Sự kiện & Bình luận: Trò chơi 2 mặt của Pakistan

“Hóa ra họ không trung thành, lừa dối và nguy hiểm đối với nước Mỹ. Chúng ta trả tiền để họ căm ghét Mỹ. Và bây giờ chúng ta trả tiền để họ đánh bom Mỹ..."

Đại diện của đảng Cộng Hòa Ted Poe tức giận khi trả lời về vấn đề Pakistan.
Mỹ đã chịu đựng quá đủ từ Pakistan, vì vậy cuối cùng họ cũng đã phải “lớn tiếng” với đồng minh thân cận trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố này.

“Hóa ra họ không trung thành, lừa dối và nguy hiểm đối với nước Mỹ. Chúng ta trả tiền để họ căm ghét Mỹ. Và bây giờ chúng ta trả tiền để họ đánh bom Mỹ. Vì vậy, đừng trả họ tiền nữa”, đại diện của đảng Cộng Hòa Ted Poe tức giận nói.

Đối với nhiều người Mỹ, Pakistan là một kẻ dối lừa kể từ khi họ tham gia vào liên minh chống khủng bố cách đây 10 năm: chỉ hợp tác tấn công chủ nghĩa khủng bố một cách chọn lọc và nhận hàng tỷ USD hỗ trợ từ Mỹ trong khi vẫn che chở và hỗ trợ các nhóm phiến quân tấn công quân đội NATO tại Afghanistan.

Pakistan bực tức chối bỏ lời buộc tội, nhưng nếu đó là sự thực thì đâu là nguyên nhân và chiến lược để cho Pakistan chơi trò 2 mặt. Câu trả lời duy nhất chính là: Pakistan muốn đảm bảo “phần chia” của họ trong tương lai chính trị của Afghanistan.

Chính phủ Pakistan hiểu rằng, một khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan thì tất cả các thế lực trong khu vực sẽ cạnh tranh để lấp đầy khoảng trống quyền lực tại đất nước láng giếng. Những cái tên “nhiều triển vọng” sẽ là Ấn Độ, Trung Quốc và Iran. Hiển nhiên Pakistan không muốn bị thất thế trong cuộc đua này.

Việc Pakistan ủng hộ phong trào Taliban vào thập niên 1990 giúp họ có một tầm ảnh hưởng lớn đối với bộ tộc Pashtun, chiếm tới 42% dân số của Afghanistan.

Và việc quân đội Pakistan muốn đảm bảo đó là Ấn Độ - đối thủ lớn nhất của họ sẽ không chen chân được vào Afghanistan sau khi Mỹ rời khỏi nơi đây.

Với lịch sử đối đầu, Pakistan sẽ làm mọi cách để ngăn Ấn Độ tham gia vào cuộc chơi tại Afghanistan.
Tập trung ngăn cản Ấn Độ


Pakistan đã có 3 cuộc chiến tranh đẫm máu với Ấn Độ kể từ khi lập quốc vào năm 1947. Và sự nghi kỵ, căm ghét vẫn là những đặc điểm chính trong mối quan hệ giữa 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này.

“Họ vẫn nghĩ Ấn Độ là mấu chốt trong chính sách chính trị. Ấn Độ luôn ở trong tâm trí của những nhà lãnh đạo Pakistan”, Talat Masood – một nhà phân tích chính trị và là cựu tướng lĩnh Pakistan cho biết.

Trong bài phỏng vấn với Reuters, Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gilani phàn nàn, Mỹ không đối phó với Ấn Độ và biến Pakistan trở thành điểm nóng bất ổn trong khu vực.

Theo chuyên gia phân tích an ninh Aqil Shah, “cơn ác mộng” của Pakistan là Afghanistan được lãnh đạo bởi một nhóm chính trị gia thân Ấn Độ (như Liên minh phương bắc do người Tajik chỉ huy) và tiến hành cách hoạt động chống lại Pakistan.

“Đối với Pakistan, điều kiện lý tưởng nhất là quân đội và chính phủ Afghanistan trở thành một vệ tinh ổn định do cộng đồng người hồi giáo Pashtuns lãnh đạo”, Aqil Shah viết trên Foreign Affairs.

Vì vậy, dù bề ngoài Pakistan hoàn toàn từ bỏ sự ủng hộ Taliban của nhóm người Pashtun sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, nhưng thực tế thì quân đội của họ chưa bao giờ thay đổi học thuyết quân sự.

Một số chuyên gia cho rằng Cơ quan tình báo nội địa ISI của Pakistan vẫn duy trì các mối quan hệ với Taliban kể từ thời Afghanistan tổ chức thánh chiến chống lại Liên Xô từ năm 1979-1989.

Thế khó của Mỹ

Từ trước tới nay, Mỹ vẫn “ngậm bồ hòn làm ngọt” để chấp nhận vì vị trí vô cùng quan trọng của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhưng việc phát hiện và tự tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden đã là giọt nước tràn ly. Để lý giải tại sao nơi cư trú trong suốt 5 năm của Osama bin laden chỉ nằm cách thủ đô Islamabad 2 giờ đi bằng xe hơi là câu hỏi không có lời giải đáp.

Mạng lưới Haqqani - tổ chức đứng sau nhiều vụ tấn công liên hoàn tại Kabul được tướng Mike Mullen gọi là "cánh tay" của cơ quan tình báo Pakistan.

Đô đốc Mike Mullen đã gọi mạng lưới Haqqani – phe phái nguy hiểm nhất của phiến quân Taliban là “cánh tay” của ISI và tố cáo Pakistan đã giúp nhóm khủng bố này tấn công đại sứ quán Mỹ tại Kabul. (>> chi tiết)

Và Pakistan đã phản ứng dữ dội vì những gì họ muốn đã không còn phải giấu diếm. Quan chức Pakistan phủ nhận sự ủng hộ với Haqqani và cho rằng chính nhóm khủng bố này là con đường dẫn Mỹ tới hòa bình tại Afghanistan.

Theo Imran Khan, thay vì yêu cầu Pakistan tấn công Haqqani ở vùng núi Bắc Waziristan thì Mỹ nên sử dụng mối quan hệ của họ với các nhóm phiến quân để đưa Taliban vào bàn đàm phán.

“Haqqani có thể làm tấm vé để đưa họ vào bàn đàm phán. Tôi nghĩ đây là chính sách phù hợp hơn là yêu cầu Pakistan tấn công họ”, ông Khan nói.

Trong con mắt của người hồi giáo, hình ảnh của Mỹ đã quá tồi tệ. Vì vậy, Pakistan cho rằng Mỹ đã rơi vào thế khó và không dám "làm căng".

Nguy cơ lớn nhất đối với Mỹ nếu họ làm căng với Pakistan là làn sóng phản đối Mỹ trong thế giới hồi giáo. Theo C. Raja Mohan, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ, Pakistan dám “làm liều” vì họ cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ làm Mỹ sao nhãng.

“Trò chơi thực sự sẽ diễn ra ngay trên đất Mỹ. Quân đội Pakistan dám cá cược rằng Mỹ không có nhiều chọn lựa và họ đang trên con đường suy thoái”, ông Mohan nói.

Tăng cường quan hệ với Trung Quốc và Iran

Khi quan hệ với Mỹ suy yếu, Pakistan bắt đầu quay trở lại chơi với “người bạn mãi mãi” Trung Quốc – người khổng lồ trong cơn khát nhiên liệu.

Pakistan và Iran đã ký những hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ và năng lượng.

Quan chức Pakistan “thi nhau” ca ngợi Trung Quốc khi thủ tướng Trung Quốc có chuyến thăm tới Pakistan. Tổng Tư lệnh Quân đội Ashfaq Kayani còn nói tới “sự hỗ trợ kiên định” của Trung Quốc.

Thậm chí, Pakistan cũng giang rộng vòng tay để đón nhận Iran, dù quốc gia mà người Shi’ite  chiếm đa số phản đối Taliban, nhưng tư tưởng chống Mỹ của họ còn sâu đậm hơn nhiều. “Tôi nghĩ rằng Iran muốn thấy Mỹ biến khỏi khu vực. Họ có vấn đề với Taliban, nhưng nếu hợp tác để buộc Mỹ phải rút lui thì vẫn là điều họ muốn. Trong ngắn hạn, Iran muốn làm Mỹ mất mặt”, ông Mohan nhận xét.

Tổng Tư lệnh Ashfaq Kayani được cho là người đàn ông quyền lực nhất tại Pakistan.
Quân đội đóng vai trò quyết định


Việc quân đội nắm quyền lực tại Pakistan làm mọi việc càng trở nên khó khăn đối với Mỹ. Tất cả những gì Mỹ có thể làm hiện này là than phiền sự hoành hành của Taliban với chính phủ Pakistan – bộ máy thiếu uy tín, yếu đuối và tham nhũng.

“Chính phủ quá yếu đuối nên họ sẽ chẳng làm được trò trống gì. Mọi thay đổi phải được bắt nguồn từ quân đội”, ông Masood – một tướng đã nghỉ hưu của Pakistan cho biết.

Trong tương lai, an ninh của Afganistan vẫn sẽ dựa trên việc hỗ trợ và hợp tác một cách chủ động hoặc bị động với các nhóm phiến quân.

“Chỉ tới khi có sự thay đổi trong cách nghĩ của chỉ huy quân đội Pakistan và ISI thì các yêu cầu của Mỹ mới được thực hiện. Chỉ tới khỉ đó thì sự chuyển biến rõ nét trong quan hệ giữa 2 quốc gia mới được thiết lập.

Đây mới chính là mấu chốt của vấn đề”, Daniel Markey – nhà nghiên cứu cao cấp về quan hệ đối ngoại của Mỹ nói.

Hữu Nghĩa (theo Reuters)
Đất Việt

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia