Vàng có nên trở thành tiền?

Đây là câu hỏi đã được hạ nghị sỹ Mỹ Ron Paul đặt ra cho Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke tuần trước, gây choáng váng cho người đứng đầu của ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới.

Sau phút bị bất ngờ, ông Bernanke đã trả lời :”Không, vàng là một tài sản”.

Ông giải thích thêm, giá vàng tăng phản ánh những bất ổn trên toàn cầu. “Lý do mọi người giữ vàng là để chống đỡ lại những cái mà chúng ta gọi là rủi ro tiềm năng”.

Không khó để nhìn thấy những rủi ro đó. Báo chí gần đây đưa tin liên tục về những nguy cơ của nền kinh tế: nợ chính phủ tăng cao từ Hy Lạp cho đến cường quốc Mỹ, khả năng khối đồng tiền chung euro tan rã ; thâm hụt chi tiêu khiến chính phủ Mỹ có thể phải đóng cửa…
 Ảnh minh họa

Ở mỗi bài báo, người ta đều thấy rõ khả năng các chính phủ giải quyết khó khăn được đến đâu. Chẳng hạn, Tổng thống Obama kêu gọi khôi phục chính sách thuế đối với người giàu vốn đã bị ngừng trong chương trình kích thích kinh tế năm 2009, nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, ngay cả khi chính phủ có đánh thuế 100% thu nhập của những người có thu nhập trên 250.000 USD/năm, thì cũng chỉ đủ một nửa số tiền cần để cân bằng ngân sách.

Theo khái niệm thông thường, những công dân xuất sắc được bầu ra để lãnh đạo đất nước. Họ có quyền chi tiêu, vay mượn, đánh thuế và in tiền, nhằm quản lý nền kinh tế và bảo vệ đa số công dân khỏi bất ổn của cuộc sống. Tuy nhiên, thay vì vậy, chính chính phủ lại trở thành nguồn gốc của rủi ro, đe doạ đến sự ổn định và phát triển.

Và ở ngay trung tâm của những bất ổn là câu hỏi về chất lượng đồng tiền Mỹ. Câu hỏi “Vàng có phải là tiền không?” rất được chú ý bởi nó nêu bật vấn đề tiếp theo :”Tiền là gì và chính phủ phải làm gì để có thể định đoạt giá trị của nó?”

Câu trả lời cho những câu hỏi này đã cho thấy niềm tin cơ bản nhất của dân chúng dành cho chính phủ đang phản bội.

Khi tôi hay bạn dùng đồng tiền để trao đổi hàng hoá và dịch vụ, chúng ta đã tin rằng những đồng tiền đó có một giá trị tương đương với số hàng hoá hay dịch vụ chúng ta nhận được. Đó chính là cách mà tiền đã giúp chúng ta thoát khỏi mô hình hàng đổi hàng.

Lòng tin luôn là sự định giá về hành động tương lai. Khi một cá nhân, công ty hay chính phủ có sự đánh giá tín dụng tốt, chúng ta nói rằng chúng ta có thể tin họ sẽ giữ lời và trả nợ đúng hẹn trong tươn lai.

Và điều đó cũng tương tự với giá trị của tiền. Một cuộc khảo sát tiến hành cuối tuần trước đã cho thấy người dân Mỹ đang mất dần lòng tin vào ngân hàng trung ương của họ và giá trị trong tương lai của đồng USD.

Vàng có phải là tiền không? Về mặt kỹ thuật, có thể trả lời ngay là không. Vàng không được lưu thông như một phương tiện trung gian để trao đổi. Nhưng khi sự tin cậy vào đồng tiền giấy tiếp tục bị xói mòn, những yếu kém của chính phủ trong điều hành nền kinh tế ngày càng bộc lộ, thì giá trị của vàng ngày càng được nâng lên.

Một hệ thống bản vị vàng (bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng) có thể sẽ hiệu quả nếu chính phủ Mỹ chứ không phải Chủ tịch FED đứng đằng sau lời hứa rõ ràng rằng, một đô la có giá trị tương đương một lượng vàng nhất định. Lời hứa này thể hiện mỗi ngày qua việc giám sát tỷ giá trao đổi giữa đồng USD và vàng.

Hơn nữa, bản vị vàng còn cung cấp những dữ liệu thực tế để chính phủ giữ lời hứa. Khi giá vàng tăng là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều tiền, cần siết chặt về số lượng. Giá vàng giảm là dấu hiệu thị trường thiếu tiền, nên được bơm thêm.

Cuối cùng, bản vị vàng còn tạo sự tin cậy vào đồng đô la bởi lẽ vàng có những đặc tính độc đáo, có thể duy trì niềm tin và sức mua lâu dài.

Trên thực tế, vàng đang dần dần được phục hồi lại vai trò là một loại tiền chính thống. Tại bang Utah, đồng xu vàng và bạc đang trở thành tiền tệ chính thức. Quốc hội Thụy Sĩ đang bàn bạc về khả năng khôi phục lại đồng franc vàng. Và, ngân hàng trung ương Zimbabwe đang xem xét thay thế đồng tiền vô giá trị của mình bằng đồng đô la Zimbabwe vàng.

Câu hỏi "Vàng có phải là tiền?" đã làm các ngân hàng trung ương sợ hãi bởi nó cho thấy sự yếu kém của họ trong việc đưa ra một loại tiền tốt hơn loại tiền từng được đảm bảo bằng vàng. Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/1971 - ngày mà Tổng thống Mỹ khi đó Richard Nixon đã từ bỏ lời hứa duy trì đồng USD có giá trị bằng 1/35 ounce vàng - cho đến ngày 1/2/2006, ngày ông Bernanke được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch FED, đồng đô la đã giảm chỉ còn 1/569 ounce/vàng. Ngày hôm nay, giá trị một đô la lại càng thảm hại, chỉ còn 1/1600 ounce vàng.

Đô la ngày càng mất giá, lạm phát tăng cao, kinh tế và chính trị bất ổn... Đây là những kết cục "cực kỳ xấu" mà chúng ta đã tìm mọi cách né tránh. Phục hồi lại lời cam kết rằng một USD có giá trị tương đương lượng vàng nhất định sẽ đảm bảo được giá trị đồng đô la và hạn chế những "tail risk" (những rủi ro có xác suất rất nhỏ nhưng hậu quả lại rất lớn) trên thị trường tiền tệ. Những lợi ích từ sự ổn định giá cả, lãi suất thấp và ổn định, tăng việc làm lương cao và sự thịnh vượng chung cũng sẽ góp phần vào ảnh hưởng tích cực của cả nền kinh tế.


Hoàng Yến - (theo Forbes)
VnMedia

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia