Theo một nghiên cứu công bố ngày 2/10 trên tạp chí khoa học Nature của Anh, lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực lần đầu tiên đã mở rộng tới mức kỷ lục, với diện tích gấp 5 lần bang California của Mỹ.
Được hình thành do giá lạnh ở Bắc Cực, lỗ hổng lớn chưa từng thấy này đã di chuyển sang khu vực Đông Âu, Nga và Mông Cổ, khiến cho nhiều người phải chịu ảnh hưởng của các tia cực tím ở mức cao.
Theo các nhà khoa học, ozone, một phân tử được cấu thành bởi 3 nguyên tử oxy, hình thành trong tầng bình lưu, giúp lọc những tia cực tím có hại cho hệ thực vật và có thể gây ung thư da cũng như làm đục nhân mắt.
Tầng ozone thường xuyên bị tác động ở cả hai cực của Trái Đất vào mùa Đông và mùa Xuân, một phần là do các hợp chất có chứa clo mà con người sử dụng trong các hệ thống làm lạnh và các loại khí dung.
Tuy nhiên, giá lạnh vẫn là nhân tố chủ yếu phá hủy tầng ozone. Do tác động của giá lạnh, hơi nước và các phân tử axít nitric ngưng tụ thành những đám mây tại tầng bình lưu thấp. Những đám mây này đến lượt mình trở thành nơi mà những phân tử clo trong khí quyển biến thành những hợp chất tác động trở lại phá hủy tầng ozone.
Những quan sát từ vệ tinh được thực hiện trong mùa Đông-Xuân 2010-2011 đã cho thấy tầng ozone bị phá hủy ở độ cao từ 15 đến 23km. Lỗ hổng lớn nhất, chiếm tới hơn 80% diện tích tầng ozone Bắc Cực, ở độ cao từ 18 đến 20 km.
Được hình thành do giá lạnh ở Bắc Cực, lỗ hổng lớn chưa từng thấy này đã di chuyển sang khu vực Đông Âu, Nga và Mông Cổ, khiến cho nhiều người phải chịu ảnh hưởng của các tia cực tím ở mức cao.
Theo các nhà khoa học, ozone, một phân tử được cấu thành bởi 3 nguyên tử oxy, hình thành trong tầng bình lưu, giúp lọc những tia cực tím có hại cho hệ thực vật và có thể gây ung thư da cũng như làm đục nhân mắt.
Tầng ozone thường xuyên bị tác động ở cả hai cực của Trái Đất vào mùa Đông và mùa Xuân, một phần là do các hợp chất có chứa clo mà con người sử dụng trong các hệ thống làm lạnh và các loại khí dung.
Tuy nhiên, giá lạnh vẫn là nhân tố chủ yếu phá hủy tầng ozone. Do tác động của giá lạnh, hơi nước và các phân tử axít nitric ngưng tụ thành những đám mây tại tầng bình lưu thấp. Những đám mây này đến lượt mình trở thành nơi mà những phân tử clo trong khí quyển biến thành những hợp chất tác động trở lại phá hủy tầng ozone.
Những quan sát từ vệ tinh được thực hiện trong mùa Đông-Xuân 2010-2011 đã cho thấy tầng ozone bị phá hủy ở độ cao từ 15 đến 23km. Lỗ hổng lớn nhất, chiếm tới hơn 80% diện tích tầng ozone Bắc Cực, ở độ cao từ 18 đến 20 km.
Theo Vietnam+
0 nhận xét