Bản tin “Hai cháu nhỏ bị bắt quỳ trên đường gần 1 giờ?” đăng trên báo điện tử Người Lao động tối 18-12 thu hút gần 12.000 lượt bạn đọc vào xem. Bản tin nhanh chóng trở thành diễn đàn để bạn đọc tranh luận, bày tỏ thái độ chung quanh câu chuyện người mẹ phạt quỳ con.
Trong số gần 100 bạn đọc cho ý kiến (tòa soạn chọn đăng 29 ý kiến), gần phân nửa đồng tình hoặc tỏ thái độ chia sẻ, thông cảm cho cách phạt quỳ con của người mẹ. Bạn đọc có nick name Bé Tí nói: “Nhìn qua đã thấy là gia đình tha phương cầu thực, lấy vỉa hè buôn bán kiếm sống qua ngày. Mấy đứa con quậy phá thì đành phải phạt quỳ, mà nhà không có thì phải ra đường phạt thôi…”. Một bạn đọc khác viết: “Không nên “ném đá” mà hãy thông cảm cho người mẹ này, bởi bà không đánh đập, hành hạ hai cháu mà chỉ phạt quỳ”.
Việc dạy dỗ con không đúng sẽ tác động xấu đến tâm lý, nhận thức của trẻ. Ảnh minh họa
Tuy thế, số đông bạn đọc còn lại đưa ra những lý lẽ riêng để cho rằng cách dạy con của người mẹ là không đúng. “Dù có thế nào đi nữa thì cách dạy con như thế khó có thể chấp nhận được. Trẻ em có nhiều cách để dạy chứ không phải bắt quỳ ngoài đường cho người qua lại xem như thế, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của chúng. Các bà mẹ cần nghiên cứu cách dạy con hay hơn, không nhất thiết phải bạo hành” – bạn đọc có nick cogai_dentu_homqua89 phản đối.
Điều đáng nói là từ câu chuyện phạt con của người mẹ, nhiều bạn đọc đã đưa ra những góc nhìn khác nhau về cách hành xử, dạy dỗ con trẻ của các bậc làm cha, làm mẹ thời nay.
Bạn đọc Hữu Nhiên lập luận: “Ai cũng thương con và muốn dạy con con nên người nhưng cách dạy thế nào cho vừa, cho đúng mới đáng nói”. Lấy trường hợp của hai cháu nhỏ bị mẹ phạt quỳ rồi liên tưởng đến mình, Hữu Nhiên chia sẻ thêm: “Tôi vẫn nhớ như in những lằn roi của ba mẹ hồi thơ ấu. Từ những đòn roi ấy, mỗi ngày lớn lên tôi lấy đó răn mình, nhận thức tôt hơn nên không bao giờ bị ba mẹ rầy la hay bị những lằn roi đó nữa. Bây giờ nhìn quanh tôi thấy nhiều cha mẹ bênh con, dung túng, cưng chiều con nhiều hơn là dạy con”.
Nhìn nhận từ thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng, một số bạn đọc cho rằng mội trường giáo dục gia đình là rất quan trọng. Vì áp lực công việc vì mãi lo kiếm tiền, làm giàu mà nhiều bậc cha mẹ xao lãng việc dạy con. Bi kịch đã đến không ít gia đình giàu có, nhà cửa đàng hoang nhưng con cái đua đòi, hư hỏng. Đến khi chúng ra đường đua xe, trộm cắp, nghiện ngập, mua bán ma túy bị cơ quan công an bắt giữ, các ông bố bà mẹ vẫn không nhận ra trách nhiệm, cái sai của mình.
Ông bà ta có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Roi vọt hay ngọt bùi thế nào cho đúng mới là cách mà các bậc làm cha, làm mẹ cần suy nghĩ để thay đổi hành vi giáo dục, dạy làm người cho con trẻ.
Việc dạy dỗ con không đúng sẽ tác động xấu đến tâm lý, nhận thức của trẻ. Ảnh minh họa
Điều đáng nói là từ câu chuyện phạt con của người mẹ, nhiều bạn đọc đã đưa ra những góc nhìn khác nhau về cách hành xử, dạy dỗ con trẻ của các bậc làm cha, làm mẹ thời nay.
Bạn đọc Hữu Nhiên lập luận: “Ai cũng thương con và muốn dạy con con nên người nhưng cách dạy thế nào cho vừa, cho đúng mới đáng nói”. Lấy trường hợp của hai cháu nhỏ bị mẹ phạt quỳ rồi liên tưởng đến mình, Hữu Nhiên chia sẻ thêm: “Tôi vẫn nhớ như in những lằn roi của ba mẹ hồi thơ ấu. Từ những đòn roi ấy, mỗi ngày lớn lên tôi lấy đó răn mình, nhận thức tôt hơn nên không bao giờ bị ba mẹ rầy la hay bị những lằn roi đó nữa. Bây giờ nhìn quanh tôi thấy nhiều cha mẹ bênh con, dung túng, cưng chiều con nhiều hơn là dạy con”.
Nhìn nhận từ thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng, một số bạn đọc cho rằng mội trường giáo dục gia đình là rất quan trọng. Vì áp lực công việc vì mãi lo kiếm tiền, làm giàu mà nhiều bậc cha mẹ xao lãng việc dạy con. Bi kịch đã đến không ít gia đình giàu có, nhà cửa đàng hoang nhưng con cái đua đòi, hư hỏng. Đến khi chúng ra đường đua xe, trộm cắp, nghiện ngập, mua bán ma túy bị cơ quan công an bắt giữ, các ông bố bà mẹ vẫn không nhận ra trách nhiệm, cái sai của mình.
Ông bà ta có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Roi vọt hay ngọt bùi thế nào cho đúng mới là cách mà các bậc làm cha, làm mẹ cần suy nghĩ để thay đổi hành vi giáo dục, dạy làm người cho con trẻ.
Nguyễn Duy
Theo NLĐ
0 nhận xét