mắt chúng tôi phải bán, vì không bán không được”, ông Tường nói.
Nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ… cho biết đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng, nhưng đến hơn 16h chiều nay, vẫn chưa đơn vị nào nhận được câu trả lời từ Ngân hàng Nhà nước.
Lúc 16h40 chiều nay, giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM do Sacombank-SBJ niêm yết ở bảng giá thứ 14 trong ngày là 43,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,24 triệu đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm, SJC báo giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 43,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,12 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng quốc tế cùng thời điểm là 1.710,9 USD/oz, tăng 46,5 USD/oz so với giá đóng cửa ở New York. Mức giá này tương đương 42,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng bán lẻ trong nước khoảng 1,3 triệu đồng/lượng.
“Thống kê cho thấy, trong hai tháng 5 và 6 vừa qua đã có khoảng trên 12 tấn vàng được xuất khỏi Việt Nam. Trong khi đó, một năm rưỡi qua cơ quan chức năng không cho phép nhập vàng. Nguồn cung vàng trong nước khan hiếm là tất yếu”, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho biết.
Trong tháng 7 vừa qua, đã có thêm một khối lượng vàng lớn được xuất khẩu khỏi Việt Nam dưới dạng nữ trang thô, khi giá vàng trong nước thấp hơn quốc tế 400.000-500.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, do tác động của yếu tố tâm lý, người dân đang tìm cách gom mua vàng bất chấp giá cao, thay vì bán ra như mấy tháng qua. “Người dân mua vàng với niềm tin giá còn lên, khi mà kinh tế thế giới có quá nhiều bất ổn. Những ai muốn bán vàng thì đã bán cả rồi, còn những ai vẫn giữ vàng đến giờ đều không muốn bán”, ông Hải, VGB, nhận định.
Theo ý kiến của nhiều nhà kinh doanh vàng, nếu vàng tiếp tục không được nhập về Việt Nam theo đường chính ngạch, thì hoạt động nhập lậu vàng rất dễ xảy ra khi giá vàng giữa hai thị trường chênh lệch lớn như hiện nay. Khi đó, áp lực tăng tỷ giá USD/VND rất có thể sẽ lớn thêm.
Theo VnEconomy
Thị trường 24h:
0 nhận xét