NATO hụt hơi trong cuộc đua chống hạm?

Hải quân các nước NATO không mấy chú trọng đến việc phát triển tên lửa chống hạm tầm xa, thế hệ mới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy đối thủ hải quân lớn nhất đã không còn sức mạnh, NATO cho rằng Nga sẽ tập trung khôi phục kinh tế nên khả năng phát triển quân sự không còn như xưa nữa. Do đó, các tuần dương hạm nổi tiếng của Liên Xô không còn là thách thức quá lớn đối với hải quân NATO. Vì vậy, các nước trong khối quân sự lớn nhất thế giới này không quan tâm đến tên lửa chống hạm mà quay sang phát triển các năng lực tác chiến mới trên không, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển các máy bay chiến đấu mới...

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã xây dựng và phát triển một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của hải quân các nước như Ấn Độ, và sự trở lại của người Nga. Các quốc gia này, đặc biệt là Nga và Trung Quốc đã liên tục cho ra đời các mẫu tên lửa chống hạm mới, tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn.

Tên lửa chống hạm NATO

Danh sách các loại tên lửa chống hạm của NATO có hai loại chủ yếu là Harpoon và Exocet. Bên cạnh đó có một số hệ thống tên lửa chống hạm khác như Otomat, RBS-15 MK3. Biến thể có tầm bắn xa nhất là Harpoon Block 1D (278km) đã không được sản xuất với số lượng lớn sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tên lửa chống hạm chủ lực Harpoon của hải quân NATO.
Biến thể hiện đại và có tầm bắn xa nhất của Harpoon là 315km và được phóng từ trên máy bay chiến đấu. Các biến thể trang bị cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm có tầm bắn xa nhất khoảng 140km. Tên lửa Harpoon có tốc độ khoảng 850km/h, đầu đạn nặng khoảng 220kg, nó được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Với Exocet của MBDA châu Âu, tầm xa nhất thuộc Block III, tầm bắn 180km. Exocet có tốc độ  Mach-0,9 khoảng 1.100km/h,đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Cả hai loại tên lửa chống hạm chủ lực của NATO đều có tốc độ cận âm, dù được thiết kế để tránh radar, tuy nhiên với tốc độ cận âm khả năng bị bắn hạ bới các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm là rất lớn.

Nga là quốc gia sở hữu nhiều thế hệ tên lửa chống hạm nhất thế giới hiện nay, họ cũng là quốc gia đang sở hữu những hệ thống tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.
P-270 Moskit được đánh giá là tên lửa chống hạm đáng sợ nhất hiện nay.
Điển hình là tên lửa chống hạm P-270 Moskit hay SS-N-22 Suburn, tên lửa chống hạm này có tốc độ lên đến Mach-2,5 khoảng 2.800km/h. Với tầm bắn tối đa là 120km, đầu đạn nặng 300kg, tên lửa  này là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ trên chiến hạm của NATO. Hiện tại, Mỹ đang đau đầu trong việc sản xuất bia bay cho hải quân tập đánh chặn.

Họ tên lửa chống hạm đang được xuất khẩu rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới X-35 Uran hay Kh-35 Uran E phiên bản xuất khẩu, NATO định danh là SS-N-25 Switchblade. Tên lửa có tốc độ là Mach-0,8 , tầm bắn 130km, đầu đạn nặng 145kg. Kh-35 có thể phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau từ tàu chiến, đến máy bay chiến đấu, từ bệ phóng di động trên mặt đất. Phiên bản nâng cấp gần đây nhất có tầm bắn lên đến 250km.

Chưa hết, họ tên lửa chống hạm Club đang khiến cho NATO cực kỳ nguy hiểm có thể phóng đi từ tàu ngầm và Club-N phóng từ tàu nổi có tầm bắn lên đến 300km, với tốc độ lên đến Mach-2,9 ở pha cuối. Tên lửa được thiết kế với đường bay kiểu “zic- zắc” nên rất khó đánh chặn.

Đặc biệt, hệ thống tên lửa Club có thể triển khai hoạt động trong các container đựng hàng, triển khai lên các tàu chở hàng. Đó là một mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của NATO, vì rất khó khăn để phát hiện tàu chở hàng nào chứa Club. Hệ thống này đang được xem là tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng.
Họ tên lửa Club đang là đại diện tiêu biểu cho chiến lược chiến  tranh phi đối xứng mà Nga đang xây dựng.
Ghê gớm hơn là hệ thống tên lửa chống hạm P-800 Yakhont, có tầm bắn đến 300km, tốc độ lên đến Mach-2,5. Hệ thống này tiếp tục là một thách thức đối với khả năng phòng thủ trên các chiến hạm của NATO. Hệ thống có thể triển khai hoạt động rất đa dạng, từ tàu chiến mặt nước, máy bay, bệ phóng di động trên bờ. Đặc biệt, biến thể Brahmos II trong tương lai, phát triển từ nguyên mẫu P-800 do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu có thể đạt tốc độ Mach 5.

Bên cạnh đó không thể không kể đến các loại tên lửa chống hạm cũ hơn nhưng không kém phần nguy hiểm. P-700 Granit, NATO định danh là  SS-N-19 Shipwreck. Tên lửa chống hạm này có tầm bắn lên đến 625km, đầu đạn nặng 750kg, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay đang hoạt động.

Tên lửa có tốc độ tối đa từ Mach-1,6 đến Mach-2,5. Tên lửa này được phóng đi theo kiểu 4-8 tên lửa được phóng đi để tấn công một nhóm tàu, radar trên các tên lửa sẽ hỗ trợ dẫn đường cho nhau để tấn công mục tiêu, xác suất tiêu diệt với kiểu bắn này rất cao. P-700 hiện đang là tên lửa chống hạm chủ lực trên tuần dương hạm lớp Kirov.

P-500 Bazalt SS-N-12 Sandbox, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn lên  đến 550km, tốc độ Mach-2.5, đầu đạn nặng tới 1.000kg. Phiên bản cải tiến của P-500 đang là tên lửa chống hạm chủ lực của tuần dượng hạm lớp Slava.

Điểm qua một loạt các tên lửa chống hạm của NATO và Nga, rõ ràng các tên lửa chống hạm của Nato đều thua xa cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Các chiến hạm của NATO có thế mạnh về hệ thống phòng thủ, tuy nhiên khi phải đối đầu với hàng loạt tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh, thì khả năng này vẫn còn là một ẩn số quá lớn. 
Tên lửa chống hạm YJ-8 được phóng đi từ tàu chiến Trung Quốc.
So sánh tên lửa chống hạm NATO - Trung Quốc

Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ thần tốc, đặc biệt là hải quân. Họ đã xây dựng cho mình một đội tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hùng hậu, chuẩn bị đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.

Bằng cách sao chép các công nghệ từ nước ngoài, chủ yếu là từ Nga, họ đã cho ra đời hàng loạt hệ thống vũ khí mới, trong đó có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trong đó có thể kể đến những loại tên lửa đáng chú ý sau:

YJ-8 hay C-802, Nato định danh là CSS-N-8 Saccade, đây là loại tên lửa được thiết kế theo công nghệ hiện đại, nếu tính theo thông số công bố có thể sánh được với các tên lửa chống hạm hiện đại của NATO và Nga. Tầm bắn của loại tên lửa này tùy thuộc vào phiên bản, 120km với phiên bản C-802, 180km với C-802A, 350km với C-803.

Dù tên lửa này không có được tốc độ siêu âm như các tên lửa chống hạm của Nga, nhưng với tầm bắn xa, vượt xa cả phiên bản hiện đại nhất của tên lửa chống hạm Harpoon của NATO.
Phiên bản được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.
Gần đây, có tin biến thể C-805 phát triển dựa vào nguyên mẫu C-802 đang được coi là tên lửa chống hạm hiện đại nhất Trung Quốc với tầm bắn lên đến tối đa 500km (tầm bắn hiệu quả 380km) với tốc độ kinh hoàng Mach 3.5.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc giới thiệu C-602 Tầm bắn của tên lửa này được giới thiệu là tới 400km, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn là 280km. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa khoảng Mach-0,9, tên lửa này được cho là có hệ thống dẫn đường tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ.

Đặc biệt là đầu năm 2011, giới quân sự Trung Quốc đã giới thiệu một phiên bản tên lửa chuyên dùng để tiêu diệt tàu sân bay mang tên DF-21D. Theo như giới thiệu của giới quân sự Trung Quốc, DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở cự ly lên đến gần 3000km.

Đây là loại tên lửa đạn đạo chống tàu ASBM đầu tiên của thế giới, mặc dù thực hư của vấn đề này là chưa rõ ràng. Song sự xuất hiện của loại ASBM DF-21D khiến giới quân sự NATO ít nhiều phải lo lắng.

Xét về tầm bắn các tên lửa chống hạm của Trung Quốc đều vượt trội so với các tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân NATO.

Bảng so sánh thông số một số loại tên lửa chống hạm Nga, NATO, Trung Quốc (dựa vào thông số công bố lớn nhất).


Nước đến chân mới nhảy

Dù ngoài mặt các chuyên gia quân sự của Mỹ và Nato đánh giá khá thấp khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển của DF-21D. Tuy nhiên, khối quân sự lớn nhất thế giới này đang rục rịch chuẩn bị biện pháp đối phó.

Tự tin với sức mạnh quân sự khổng lồ, ỷ lại vào các hệ thống vũ khí hiện đại, tuy nhiên khi nhìn lại, NATO không khỏi lo lắng trước khả năng hụt hơi trong cuộc đua chống hạm.

Không lâu sau khi Trung Quốc giới thiệu DF-21D, Hải quân Mỹ lập tức khởi động chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM. Tiếp tục rót vốn cho chương trình phát triển biến thể SM-6, song song với đó là hoàn thiện phiên bản SM-3 Block III. Một dự án khác cũng được thúc đẩy là phát triển vũ khí chùm laser điện tử để tăng khả năng bảo vệ các chiến hạm trước tên lửa chống hạm của đối phương.

Tuy rằng, các chương trình phát triển tên lửa chống hạm mới đã được khởi động, song cần một khoảng thời gian nữa NATO mới có thể lấp đầy khoảng trống về tầm bắn và tốc độ so với các tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc.
Quốc Việt
Đất Việt online

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia