Theo nhận định vừa được đưa ra của TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong bối cảnh như hiện nay lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh điểm là 21 - 22% trong tháng 7 – 8, sau đó sẽ hạ xuống 15% vào cuối năm 2011.
Theo ông Nghĩa, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng hiện tại nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro thách thức như: rủi ro tăng trưởng, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá và rủi ro chéo từ chính sách tài khóa sang tiền tệ.
Ngoài ra, một vấn đề được xem là khá nóng bỏng trong thời gian vừa qua nữa là lãi suất. Tính theo số tuyệt đối, tăng trưởng tiền tệ (M2) trong 6 tháng đã tăng thêm 78 nghìn tỷ, nhưng ½ số đó đã bị hút vào kênh trái phiếu Chính phủ, khiến cho nguồn vốn chảy vào ngân hàng ít, đẩy lãi suất lên cao. Việc thanh khoản chưa thật sự vững chắc cộng với các ngân hàng nhìn nhau, không dám giảm lãi suất vì sợ mất khách là nguyên nhân chính khiến lãi suất tăng cao bất bình thường.
Trả lời câu hỏi liệu lạm phát của Việt Nam có phải đang đứng ở mức khá cao và như vậy có được xem là siêu lạm phát?
Ông Nghĩa cũng thừa nhận rằng, hiện tại lạm phát của Việt Nam đang trong thời kỳ tương đối cao. Nếu lạm phát trên 10% thì gọi là lạm phát phi mã, còn lạm phát trên 20% được gọi là siêu lạm phát.
Như vậy, lạm phát của Việt Nam nếu tính theo năm, từ đầu năm đến tháng 6 đã đạt tới 20,2% và dự đoán tháng 7 có thể lên 21 và tháng 8 sẽ lên 21,5 - 22%, đây được xem là đỉnh điểm của lạm phát Việt Nam, ông Nghĩa chia sẻ.
Theo ông Nghĩa, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng hiện tại nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro thách thức như: rủi ro tăng trưởng, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá và rủi ro chéo từ chính sách tài khóa sang tiền tệ.
Ngoài ra, một vấn đề được xem là khá nóng bỏng trong thời gian vừa qua nữa là lãi suất. Tính theo số tuyệt đối, tăng trưởng tiền tệ (M2) trong 6 tháng đã tăng thêm 78 nghìn tỷ, nhưng ½ số đó đã bị hút vào kênh trái phiếu Chính phủ, khiến cho nguồn vốn chảy vào ngân hàng ít, đẩy lãi suất lên cao. Việc thanh khoản chưa thật sự vững chắc cộng với các ngân hàng nhìn nhau, không dám giảm lãi suất vì sợ mất khách là nguyên nhân chính khiến lãi suất tăng cao bất bình thường.
Trả lời câu hỏi liệu lạm phát của Việt Nam có phải đang đứng ở mức khá cao và như vậy có được xem là siêu lạm phát?
Ông Nghĩa cũng thừa nhận rằng, hiện tại lạm phát của Việt Nam đang trong thời kỳ tương đối cao. Nếu lạm phát trên 10% thì gọi là lạm phát phi mã, còn lạm phát trên 20% được gọi là siêu lạm phát.
Như vậy, lạm phát của Việt Nam nếu tính theo năm, từ đầu năm đến tháng 6 đã đạt tới 20,2% và dự đoán tháng 7 có thể lên 21 và tháng 8 sẽ lên 21,5 - 22%, đây được xem là đỉnh điểm của lạm phát Việt Nam, ông Nghĩa chia sẻ.
Theo VnMedia
0 nhận xét