Nguy cơ về “Ngày tận thế” là hoàn toàn... có thật!

Người ta từng dự đoán các nhà khoa học ở Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) có thể làm trái đất bị diệt vong khi khởi động cỗ máy gia tốc hạt của họ.
Những dự đoán về ngày tận thế trong ca khúc "The End Of The World As We Know It" (viết tắt TEOTWAWKI) của ban nhạc R.E.M đã không xảy ra. Đơn cử như việc người ta từng dự đoán các nhà khoa học ở Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) sẽ khiến trái đất diệt vong khi họ khởi động cỗ máy gia tốc hạt của họ.
Tuy nỗi lo tận thế rất mơ hồ nhưng tác động do chúng tạo ra thì có thực. Hồi tháng 10 năm nay, một người phụ nữ lo sợ trái đất sẽ bị hố đen do chiếc máy tạo ra sự hủy diệt nên đã đệ đơn lên tòa án nhằm ngăn chặn hoạt động của CERN.
Những giả thuyết nghiêm túc
Các chuyên gia thường xuyên theo dõi tận thế, vì vậy đã nở nụ cười lo lắng khi một sự kiện tận thế khác sắp diễn ra trong ngày 21-12 tới đây. "Có một điều các dự báo tận thế luôn giống nhau là chúng luôn sai. Chúng chưa từng xảy ra" - Stephen O'Leary ở Đại học Nam California chán nản nói.

Ảnh minh họa Internet
Nhưng một bộ phận các nhà khoa học khác đã xem xét rất nghiêm túc giả thuyết tận thế. Tất nhiên, họ không bị thu hút bởi khía cạnh thần bí của sự kiện. Thay vì thế, họ nhìn nhận nó trong khuôn khổ một kịch bản thảm họa tương đối nhỏ đã diễn biến thành thảm họa quy mô lớn do sự mỏng manh dễ vỡ của con người hiện đại.

Nguyên nhân do 7 tỉ người của ngày hôm nay đang sống trong một xã hội phức tạp, chủ yếu là đô thị, phụ thuộc vào các hệ thống cung cấp nước, năng lượng và thực phẩm kéo dài. Chỉ cần một đứt gãy địa chất lớn, công trình mỏng manh này sẽ nứt vỡ.
"Quá nhiều thứ trên thế giới này đã có quan hệ với nhau và nó khiến chúng ta trở nên dễ tổn thương" - Jocelyn Bell Burnell, một nhà vật lý thiên thể người Anh ở Đại học Oxford, nói - "Ví dụ như một cơn bão mặt trời tồi tệ có thể triệt hạ nhiều vệ tinh viễn thông và khiến những thứ như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hư hỏng. Trong các kịch bản xấu nhất, nhiều triệu người có thể chết, hàng loạt nền kinh tế sụp đổ và nhiều nền văn minh sẽ suy thoái hoặc mất đi, dù trái đất và con người với tư cách một giống loài còn tồn tại."
Cá nằm trên thớt?
Trận cúm diễn ra trong giai đoạn 1918-1919 mang tên cúm Tây Ban Nha, trong đó một dạng cúm mới mà con người chưa có thuốc chống lại, đã khiến từ 20-50 triệu người thiệt mạng và biến nó trở thành căn bệnh chết chóc nhất trong thế kỷ 20. Để so sánh, con số này có thể tương đương với 200 triệu người thiệt mạng trong thời điểm hiện nay.
Nhân loại đã suýt dính một thảm họa tận thế tồi tệ tương tự vào năm 1997 khi đại dịch cúm H5N1 với khả năng sát hại tới 60% số người nhiễm bệnh, bùng lên ở Hong Kong. Virus đã bị ngăn chặn do con người đã cho tiêu hủy hàng loạt gia cầm. Năm 2009, dịch cúm lại quay trở lại với tên cúm heo H1N1, nhưng hóa ra virus này không gây hại nhiều lắm.
Nhưng các nhà vi trùng học nói rằng chúng ta sẽ không thể tránh thảm họa được mãi. Một loại virus mới có khả năng lây lan mạnh hơn, chết chóc hơn xuất hiện sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Một hiểm họa lớn hơn là vấn đề thiên tai. Siêu bão Sandy là ví dụ cho thấy thiên tai có thể gây nên những thảm họa trực tiếp tới đời sống của con người ra sao. Nó cũng là bằng chứng cho thấy con người đang phải trả giá bằng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, do đã tác động phá hoại khí hậu toàn cầu.
Nhưng các chuyên gia nói rằng các tác động tồi tệ nhất của tình trạng trái đất ấm lên sẽ diễn ra từ từ, chứ không gây thảm họa lớn ngay lập tức.
Giống như những con tôm hùm bị nấu cho chết dần trong một chảo nước nóng mà không biết, những mối đe dọa từ tình trạng thay đổi khí hậu sẽ dễ dàng bị bỏ qua dưới radar chính trị.
Một số chuyên gia đã dự báo nhiều lần về việc sẽ xảy ra các trận hạn hán làm ảnh hưởng tới những vựa lúa mì của thế giới và khiến giá ngũ cốc tăng lên hoặc khiến hàng triệu người bị đói ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu còn khiến hàng triệu người sống ở các vùng đất thấp mất nơi sinh sống, hàng trăm triệu người sẽ phải di cư vì bị nhấn chìm trong nước. Các cuộc chiến tranh về nguồn tài nguyên sẽ nổ ra, bên cạnh đủ loại các cuộc xung đột khác.
Nguy cơ từ thiên thạch và hạt nhân
Bên cạnh đó, phải kể tới nguy cơ chúng ta bị thiên thạch va phải. Cú va chạm sẽ tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ hủy diệt mọi thứ và bắn tung đất bụi lên thượng tầng khí quyển. Bụi sẽ ở lại đây trong nhiều năm khiến trái đất lạnh đi và hủy diệt các loài thực vật, vốn là nguồn sống của các sinh vật trên trái đất. Cũng theo cách thức này mà loài khủng long bị hủy diệt cách đây 65 triệu năm.
Trong thời chiến tranh lạnh, các nhà khoa học từng lo ngại về "mùa đông hạt nhân" hình thành từ cuộc chiến hạt nhân tổng lực giữa Mỹ và Liên Xô. Nhưng các tính toán gần đây cho thấy kịch bản này thậm chí có thể xảy ra ngay cả khi các nước tiến hành chiến tranh hạt nhân quy mô khu vực.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Scientific American hồi năm 2009 thấy rằng lửa hình thành từ 100 đầu đạn hạt nhân bằng cỡ quả bom ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, có thể tạo nên ít nhất 5 triệu tấn khói.
Nghiên cứu nói rằng chỉ trong 9 ngày, khói sẽ lan ra toàn cầu. Sau 49 ngày, bụi sẽ phủ trên khắp trái đất, che phủ ánh sáng mặt trời và khiến mọi nơi đều có khung cảnh u ám giống nhau.
Theo Vietnam+
Theo NLĐ

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia