Sự kiện & bình luận: Cà phê Buôn Ma Thuột có nguy cơ mất thương hiệu

Cà phê Buôn Ma Thuột - thương hiệu cà phê nổi tiếng của ĐăkLăk và cả nước - có nguy cơ bị mất do một DN tại Quảng Đông, Trung Quốc đã "nhanh tay" đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền.
Báo chí trong nước dẫn lời luật sư Lê Quang Vinh - Công ty CP Sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự có văn phòng tại Hà Nội, người đang tư vấn cho UBND tỉnh Đăk Lăk về vụ việc  trên, cho hay, có bằng chứng khẳng định một doanh nghiệp Trung Quốc đã được cấp bảo hộ độc quyền đối với 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trong vòng 10 năm. Đó là nhãn hiệu 3 chữ Hán kèm dòng chữ "BUON MA THUOT", số đăng ký 7611987, được cấp ngày 14/11/2010 và nhãn hiệu logo kèm dòng chữ "BUON MA THUOT COFFEE 1896", số đăng ký 7970830, được cấp ngày 14/6/2011.
Theo Công ty CP Sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự, với việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền này, doanh nghiệp nói trên không chỉ gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc địa lý Buôn Ma Thuột gắn liền với sản phẩm cà phê nổi tiếng, mà còn ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê từ Việt Nam có tên gọi xuất xứ Buôn Ma Thuột vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã được bảo hộ tại Việt Nam từ ngày 14/10/2005, theo đăng bạ quốc gia số 00004.
Tháng 8/2011, Sở KH&CN Đăk Lăk mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này cho 8 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Trên Dân Việt, ông Trương Quang Trình, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho rằng, mặc dù thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ cấp chứng nhận bảo hộ quốc gia Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân robusta vào năm 2005, nhưng hiện nay nó chưa được đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho các nước xuất khẩu và tiêu thụ cà phê trên thế giới.
"Một khi doanh nghiệp Trung Quốc đăng kí nhãn hiệu này ra các nước trên thế giới, chúng ta cũng không thể xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột đến những nước đó" - lời ông Trình.
Trên thực tế, mặc dù được công nhận từ năm 2005, nhưng mãi tháng 8/2011, Sở Khoa học và Công nghệ ĐăkLăk mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này cho 8 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột với diện tích hơn 8.800ha, sản lượng khoảng 26.000 tấn/năm.
Trong khi đó, vùng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột có diện tích lên tới 100.000ha, nằm trên địa bàn 9 huyện, thị của ĐăkLăk, cho sản lượng hơn 300.000 tấn/năm lại chưa được cấp chỉ dẫn địa lý. Nguyên nhân chậm trễ do trước khi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột ra đời vào cuối năm 2010, ở Đăk Lăk chưa có một tổ chức nào đủ khả năng quản lý, sử dụng, phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Mặt khác, muốn được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này, các tổ chức và hộ nông dân phải áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng trong sản xuất, chế biến cà phê nên cần có thời gian. Trong khi đang chờ được cấp, nhãn hiệu nổi tiếng này đã rơi vào tay doanh nghiệp Trung Quốc.
Có hai cách để đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: hoặc khởi kiện hoặc bằng con đường ngoại giao. Đến nay, UBND tỉnh ĐăkLăk vẫn chưa quyết định chọn cách nào.
Luật sư Lê Quang Vinh cho rằng, theo luật nhãn hiệu Trung Quốc, tên địa danh nước ngoài nếu được biết đến rộng rãi với công chúng ở Trung Quốc thì không được phép đăng kí và sử dụng làm nhãn hiệu. Vì vậy, công ty luật này tin rằng có căn cứ và bằng chứng pháp lý để khởi kiện hủy bỏ thành công nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng kí ở Trung Quốc.
Để thực hiện việc khởi kiện, kinh phí sẽ mất khoảng 6.000-9.000 USD. Điều quan trọng là kinh phí đó lấy ở đâu, ai sẽ trả? Chưa kể, một vụ kiện yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đối với một nhãn hiệu đã được cấp ở Trung Quốc là tương đối dài, thường phải mất từ 24-36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ.
Do vậy, mặc dù đã tiến hành hai cuộc họp, song đến nay, ĐăkLăk vẫn có biết lựa chọn phương án nào.
Đây không phải là lần đầu tiên một số thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị đánh cắp do chậm chân đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, bia Sài Gòn SABECO... là một trong những nạn nhân tiêu biểu, may mà sau đó đã giành lại được thương hiệu. Điều đó cho thấy một số DN Việt Nam còn chủ quan và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Theo VEF

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia