Ấn Độ: Tư dinh tỷ đô sắp bị đập bỏ?

Báo chí Ấn Độ hôm 2/8 cho biết tỷ phú giàu nhất nước Mukesh Ambani đang đối diện với khả năng bị điều tra vì những khuất tất trong việc xây dựng căn nhà 27 tầng, được xem là đắt nhất thế giới với giá thành 1 tỷ USD. Nếu những sai phạm được xác nhận là đúng, căn nhà có kiến trúc kỳ quặc này sẽ có khả năng bị đập bỏ.

Chính quyền bang Maharashtra hiện đang cân nhắc việc mở một cuộc điều tra liên quan tới những sai phạm trong việc mua bán mảnh đất thuộc tư dinh sang trọng của Mukesh Ambani.
Thương vụ mờ ám
Tòa nhà Antilia được xem là
đắt nhất thế giới của Ambani
Ông Mohammed Arif Naseem Khan, một quan chức bang Maharashtra cho biết mảnh đất rộng 4.500 m2 kể trên nằm ở Altamont, phía Nam Mumbai, lẽ ra được dùng để xây dựng một ngôi trường cho trẻ em Hồi giáo. Nó được gọi là Wakf và theo quy định thì chỉ dành riêng cho các hoạt động liên quan tới tôn giáo hoặc từ thiện. Việc mua bán những mảnh đất Wakf là không được phép.
Tuy nhiên hồi năm 2002, mảnh đất đã được Quỹ tín thác cô nhi viện Currimbhoy Ebrahim Khoja bán cho Ambani với giá vỏn vẹn 4,77 triệu USD. Thỏa thuận mua bán được cơ quan có thẩm quyền ở Mumbai thông qua, nhưng vẫn thiếu các giấy tờ từ Ủy ban quản lý các công trình Wakf của bang Maharashtra.
Tranh chấp liên quan thương vụ mua bán này đã lên cao kể từ năm 2004, khi ủy ban trên chất vấn Ambani rằng tại sao ông ta không dùng mảnh đất cho hoạt động từ thiện.
Một số chính khách ở hội đồng lập pháp bang còn cho rằng đã có những mập mờ trong thương vụ mua bán vì mảnh đất này có giá thực tới 5 tỉ rupee (112 triệu USD). Hiện ông Khan đang lấy ý kiến từ các cơ quan tư pháp trong bang, cũng như thông tin từ cơ quan quản lý nhà đất, để làm rõ vấn đề và xem xét chuyển vụ việc lên Cơ quan Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI).
Ngôi nhà đắt nhất
Sau khi mua được đất, Ambani đã nhanh chóng triển khai việc xây căn nhà 27 tầng của ông mang tên Antilia. Cái tên này được đặt theo tên một hòn đảo bí ẩn ở Đại Tây Dương. Có người đã miêu tả ngôi nhà là “Taj Mahal của thế kỷ 21” hay Cung điện Versailles vì độ "hoành tráng" và sang trọng của nó.
Antilia được thiết kế bởi công ty Perkins & Will có trụ sở ở Mỹ và do công ty Leighton Holdings ở Australia chịu trách nhiệm xây dựng. Nó có thể chịu được động đất mạnh cấp 8. Công trình được thiết kế dựa theo các quan điểm Vaastu Shastra, một dạng phong thủy của Hindu giáo, nhằm khuyếch trương tối đa những "năng lượng tích cực" trong không gian sống.
Tòa nhà có 27 tầng này được thiết kế để không một tầng nào trông giống nhau và vật liệu sử dụng bên trong một tầng cũng không hề "xài chung" với tầng khác. Tổng cộng cả tòa nhà có 37.000 m2 không gian sống. Ambani dành riêng 3 tầng trong nhà để làm những khu vườn treo và một phòng khiêu vũ cỡ lớn.
Các diện tích còn lại được dùng làm bãi đỗ xe với sức chứa 168 chiếc, kèm theo một gara bảo trì xe nằm ở riêng Sảnh chính của tòa nhà có 9 thang máy. Tòa nhà còn có 1 sân đỗ trực thăng và đài không lưu nhỏ nằm ngay trên nóc nhà.
Bên trong tòa nhà có phòng spa chăm sóc sức khỏe, một studio dạy yoga, một nhà hát nhỏ 50 chỗ và rất nhiều bể bơi. Những tầng trên cùng của tòa nhà - nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Mumbai, là nơi Ambani cùng gia đình sinh sống. Để ngôi nhà vận hành trơn tru,  Ambani phải thuê tới 600 nhân viên phục vụ làm việc 24/24. Riêng hóa đơn tiền điện trong tháng vận hành thử đầu tiên của ngôi nhà đã tiêu tốn khoảng 150.000 USD.
Thomas Johnson, giám đốc tiếp thị cho công ty kiến trúc Will & Hirsch Bedner Associates từng được công ty Reliance của Ambani tham vấn trong quá trình thiết kế các tầng nhà, đã nói trên tạp chí Forbes rằng chi phí xây dựng Antilia phải lên tới 2 tỷ USD. Tuy nhiên các tính toán sau này, kể cả việc đã cộng với giá đất ở đang ở mức ngất ngưởng 10.000 USD/m2 tại đường Altamont, cũng chỉ khiến Antilia đạt mức giá 1 tỷ USD.
Khả năng bị phá bỏ?
Sau khi Ambani khai trương và dọn tới sống ở Antilia, ông đã vấp phải rất nhiều chỉ trích. Đơn cử như việc chủ tịch tập đoàn Tata, ông Ratan Tata, đã lên tiếng mô tả Antilla là một ví dụ điển hình cho thấy người giàu Ấn Độ thiếu sự cảm thông với người nghèo. "Những ai sống trong tòa nhà đó nên quan tâm hơn tới cuộc sống xung quanh và tự hỏi mình rằng liệu anh ta có thể tạo nên sự khác biệt. Nếu anh ta không thể thì điều đó thật buồn bởi đất nước này cần những người có thể sử dụng tài sản khổng lồ của họ để tìm cách giảm đi gánh nặng khó khăn trên lưng người dân" - ông nói.
Giá trị khổng lồ của ngôi nhà cũng khiến các tranh chấp liên quan tới mảnh đất nó nằm ở trên thêm nóng bỏng. Tuy nhiên phát ngôn viên Reliance khẳng định những tranh chấp báo chí đưa tin chỉ diễn ra giữa Ủy ban quản lý các công trình Wakf và cô nhi viện Currimbhoy Ebrahim Khoja, không có liên quan gì tới Ambani.
Song quan điểm này đã không nhận được sự đồng tình của một số chính khách. Nghị sĩ Nawab Malik của đảng Quốc đại Dân tộc đã lên tiếng yêu cầu CBI vào cuộc. “Đây là thời điểm cần tới sự can thiệp của CBI. Nếu bất kỳ sai phạm nào được tìm thấy, Chính phủ nên xử lý căn nhà này giống như mọi công trình trái phép khác của thành phố và phải phá bỏ nó" - Malik nói.
Tường Linh
Theo TT&VH

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia