Bỏ trần lãi suất cho vay gây lo ngại

Nên bỏ ngỏ lãi suất đầu vào, áp trần lãi suất đầu ra để có môi trường cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch giữa các ngân hàng và doanh nghiệp

Tại cuộc họp mặt báo chí cuối năm tổ chức vào hôm 27-12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình khẳng định không áp trần lãi suất cho vay chung, chỉ giữ trần lãi suất 12% đối với 4 lĩnh vực được ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN làm hàng xuất khẩu, DN phụ trợ và bổ sung ngành công nghệ cao. Quyết định này đã gây ra những phản ứng khác nhau trong xã hội, đa phần là không đồng tình.
Quay lại cơ chế xin - cho
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, cho rằng quyết định này của NHNN là không thực tế, giả thuyết hạ lãi suất đầu vào kỳ hạn dưới 12 tháng thêm 1%/năm thì đầu ra cũng sẽ giảm tương ứng chỉ xảy ra… trên bàn giấy chứ không có giá trị áp dụng trong thực tế. Bằng chứng là trước đó, lãi suất đầu vào giảm còn 9%/năm, hiếm DN nào vay được với lãi suất dưới 13%/năm thì với mức huy động 8%/năm, khó có khả năng DN vay được với lãi suất 11%/năm. DN, các hiệp hội, chuyên gia kinh tế và cả các NH đã nhiều lần đề nghị nên bỏ ngỏ lãi suất đầu vào, áp trần lãi suất đầu ra để tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch giữa các NH và DN, đồng thời hướng các NH đến việc cắt giảm chi phí, cho vay có hiệu quả hơn đồng vốn huy động được.
“Quy định hiện tại rất dễ dẫn đến tình trạng “mua rẻ, bán đắt”. Các NH huy động giá thấp và thoải mái cho vay tùy thích, tùy mối quan hệ với DN mà áp mức lãi suất 11%, 13% hay 15%, 17%... Khi đó sẽ đẻ ra cơ chế xin - cho, DN sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn và muốn vay được vốn giá rẻ sẽ phải “biết điều” với NH… Cũng không loại trừ khả năng với lãi suất 8%, người dân sẽ rút tiền về đầu tư kênh khác; NH muốn giữ khách phải huy động cao hơn thông qua các hình thức khuyến mãi, trả thưởng… ” - ông Minh phân tích.
Giao dịch tại Techcombank. Ảnh: HỒNG THÚY
Không chỉ lo không vay được vốn giá rẻ, nhiều DN còn mệt mỏi vì khó tiếp cận vốn. Theo ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, công ty của ông vừa ký hợp đồng đáo hạn khoản vay ngắn hạn, lãi suất có giảm nhẹ nhưng vẫn còn cao. Tính ra, lãi suất đã giảm so với trước đây nhưng cũng còn rất cao so với điều kiện của DN.
Trong bối cảnh DN nào cũng tồn kho nhiều, cố gắng giải quyết tồn kho bằng mọi cách và chấp nhận bán hàng không có lãi thì lãi suất cao là một lực cản đối với việc tái đầu tư của DN. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất là song song với việc điều chỉnh lãi suất, các NH thương mại siết rất chặt điều kiện cho vay. DN không còn tài sản thế chấp khó vay vốn đã đành, DN có tài sản cũng bị định giá tài sản rất thấp để NH hạn chế rủi ro.
Vài năm trở lại đây, lãi suất VNĐ tăng cao và điều chỉnh liên tục. Nhiều DN đã chuyển sang vay USD để được hưởng lãi suất ổn định hơn. Thế nhưng, Thông tư 03 của NHNN (áp dụng từ đầu năm 2013) về siết chặt vay ngoại tệ khiến nhiều DN chế biến hàng xuất khẩu không còn được vay USD mà buộc phải vay VNĐ. “Nếu lãi suất đầu ra thả lỏng, DN sẽ phải thương lượng để được lãi suất hợp lý và chắc chắn chi phí sản xuất sẽ đội lên nhiều so với thời điểm vay USD” - giám đốc một DN chế biến thủy sản xuất khẩu cho biết.
Nên áp trần lãi suất cho vay
Ở góc độ chuyên môn, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng NHNN áp trần lãi suất huy động nhưng các NH thương mại hoạt động không hiệu quả, xé rào lãi suất nhưng không xử lý được. Nay Thống đốc NHNH nói không cần áp trần lãi suất cho vay, sợ giá vốn thấp, tiền lại chảy vào bất động sản là không đúng.
Nếu cần hạn chế cho vay bất động sản thì ban hành những quy định hạn chế cho vay bất động sản là được. Trách nhiệm của NHNN là phải xác lập được mức lãi suất hợp lý, có những quy định để vốn chảy vào lĩnh vực ưu tiên, điều tiết lưu lượng tiền tệ cho kinh tế phát triển bền vững để ổn định kinh tế vĩ mô chứ không phải là đứng ở cương vị NH thương mại để nói huy động bao nhiêu, cho vay bao nhiêu.
Theo TS Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, khi trần lãi suất huy động hạ về 8%/năm, lãi suất cho vay cũng nên điều chỉnh giảm tương ứng để hỗ trợ DN. Thời gian qua, nhiều lần lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn ở mức khá cao. Nếu các NH thương mại không giảm lãi suất, NHNN có thể áp dụng các biện pháp, kể cả biện pháp hành chính như áp trần lãi suất cho vay. Thực tế, tình hình kinh tế hiện nay chưa thể để cung cầu tự điều tiết nên cần bàn tay can thiệp của NHNN.
Đại diện tiếng nói của cộng đồng DN, ông Huỳnh Văn Minh cho rằng cách hỗ  trợ tốt nhất là NHNN phải lành mạnh hóa hoạt động của các NH. Vào quý II/2012, vốn là vấn đề bức bách đối với các DN vì Nhà nước siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát. Còn hiện tại, vốn và lãi suất không còn là mối quan tâm hàng đầu mà là cách nào để giảm hàng tồn kho, làm ấm thị trường bất động sản.
Trần lãi suất cho vay 12% cho lĩnh vực ưu tiên hiện vẫn cao so với mức hấp thụ của DN. Trần lãi suất huy động và cho vay chỉ là giải pháp hành chính. NHNN cần phải tiến tới thả nổi lãi suất để thị trường vốn tự điều chỉnh theo cung cầu.
TS Cao Sỹ Kiêm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
THANH NHÂN - TÔ HÀ - THÁI PHƯƠNG
Theo NLĐ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia