Gánh nặng thay chồng

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” nhưng trong nhiều hoàn cảnh thực tế, không ít phụ nữ đã chung vai hoặc thay chồng gánh trọn gia đình

Chị Phượng, 39 tuổi, ngụ tại phường 7, quận Tân Bình – TPHCM, từ nhỏ chỉ quen việc bếp núc. Năm 24 tuổi, chị lập gia đình với anh Hồng là kỹ sư xây dựng.  Cách nay mười mấy năm, khi chị đang mang thai đứa con đầu lòng, anh Hồng trên đường đi làm về đã bị tai nạn giao thông. 
Trĩu “gánh” ve chai
Người gây tai nạn bỏ chạy, anh Hồng trải qua một thời gian dài điều trị và xuất viện trong tình trạng cụt mất hai chân. Số tiền dành dụm chờ ngày con chào đời và lo cho gia đình nhỏ đã cạn kiệt theo tai nạn  của anh Hồng. Khi con gái được 3  tuổi, chị gửi con vào nhà trẻ và đi mua ve chai mong kiếm được nhiều tiền hơn để lo cho gia đình.
Mới tờ mờ sáng, chị đã thức dậy nấu ăn cho cả nhà. Sau khi đưa con đi học, chị dở cơm cho chồng đi bán vé số, còn mình thì đi khắp hang cùng, ngõ hẹp mua ve chai. Anh chị là dân nhập cư, cha mẹ hai bên đều nghèo khổ nên dù hoàn cảnh khá ngặt nghèo, họ vẫn cố nương nhau sống. Giờ, con gái chị đã vào cấp 2, biết tự mình thu xếp việc nhà, phụ giúp ba mẹ.

Khi cần, người phụ nữ vẫn sẵn sàng gánh vác thay chồng
Chị Phượng tâm sự: “Lúc đầu, chồng tôi rất bứt rứt khi phải ngồi nhà. Anh ấy là người có học nhưng giờ lâm vào cảnh này, vì thương vợ con, anh chấp nhận sự thật và đòi bán vé số để kiếm chút tiền phụ lo gia đình”. Lúc anh chưa gặp nạn,  vợ chồng vui vẻ, giờ anh tàn tật, gia đình cũng thế. Dù vẫn sống đời ở trọ và là những cư dân nghèo của TP nhưng hàng xóm không hề nghe vợ chồng chị có lời cãi vã.
Giúp chồng vui nội trợ
Chị Nguyệt Thanh, 45 tuổi, lấy chồng cách nay 15 năm, từ Quảng Ngãi vào TPHCM thuê nhà buôn bán tại quận Bình Thạnh. Một tối, chồng chị bỗng cứng đơ người, đưa vào bệnh viện mới biết anh bị đột quỵ. Sau nhiều tháng chạy chữa, anh đi lại được nhưng mất sức lao động, gánh nặng cơm áo đặt trên vai chị với chiếc xe ba bánh nhỏ thu mua ve chai. Hằng ngày, anh ở nhà nấu nướng, giặt giũ, lau dọn nhà cửa và kèm con học.  Con trai anh học lớp học tình thương của phường. Sức học khá, được hội khuyến học tài trợ và tạo điều kiện nên cháu được học lớp buổi sáng. 
Chị Thanh tâm sự: “Thời gian đầu, anh ấy buồn khổ, sa vào rượu chè, tôi phải cố gắng nhỏ nhẹ khuyên anh. Giờ, anh vui sống với công việc nhà. Tuy cực nhưng ảnh vui lắm. Lúc xong việc, anh còn đi quanh xóm giúp tôi thu mua ve chai”. Anh Tâm, chồng chị Thanh, vui vẻ nói: “Lúc đầu, tôi rất mặc cảm. Đàn ông gốc người Trung, quen lam lũ rồi, giờ phải bó gối ở nhà sống dựa vào vợ, làm công việc nội trợ, thật không sao chịu được. May nhờ vợ không xem tôi là người vô tích sự nên tôi mới có thể ngẩng mặt lên sống tiếp”.
Sẵn sàng làm tài xế xe ôm
Chị Hoa, 52 tuổi, quê ở  miền Tây, sống tại phường 11, quận 3 lại “độc đáo” hơn.  Chồng chị làm thợ trang trí nội thất, bị tai nạn lao động phải ở nhà bán tạp hóa lặt vặt trong xóm nghèo. Lần đó, trong chuyến công tác về quê chị Hoa, anh Minh gặp rồi yêu và rước chị Hoa làm dâu TP. Không lâu sau đó, anh Minh bị thương tật. Cũng may, anh là con một, ba mẹ để lại một căn nhà nhỏ nên anh chị mở tiệm bán tạp hóa đủ xoay xở cho gia đình 4 người.
Để tăng thu nhập, chị Hoa lấy chiếc xe máy cũ của chồng ra hành nghề xe ôm.  Ban đầu, chị chỉ chở phụ nữ trong xóm đi chợ, rồi sau, chị chở luôn các khách nam. Tôi hỏi anh có ghen không, anh chỉ cười: “Sống là phải tin nhau. Nếu muốn bỏ tôi, cô ấy đã bỏ lâu rồi, đâu cần chờ đến giờ này có hai mặt con mới bỏ”.  Chị vui vẻ tiếp lời: “Trong xóm ai cũng biết hoàn cảnh của mình nên chẳng chọc ghẹo gì. Mà nếu lấy tôi phải lo luôn cho hai đứa con, chẳng ông nào dám đèo bồng nhiều vậy!”.
Thế đấy, dù cơ cực nhưng vì chồng con, những phụ nữ này vẫn luôn sẵn sàng nặng gánh, đúng như ca dao:
 Con cò cõng nắng, cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương    
Hạnh phúc của chồng con và cũng là của chính mình đã giúp các chị có thêm nhiều nghị lực đối diện với thực tại không may của gia đình và góp phần tạo nên nét đẹp độc đáo của người phụ nữ Việt Nam.
Bài và ảnh: HOÀNG HẠC
NLĐ online

Tags: ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia