Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: “Quên” nhạc sĩ Phạm Tuyên

Trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên lại một lần nữa dấy lên làn sóng bất bình của dư luận trong và ngoài giới về quy định xin - cho trong xét tặng các giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ

Buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB Âm nhạc và báo chí chiều 22-8 đã biến thành cuộc đối thoại khá gay gắt giữa lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam và báo giới xung quanh việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Không có quyền hay không quan tâm?
Phần lớn thời gian của buổi sinh hoạt được dành cho việc hỏi – đáp xung quanh những động thái của Hội đồng cơ sở, Hội Nhạc sĩ Việt Nam xung quanh lá đơn đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với nhạc sĩ Phạm Tuyên của Hội Âm nhạc Hà Nội. Câu hỏi có thật Hội Nhạc sĩ Việt Nam không nhận được công văn của Hội Âm nhạc Hà Nội đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên lại tiếp tục được đặt ra.
Sau rất nhiều lần Hội Nhạc sĩ Việt Nam khẳng định không nhận được công văn này, chiều 22-8, lần đầu tiên, ông Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thành viên hội đồng xét giải cấp cơ sở của hội này, thừa nhận có nhận được văn bản này. Tuy nhiên, ông Khôi cho rằng công văn là công văn, còn xét thưởng phải có hồ sơ. Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) là nơi chỉ đạo cuối cùng. Hội đồng cơ sở chỉ xét giải trên hồ sơ chứ không xét trên công văn. “Chúng tôi không có quyền”- ông Phạm Ngọc Khôi khẳng định một cách căng thẳng.
Sự thừa nhận của lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã dẫn đến một vấn đề khác, đó là sự thờ ơ không chấp nhận được của lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam trước quyền lợi của hội viên, đặc biệt là một hội viên đã 82 tuổi, có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc cách mạng. Có thể nói, với độ tuổi 82, nhạc sĩ Phạm Tuyên  khó có thể chờ đợi lâu hơn nữa để chạm được đến Giải thưởng Hồ Chí Minh.
 
Ngay từ tháng 2-2011, khi nhận được công văn đề nghị đặc cách xét tặng giải thưởng của Hội Âm nhạc Hà Nội cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nhất trí với đề nghị này và có văn bản đề nghị lãnh đạo Bộ VH-TT-DL xem xét giải quyết. Điều đáng buồn là Hội Nhạc sĩ Việt Nam đáng lẽ cần góp thêm tiếng nói lại im lặng.Với sự im lặng này, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đẩy trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên vào thế khó.
 
Nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ảnh: THU HƯƠNG
 
Chính ông Nguyễn Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng của Bộ VH-TT-DL, cho biết chính vì không thấy Hội đồng cơ sở của Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề xuất nên Hội đồng cấp bộ không xem xét trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Trong công văn trả lời Hội Âm nhạc Hà Nội, Bộ VH-TT-DL cũng thêm một lần khẳng định lý do không xem xét trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên là do Hội đồng cơ sở không đề xuất.
Trước các chất vấn của báo chí, ông Phạm Ngọc Khôi cho rằng Hội Âm nhạc Hà Nội đã gửi công văn đến Bộ VH-TT-DL, chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, đó là cơ quan cấp trên nên Hội Nhạc sĩ Việt Nam không có quyền để xem xét. Bản thân ông Khôi cũng thấy Hội đồng cấp bộ không đưa trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên ra xem xét đặc cách nên càng không có lý do gì để can thiệp vì việc đặc cách được quyết định ở cấp cao. Về lý do tuổi tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông Khôi cho biết nhiều người khác cũng ở tuổi 80 đều phải làm hồ sơ và ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam, số lượng hội viên hơn 80 tuổi không phải là ít.
Hé lộ nhiều sự thật
Cũng tại buổi đối thoại, lần đầu tiên, nhiều người được biết một sự thật quan trọng, đó là nhạc sĩ Phạm Tuyên đã hai lần có thư gửi Hội Nhạc sĩ Việt Nam, gần đây nhất là tháng 6-2011, để nói thêm về trường hợp của ông. Tuy nhiên, không một lãnh đạo nào của Hội Nhạc sĩ Việt Nam thẳng thắn trả lời có nhận được văn bản của nhạc sĩ Phạm Tuyên hay không. Sau một hồi lảng tránh, ông Phạm Ngọc Khôi chỉ thừa nhận có nhận được công văn của Hội Âm nhạc Hà Nội, tuy nhiên công văn này đã gửi cả lên Bộ VH-TT-DL nên Hội Nhạc sĩ Việt Nam không làm công văn trả lời. Sau đó, ông Khôi tiếp tục đổ lỗi cho nhạc sĩ Phạm Tuyên vì về lý ông đã làm sai quy trình. Trước yêu cầu chỉ cần trả lời có hay không việc có nhận được thư của nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông Khôi kiên quyết không trả lời mà đặt lại câu hỏi: “Cái đó thì giải quyết được cái gì?”. Sau đó, ông cho biết thêm sẽ có động thái thích hợp để báo cáo lãnh đạo Bộ VH-TT-DL trên quan điểm sẽ ủng hộ nhạc sĩ này.
Trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên lại một lần nữa dấy lên làn sóng bất bình của dư luận trong và ngoài giới về quy định xin - cho trong xét tặng các giải thưởng và danh hiệu nghệ sĩ. Từ đây, có những ý kiến đặt vấn đề nên xem lại cách thức và kết quả xét đề nghị của các hội đồng cơ sở, xem họ đã làm việc công tâm, khách quan và không bỏ sót những nghệ sĩ xứng đáng hay không.
Tuy nhiên,  nhạc sĩ tài hoa được đánh giá là một trong những nhạc sĩ có đóng góp nhiều nhất cho nền văn học nghệ thuật của đất nước lại bị bỏ ngoài danh sách đề nghị xét tặng chỉ vì cơ chế xét giải quá lỗi thời và chính sự thờ ơ của hội đồng xét giải cấp cơ sở của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Quá xứng đáng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh
Nếu hỏi  nhạc sĩ Phạm Tuyên có xứng đáng được Giải thưởng Hồ Chí Minh hay không, chắc chắn hầu hết những người được hỏi sẽ trả lời: Rất xứng đáng. Trong gia tài 700 ca khúc của nhạc sĩ có rất nhiều bài hát quen thuộc được các lớp khán giả yêu thích: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ, Chiếc gậy Trường Sơn, Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu, Thành phố mười mùa hoa… Đặc biệt là bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Nhạc sĩ Văn Dung, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, khẳng định nhạc sĩ Phạm Tuyên quá xứng đáng để nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Cát Vận cũng cho rằng theo cá nhân ông,  nhạc sĩ Phạm Tuyên phải được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh từ năm 2005 chứ không phải đến bây giờ.
Hoàng Lan Anh
NLĐ

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia