Thị trường nhà đất khó lường

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, hiện chưa đến mức phải giải cứu thị trường bất động sản

Tham dự hội thảo “Những giải pháp khơi thông thị trường bất động sản (BĐS) hướng tới an sinh” do Hiệp hội BĐS TPHCM tổ chức sáng 6-8, hầu hết các đại biểu đều nhận định thị trường nhà đất hiện rất khó lường.
Nguy cơ phá sản      
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, than thở trước những con số làm ăn quá bết bát của các doanh nghiệp thành viên tham gia hiệp hội.
Trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 5 dự án được thi công, các doanh nghiệp cung ứng hơn 1.000 căn hộ… Đây là con số thấp nhất từ trước đến nay. Trong lúc đó, doanh nghiệp đang đối diện với hàng loạt khó khăn như giá đầu vào tăng, chi phí vốn tăng, không tiếp cận được nguồn vốn (có trường hợp doanh nghiệp phải vay nóng đến 9%/tháng), bán không được hàng khiến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Theo dự báo và diễn tiến thực tế của nền kinh tế thì 6 tháng cuối năm, thị trường BĐS hứa hẹn nhiều khó khăn hơn và nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản.

Nhiều dự án có thể tạm ngưng xây dựng do doanh nghiệp thiếu vốn. Ảnh: Tấn Thạnh
Để giải bài toán này, ông Châu cho rằng Chính phủ cần “bơm” vốn ra thị trường theo một lộ trình có kiểm soát. Việc cấp tín dụng cần xem xét ưu tiên cho những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, cho chương trình nhà ở thiết thực với người dân như nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho thuê, nhà ở xã hội…  Còn lãi suất cần được kéo giảm xuống còn từ 15% đến 16%/năm và tiến tới ổn định ở mức 12%/năm… 
Khó trông chờ giảm giá
Dù thị trường BĐS đang “đóng băng”, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó nhưng việc người dân trông chờ thị trường giảm giá mạnh vẫn sẽ rất khó. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, do nguồn cung lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay nằm trong tay Nhà nước nhưng nó lại tùy thuộc vào quy hoạch, khả năng “chạy” dự án của các chủ đầu tư nên cho dù khó khăn, các chủ đầu tư cũng phải cố chạy, từ đó kéo giá BĐS tăng lên, dẫn đến muốn hạ giá bán cũng không phải dễ dàng. Theo dự đoán của ông Nghĩa, trong thời gian tới, nếu những vướng mắc về các cơ chế, chính sách thuế… không được tháo gỡ thì giá BĐS sẽ còn tăng.
TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả - Bộ Tài chính, cho rằng BĐS gặp khó không thể chỉ đổ lỗi cho ngân hàng mà phần lớn là do chính bản thân của doanh nghiệp, bởi họ đã “tay không bắt giặc” quá nhiều và để tiếp diễn điều này sẽ không tốt cho nền kinh tế. Theo ông Ánh, các doanh nghiệp yếu, bị loại khỏi cuộc chơi cũng là điều bình thường, bởi cái gốc của nền kinh tế là sử dụng nguồn lực có hạn có hiệu quả, chứ không phải “nuôi những con heo ăn nhiều mà lớn chậm” được.
 Chết vì “bẫy” ngoại
Sự khó khăn về tài chính đang khiến cho nhiều doanh nghiệp nhà đất như người chết đuối sẵn sàng bám vào tất cả những gì được xem là phao cứu sinh. Tuy nhiên, nhiều cuộc “hôn nhân” vội vã của doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành những chén đắng. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã dính “bẫy” ngoại và đành bán doanh nghiệp, dự án của mình với những giá rẻ không tưởng. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, cho biết có nhiều doanh nghiệp trong nước đã bán cho ông chủ ngoại đến 70% giá trị. Có doanh nghiệp Thái Lan tuyên bố rằng đến cuối năm 2012, cứ vào Việt Nam mà “lượm” các doanh nghiệp đang chết dần…
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, BĐS là đầu ra của các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động. Nói như vậy để thấy rằng BĐS là một ngành quan trọng nhưng hiện nay chưa đến mức phải giải cứu thị trường BĐS bởi xã hội còn có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm giải quyết hơn.
Không những thế, khủng hoảng còn là dịp tốt đối với những doanh nghiệp xem khó khăn là cơ hội vì khó khăn thì ai cũng khó. Tự thị trường sẽ loại những doanh nghiệp làm ăn không bài bản, không có vốn và không nghiêm túc trong kinh doanh… Do vậy, doanh nghiệp phải tự cứu mình thay vì trông chờ vào Nhà nước.
Không thể cứ nhìn vào ngân hàng
Bộ Xây dựng đang soạn thảo lại Luật Kinh doanh BĐS theo hướng siết chặt hơn. Theo đó, doanh nghiệp có vốn mạnh, điều kiện tài chính tốt, làm ăn bài bản mới được tham gia kinh doanh trong lĩnh vực BĐS. Theo Bộ Xây dựng, hiện tiền trong dân còn khoảng 40 tỉ USD, do vậy doanh nghiệp phải nghĩ cách để huy động số tiền này vào triển khai dự án, không thể cứ nhìn vào ngân hàng.
T.Nguyễn
Sơn Nhung – Tường Nguyên 
Theo NLĐ

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia