Quân đội Mỹ sẽ ở lại Afghanistan lâu dài?

(Thời sự quốc tế)- Cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan xem ra vẫn chưa tới hồi kết. Vị trí chiến lược của Afghanistan cũng như trữ lượng khoáng sản và dầu khí lớn tại đây khiến Mỹ khó có thể rời bỏ cuộc chơi, bất chấp Washington tuyên bố rút quân chiến đấu vào năm 2014.
Binh sĩ Mỹ bị thương tại Afghanistan.
Khó từ bỏ
Theo tờ Guardian, các quan chức Mỹ và Afghanistan đang bí mật thảo luận về một hiệp định an ninh cho phép quân Mỹ ở lại Afghanistan lâu dài. Dự kiến nếu hai bên ký kết hiệp ước, quân đội, tình báo và một căn cứ không quân Mỹ sẽ ở lại Afghanistan sau năm 2014 và có thể kéo dài trong nhiều thập niên, thay vì đến năm 2014 sẽ rút toàn bộ 130.000 quân chiến đấu khỏi Afghanistan như dự kiến. Anh cũng cho biết sẽ tiếp tục để quân ở lại sau năm 2014 với nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn.
Hiện có ít nhất 5 căn cứ tại Afghanistan có thể trở thành nơi đóng quân lâu dài cho các lực lượng của Mỹ gồm các lực lượng đặc nhiệm, tình báo cũng như có thể chứa thiết bị do thám và khí tài quan trọng. Quả thật, Mỹ khó từ bỏ các căn cứ quân sự chiến lược tại Afghanistan vì nó nằm tại trung tâm của những khu vực bất ổn, gần biên giới với Pakistan, Iran, Trung Quốc cũng như khu vực Trung Á và vùng Vịnh.
Các nhà thương thuyết của Mỹ sẽ tới Kabul trong tháng 6 để tiếp tục các cuộc thảo luận về một hiệp định an ninh với Afghanistan.
Tin tức về khả năng Mỹ ở lại lâu dài tại Afghanistan đã gây lo ngại cho nhiều nước trong và ngoài khu vực. Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều tỏ ra quan ngại.
Sự chọn lựa của Afghanistan
Có lẽ Afghanistan sẽ đưa ra nhiều điều kiện nếu Washington muốn ở lại lâu dài. Tuy nhiên, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cùng nhiều quan chức cấp cao của chính phủ nước này xem việc Mỹ hiện diện lâu dài tại Afghanistan và mối quan hệ đối tác chiến lược là điều căn bản nhất, bảo vệ Afghanistan khỏi sự đe dọa của các nước láng giềng.
Theo ông Rangin Spanta, Cố vấn an ninh quốc gia Afghanistan: “Chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa chung trước các mạng lưới khủng bố quốc tế. Chúng không chỉ đe dọa Afghanistan mà còn cả phương Tây. Chúng tôi muốn một đối tác có thể kết nối các nước trong khu vực với nhau chứ không muốn chia rẽ”.
Thật vậy, sự hiện diện lâu dài của căn cứ Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014 sẽ gây lo ngại, thậm chí chia rẽ các nước láng giềng của Afghanistan. Từ căn cứ ở Afghanistan, Mỹ có thể triển khai quân nhanh tới Pakistan hay Iran. Trực thăng trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden tại Pakistan xuất phát từ Afghanistan.
Ông Spanta nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để tấn công bên thứ ba”. Về khả năng Mỹ ở lại lâu dài tại Afghanistan, ông Spanta cho rằng tất cả đều phải phụ thuộc vào Hiến pháp và sự toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan. Ngoài ra, các quan chức của Afghanistan còn phải cân nhắc tình hình chính trị trong nước cũng như cuộc đàm phán với Taliban đang diễn ra.
Một quan chức cấp cao của NATO lại cho rằng sự hiện diện lâu dài về quân sự của các nước phương Tây tại Afghanistan chứng tỏ với các tay súng nổi dậy ở Afghanistan rằng phương Tây không muốn bỏ rơi Afghanistan, đồng thời khuyến khích họ đàm phán hơn là chiến đấu chống lại Chính phủ Afghanistan.
Mark Sedwill, một đại diện dân sự cấp cao của NATO tại Afghanistan gần đây đã nói về khả năng tái diễn một cuộc chiến đẫm máu tương tự cuộc chiến giữa Nga, Anh và nhiều nước khác tại Tây Nam Á trong thế kỷ 19.
Lịch sử của Afghanistan cho thấy nước này bị các cường quốc định đoạt và khai thác. Giờ đây, theo cựu ứng viên tổng thống Afghanistan, tiến sĩ Ashraf Ghani, một trong những người đang đàm phán hiệp định an ninh với Mỹ, không thể có tầm nhìn như vậy trong thế kỷ 21. Thay vào đó, Afghanistan biết đâu sẽ trở thành nền kinh tế được chú ý của châu Á.
Khánh Minh
SGGP

Tags: , , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia