Anh dọn sang bên đó ở luôn đi!

Khi nghe con gái nói: “Ba qua nhà chú út chơi với bà Nội”, tôi thấy máu nóng dồn lên mặt. Chụp lấy điện thoại, tôi định gọi cho chồng nhưng rồi lại thôi.

“Đến anh mà cũng mê vợ thằng út à?”- tôi không nén được bực tức

Mẹ chồng tôi có 3 người con trai. Anh đầu định cư ở nước ngoài, lúc trước anh đã bảo lãnh mẹ sang sống cùng. Nhưng bà cụ sang được mấy tháng rồi đòi về vì “xứ sở gì mà buồn và lạnh muốn chết”. Vậy là chồng tôi đón mẹ về ở chung với lý do: “Tụi con khá hơn vợ chồng thằng út nên sẽ chăm sóc má tốt hơn”.
 
Mẹ ở với chúng tôi nhưng cuối tuần nào, vợ chồng thằng út cũng đưa con về thăm bà. Có những hôm, bận việc, họ không về thì bà cụ lại bắt chồng tôi chở sang bên đó. Thỉnh thoảng, bà lại ngủ luôn bên ấy đến sáng thứ hai mới về.

Một hai lần thì không sao, nhưng lâu dần, tôi thấy bực. Trước tiên là tôi bực với cô em dâu - vợ thằng út. Cô ta thật khéo biết lấy lòng mẹ chồng. Đến nỗi, khi ở nước ngoài gởi quà về, mẹ chồng tôi lại dành dụm cho vợ chồng thằng út; thậm chí, khi thấy tôi có đồ đạc gì mới, bà lại nói xa gần muốn xin cho cô dâu út. Hỏi tôi không bực mình sao được?

“Em ghét cái kiểu đút nhét của má. Việc gì cứ phải chăm bẳm cho tụi nó như vậy?”- tôi bực bội bảo chồng. Anh cười: “Em là chị, sao lại so bì với em út? Tụi nó nghèo, má lo là đúng rồi”. “Nếu muốn giàu, sao không bỏ nghề đi kinh doanh?”. “Em lại nói sai rồi. Tụi nó thích dạy học chứ có thích làm giàu đâu?”. “Đã vậy thì má đừng lấy đồ của tôi đem cho tụi nó”- tôi dấm dẳn.

Biết tôi bực nên có lần, tôi lén nghe chồng tôi bảo mẹ: “Mấy thứ đồ đạc vợ con cho má, má không xài thì để đó, đừng đem cho ai, vợ con biết được nó buồn”. Mẹ chồng tôi hỏi lại: “Tao có cho ai đâu?”. “Là con nói vậy thôi. À, má còn tiền tiêu vặt không, con đưa thêm cho má?”. Vừa nghe con trai nói vậy, mẹ chồng tôi hí hửng: “Ừ, con có thì cho má. Tiền tụi con cho, má dành dụm chớ có tiêu xài gì đâu? Hôm trước thấy nhà thằng út bị ngập, má cho tiền tụi nó, bảo nâng cái nền nhà lên nhưng nó chưa đủ tiền nên chưa làm”.
 
Nghe vậy, tôi tức tốc chạy sang nhà em chồng: “Má già rồi, có chút tiền anh chị cho má dưỡng già, sao chú thiếm còn lấy của má? Làm vậy mà coi được à?”. Em chồng tôi lắc đầu: “Tại má nói quá, sợ má giận nên vợ em phải lấy cất cho má chớ tụi em không xài gì đâu”. Tôi tiu nghỉu: “Nhưng má nói nhà chú thiếm bị ngập phải nâng nền...”. “Chị ba yên tâm. Tụi em cũng đã dành dụm được một ít rồi. Chừng nào đủ, tụi em mới làm”. Tôi nghe vậy thì nửa tin, nửa ngờ: “Lương giáo viên của chú thiếm, không đủ ăn, lấy đâu mà dành dụm? Không lấy tiền của má thì kiếm đâu ra?”.

Vợ chồng thằng út không nói gì nữa nên tôi càng tin chắc chuyện má tôi đưa tiền cho họ là có thật. Tôi bảo chồng: “Tôi lo cho má mà cái gì má cũng đút nhét cho tụi nó”. Chồng tôi gay gắt: “Em thôi đi. Anh ghét cái từ đút nhét của em quá”.

Chẳng biết mẹ chồng tôi có nghĩ gì không mà một hôm bỗng đòi qua nhà thằng út ở chơi vài hôm: “Bên kia còn có hai đứa nhỏ hủ hỉ, vợ thằng út cũng hay ở nhà nên má thấy vui. Chớ ở bên này, tụi bây đi từ sáng tới tối, tao ra vô chỉ có một mình...”. Đến nước này thì tôi hết chịu nổi. Tôi bảo mẹ chồng: “Má thương tụi nó chớ không thương con. Tại vợ thằng út biết nói ngọt, còn con thì không. Con biết má thương nó nhiều hơn; thậm chí, má chỉ la rầy nó chớ có bao giờ la rầy con đâu?”.

Mẹ chồng tôi nghe vậy thì bật cười: “Con nói cái gì vậy? Nó bầy hầy, nhà cửa không gọn gàng, ăn nói bổ bả, chưa đi đã chạy... nên má mới phải rầy dạy. Còn con có gì đâu mà má phải rầy la?”. Nhưng tôi vẫn chưa chịu: “Rõ ràng má thương tụi nó hơn. Tại tụi nó có con trai, còn con thì không có...”. “Lại nói tầm xàm rồi - chồng tôi nạt - Em cứ cằn nhằn như vậy thì để anh đưa má qua ở với vợ chồng thằng út luôn”. Đang bực nên tôi nói sẳng: “Vậy càng tốt”.

Lúc đó tôi giận dỗi nên nói vậy thôi chớ trong thâm tâm tôi không nghĩ như vậy. Nhưng lời nói đã thốt ra rồi, làm sao lấy lại được? Mẹ chồng tôi bỗng lặng đi: “Má ở với vợ chồng thằng út cũng được...”.

Tưởng bà nói vậy thôi, không ngờ lại sang ở với vợ chồng thằng út thật. Điều lạ là ở bên đó, bà cụ khỏe hẳn ra. Bà còn phụ con dâu đi chợ, nấu cơm; buổi tối còn giữ con cho hai vợ chồng nó dạy thêm. Mấy lần, tôi bảo bà: “Má về ở với tụi con đi. Ở bên này, tụi nó để má cực quá, anh hai gọi điện thoại về, cứ trách móc tụi con...”. “Cái thằng thiệt là nhiều chuyện. Nó biết má ở với thằng út má khỏe ra, mà sao lại trách tụi bây? Để bữa nào nó gọi điện về, má rầy nó”.

Bà cụ nhất quyết không về. Bà không về, kéo theo chồng tôi cũng suốt ngày quẩn quanh với mẹ. Đi làm thì thôi, xong việc là anh lại tạt về bên đó chơi với mẹ tới tối. Bữa cơm chiều gần như không còn nữa vì anh ăn luôn với mẹ bên kia. “Đến anh mà cũng mê vợ thằng út à?”- tôi không nén được bực tức. Anh sa sầm mặt: “Em ăn nói kiểu gì vậy? Ừ, mà anh thấy thằng út thật may mắn khi cưới được cô vợ như vậy”. “Vậy thì anh dọn sang bên đó ở luôn đi!”. Anh nhìn tôi giây lâu rồi lắc đầu: “Chừng nào em còn cái tính đố kỵ ấy thì em còn khổ”.

 Tôi nghĩ anh nói có lý nhưng tôi không có cách gì để thương được cô em dâu khi trong mắt tôi, cô ta là thủ phạm gây ra mọi thứ. Chính cô ta đã làm cho tôi mang tiếng ở ác với mẹ chồng, chính cô đã lấy hết tình cảm của mẹ chồng dành cho tôi ngày xưa; chính cô ta là thủ phạm làm cho tình cảm vợ chồng tôi rạn nứt...

Vậy thì làm sao tôi thương cô ta cho được?
Túy Phương
NLĐ

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia