Theo Hiệp hội kinh doanh vàng, quy định hạ tuổi vàng trang sức để hạn chế xuất khẩu theo đường chính thức, trong khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế sẽ khó tránh khỏi xuất khẩu lậu vàng.
Hiệp hội Kinh doanh Vàng VN vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị không áp dụng thuế suất mới trong kinh doanh xuất nhập khẩu vàng.
Theo thông tin trước đó từ Bộ Tài chính, để ngăn tình trạng lách thuế, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Bộ Tài chính vẫn áp thuế 10% của vàng nguyên liệu nhưng sẽ hạ hàm lượng xuống 80% thay cho mức 99,9% như hiện hành.
Theo Biểu thuế xuất khẩu kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC thì hiện mặt hàng vàng chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột có mức thuế xuất khẩu 10% đối với loại có hàm lượng dưới 99,99% và 0% đối với các loại khác.
Mặt hàng là đồ kim hoàn, kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng có mức thuế xuất khẩu là 10% đối với loại có khối lượng trên 1 ounce troy (tương đương khoảng 0,8294 lạng. 1 ounce nguyên chất là 1 ouce troy chứa vàng 99,5% tinh khiết) và hàm lượng vàng trên 99%; loại khác có mức thuế xuất khẩu là 0%.
Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng, ông Nguyễn Thành Long cho rằng, việc đề xuất điều chỉnh thuế suất 10% đối với các sản phẩm đồ kim hoàn, đồ mỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng có hàm lượng từ 99,95 xuống 80% là không hợp lý và gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong khi đó thực tế hiện nay cần phải xem xét cung cầu của thị trường. Khi giá trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế thì cơ hội xuất khẩu vàng dưới mọi hình thức sẽ xảy ra, nếu không xuất khẩu được theo con đường chính ngạch thì xuất khẩu lậu vàng khó tránh khỏi.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng,nếu muốn áp dụng một chế tài đối với trang sức xuất khẩu bằng hàm lượng vàng thì các doanh nghiệp có thể sẽ phải “hạ tuổi vàng” để đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý. Hệ quả là chi phí tiếp tục tăng cao, hao hụt trong sản xuất lớn và tốn kém hơn cho của cải xã hội. Nếu chênh lệch giá xuất khẩu không đủ để trang trải chi phí, thì việc xuất khẩu qua đường chính ngạch sẽ không thực hiện được, và như vậy tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lậu.
Cũng theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, trong 6 tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý đã xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD nhóm các sản phẩm trang sức, mỹ nghệ bằng vàng. Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu kim loại quý, đá quý trong 2 tháng gần đây đã tăng vọt, góp phần giảm đáng kể nhập siêu. Trong tháng 6 đã xuất khẩu tới 806 triệu USD, tăng 133% so với tháng trước. Sơ bộ trong nửa tháng 7/2011, nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã đạt khoảng 408,64 triệu USD, tăng gấp 1,5 lần (tương ứng tăng 146 triệu USD) so với 15 ngày trước đó.
Theo thông tin trước đó từ Bộ Tài chính, để ngăn tình trạng lách thuế, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Bộ Tài chính vẫn áp thuế 10% của vàng nguyên liệu nhưng sẽ hạ hàm lượng xuống 80% thay cho mức 99,9% như hiện hành.
Theo Biểu thuế xuất khẩu kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC thì hiện mặt hàng vàng chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột có mức thuế xuất khẩu 10% đối với loại có hàm lượng dưới 99,99% và 0% đối với các loại khác.
Mặt hàng là đồ kim hoàn, kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng có mức thuế xuất khẩu là 10% đối với loại có khối lượng trên 1 ounce troy (tương đương khoảng 0,8294 lạng. 1 ounce nguyên chất là 1 ouce troy chứa vàng 99,5% tinh khiết) và hàm lượng vàng trên 99%; loại khác có mức thuế xuất khẩu là 0%.
Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng, ông Nguyễn Thành Long cho rằng, việc đề xuất điều chỉnh thuế suất 10% đối với các sản phẩm đồ kim hoàn, đồ mỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng có hàm lượng từ 99,95 xuống 80% là không hợp lý và gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong khi đó thực tế hiện nay cần phải xem xét cung cầu của thị trường. Khi giá trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế thì cơ hội xuất khẩu vàng dưới mọi hình thức sẽ xảy ra, nếu không xuất khẩu được theo con đường chính ngạch thì xuất khẩu lậu vàng khó tránh khỏi.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng,nếu muốn áp dụng một chế tài đối với trang sức xuất khẩu bằng hàm lượng vàng thì các doanh nghiệp có thể sẽ phải “hạ tuổi vàng” để đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý. Hệ quả là chi phí tiếp tục tăng cao, hao hụt trong sản xuất lớn và tốn kém hơn cho của cải xã hội. Nếu chênh lệch giá xuất khẩu không đủ để trang trải chi phí, thì việc xuất khẩu qua đường chính ngạch sẽ không thực hiện được, và như vậy tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lậu.
Cũng theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, trong 6 tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý đã xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD nhóm các sản phẩm trang sức, mỹ nghệ bằng vàng. Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu kim loại quý, đá quý trong 2 tháng gần đây đã tăng vọt, góp phần giảm đáng kể nhập siêu. Trong tháng 6 đã xuất khẩu tới 806 triệu USD, tăng 133% so với tháng trước. Sơ bộ trong nửa tháng 7/2011, nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã đạt khoảng 408,64 triệu USD, tăng gấp 1,5 lần (tương ứng tăng 146 triệu USD) so với 15 ngày trước đó.
Theo VnMedia
0 nhận xét