Sự kiện & bình luận: Cần hòa bình trên biển Đông

Tại hội thảo quốc tế “Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới”, các nhà khoa học cho rằng 3 mâu thuẫn chính liên quan đến biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế. Có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung

Ngày 21-9, tại hội thảo quốc tế “Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới” ở Hà Nội do Viện Khoa học Việt Nam tổ chức, 80 nhà khoa học và các học giả đã trao đổi về các biện pháp giải quyết tranh chấp ở biển Đông một cách hòa bình, tránh xảy ra xung đột trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Không được dùng vũ lực
Các đại biểu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) đã cùng với các nhà khoa học Việt Nam thảo luận về vị trí chiến lược của biển Đông, diễn biến mới ở biển Đông trong thời gian gần đây và tác động của nó đến hòa bình, ổn định của khu vực; các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực. Trong đó, tập trung nhấn mạnh đến cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống... trong bối cảnh quốc tế mới. Đại biểu Trung Quốc đồng ý với quan điểm cần giải quyết tranh chấp bằng các cuộc đàm phán hòa bình và tránh không sử dụng vũ lực.
Tàu cứu nạn của Việt Nam ứng trực tại khu vực đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa-Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN
Theo các nhà khoa học, để giải quyết tranh chấp biển Đông, đàm phán hòa bình, tuy phải mất thời gian nhưng là phương án hợp lý, phải bảo đảm hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan. Vấn đề cốt lõi là phải có những căn cứ như luật pháp quốc tế, trong đó, lấy Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông... làm cơ sở đàm phán. Đại biểu Philippines khẳng định trong bối cảnh mới hiện nay, nếu giải quyết không dựa trên luật pháp quốc tế và tự giải quyết thì sẽ không có bên thắng mà chỉ có thể tạo ra những tranh chấp và bất đồng lớn hơn.
Các nhà khoa học cho rằng 3 mâu thuẫn chính liên quan đến biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế. Có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả các nước. Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích gần gũi để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện và phải thể hiện tính tích cực trên thực tế.
EU quan tâm giải quyết tranh chấp biển Đông
Trước đó, ngày 19-9 tại Brussels (Bỉ), Viện Nghiên cứu châu Âu về các vấn đề châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “An ninh hàng hải trên biển Đông”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các đại diện Liên hiệp châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Bỉ, đại sứ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các đoàn ngoại giao, giới nghiên cứu và các nhà báo quốc tế.
Tại hội thảo, ông David Fouquet, quan chức cấp cao của EIAS, đã trình bày về tình hình phức tạp hiện tại trên biển Đông với những tuyên bố của các nước xung quanh khu vực này về chủ quyền tại các khu vực chồng lấn. Ông nhấn mạnh những tranh chấp của các nước liên quan về lãnh thổ tại khu vực biển Đông đã dẫn đến những bất đồng kéo dài, điểm nóng tiềm tàng nguy hiểm nhất của khu vực Đông Á.
Các nước tham gia hội thảo khẳng định EU có lợi ích trong việc bảo đảm an ninh hàng hải ở Đông Nam Á. Theo đó, EU cần có chính sách tổng thể đối với Đông Nam Á, trong đó có vai trò tham gia giải quyết tranh chấp.
Việt Nam tuyệt đối không để xảy ra xung đột
Phát biểu tại hội thảo “An ninh hàng hải trên biển Đông”, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, ông Phạm Sanh Châu, đã nêu rõ quan điểm nhất quán về lập trường và thái độ của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kiên trì giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của tất cả các bên liên quan, tuyệt đối không để xảy ra xung đột.
Ông cũng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là những vấn đề liên quan đến hai bên, hai bên đàm phán giải quyết, những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì các bên cùng bàn bạc giải quyết.
Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng việc bảo đảm hòa bình và an ninh hàng hải khu vực cần có sự tham gia của tất cả các đối tác trong và ngoài khu vực, là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế. Theo đại sứ, EU có thể đóng góp nhiều và cụ thể hơn cho việc giải quyết tranh chấp thông qua việc tiếp tục quan tâm đến tình hình khu vực, lên tiếng về vấn đề biển Đông tại các diễn đàn quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm của các nước EU trong việc phân chia, quản lý lãnh hải và thềm lục địa.
Bích Diệp
Theo NLĐ

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia