Barclays thao túng lãi suất liên ngân hàng
Cuối tháng 6 năm 2012, Barclays, một trong bốn ngân hàng lớn nhất nước Anh, đã bị phát hiện thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor và Euribor và phải nộp các khoản phạt lớn tại Anh và Mỹ, tổng cộng khoảng 290 triệu bảng (452 triệu USD). Vụ gian lận tài chính này có ảnh hưởng rất lớn, vượt ra ngoài biên giới nước Anh.
Libor là lãi suất mà tại đó các ngân hàng có thể vay mượn tiền, ở mức có thể tính toán được, từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London. Lãi suất thực mà các ngân hàng vay mượn trên Libor từ lâu được xem là thước đo quan trọng để đánh giá độ an toàn của tổ chức tài chính. Dựa trên chỉ số này mà các ngân hàng sau đó sẽ định ra các mức lãi suất cho vay đối với khách hàng, từ tiền lãi mua nhà trả góp cho đến lãi suất trên thẻ tín dụng... Baclays đã thừa nhận gửi thông tin lãi suất thấp hơn thực tế cho Hiệp hội các ngân hàng Anh để tác động lên lãi suất Libor theo hướng có lợi cho họ.
Các chuyên gia tín dụng ước tính là khoảng 200.000 hợp đồng vay mua nhà cho thuê có liên quan trong vụ này. Ngoài ra điều rất quan trọng là, chỉ số Libor còn được nhiều ngân hàng trên thế giới dùng làm chuẩn mực để tham chiếu trong các hợp đồng vay mượn, với tổng trị giá ước tính là có thể lên đến 360.000 tỷ USD.
Người ta đặt ra một câu hỏi lớn về đạo đức của những người kinh doanh tiền tệ trong hệ thống ngân hàng nước Anh, vốn đã bê bối từ nhiều năm nay.
HSBC tiếp tay cho mafia rửa tiền
Trong tháng 7 năm 2012 HSBC bị phát hiện đã mở đường cho các nhóm tội phạm tuồn hàng tỷ USD từ nhiều nước như Mexico, Quần đảo Cayman, Iran, Arập Xêút hay Syria vào Mỹ thông qua chi nhánh HSBC từ năm 2002 đến năm 2009.
Tiền được gửi vào ngân hàng chính là lợi nhuận từ các hoạt động buôn lậu ma túy, vũ khí và các hoạt động bất hợp pháp khác. Một số chi nhánh của HSBC đã lách các lệnh cấm của Chính phủ Mỹ đối với các giao dịch tài chính với Iran và các nước khác.
HSBC cũng ý thức được sự lỏng lẻo trong hoạt động chống rửa tiền tại chi nhánh Mexico và chính quyền Mexico đã ít nhất hai lần cảnh báo rằng tiền buôn ma túy đang được "rửa" qua các tài khoản tại chi nhánh của ngân hàng này.
HSBC sẽ phải nộp phạt ít nhất 1,9 tỷ USD cho nhà chức trách Mỹ để giải quyết vụ điều tra rửa tiền, đây là mức phạt lớn chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng thế giới.
HSBC sẽ phải nộp phạt ít nhất 1,9 tỷ USD cho nhà chức trách Mỹ để giải quyết vụ điều tra rửa tiền, đây là mức phạt lớn chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng thế giới.
Standard Chartered có thể bị cấm cửa ở Mỹ
Sau Barclay và HSBC, Standard Charterd là ngân hàng thứ 3 của Anh dính vào vòng lao lý tại Mỹ. Tháng 8 năm 2012, ngân hàng Standard Chartered chi nhánh New York vừa bị nhà chức trách Mỹ phát hiện che giấu các giao dịch trị giá 250 tỷ USD với Iran. Với việc vi phạm nghiêm trọng lệnh cấm của chính phủ Mỹ, ngân hàng này đang đối diện nguy cơ bị tước giấy phép.
Không những thế, chỉ một ngày sau khi thông tin có thể bị cơ quan chức năng New York rút giấy phép, giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng Standard Chartered đã bị sụt giảm 17 tỷ USD do làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư.
Ngày 10 tháng 12, Standard Chartered, ngân hàng lớn thứ hai của Anh đã đồng ý nộp phạt 327 triệu USD sau khi các nhà chức trách Mỹ cáo buộc ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran khi bị tình nghi rửa tiền cho các cá nhân và tổ chức tại quốc gia này.
"Việc vi phạm lệnh cấm vận là điều mà chính phủ luôn xem xét một cách cực kỳ nghiêm trọng và luôn xử lý nghiêm" theo thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney.
Goldman Sachs coi khách hàng là "con rối"
Tháng 3 năm 2012, Greg Smith, một thành viên trong ban điều hành của Goldman Sachs quyết định rời khỏi tập đoàn. Khi ra đi Greg Smith đã công khai lá thư từ chức với những chỉ trích nặng nề cách thức kinh doanh thiếu đạo đức của ngân hàng này khi coi khách hàng chỉ là những "con rối".
Tháng 3 năm 2012, Greg Smith, một thành viên trong ban điều hành của Goldman Sachs quyết định rời khỏi tập đoàn. Khi ra đi Greg Smith đã công khai lá thư từ chức với những chỉ trích nặng nề cách thức kinh doanh thiếu đạo đức của ngân hàng này khi coi khách hàng chỉ là những "con rối".
Greg Smith tố cáo ban lãnh đạo Goldman Sachs chỉ quan tâm đến việc bòn rút tiền càng nhiều càng tốt từ túi của khách hàng. "Tôi dự vô số cuộc họp bán chứng khoán phái sinh, và không ai dành dù chỉ một phút thảo luận về cách thức giúp khách hàng. Tất cả đơn giản chỉ là chúng ta làm cách nào kiếm được tiền từ họ càng nhiều càng tốt. Tôi cảm thấy phát bệnh khi nghe mọi người thản nhiên bàn cách làm thế nào cướp bóc được khách hàng một cách tàn nhẫn" - Greg Smith viết.
Theo New York Times, bài viết của Greg Smith đã thu hút khoảng 3 triệu lượt truy cập trong vòng 24 giờ. Cổ phiếu Goldman Sachs cũng lập tức giảm 3,4%, giá trị thị trường của Goldman Sachs giảm tới 2,15 tỉ USD.
Theo New York Times, bài viết của Greg Smith đã thu hút khoảng 3 triệu lượt truy cập trong vòng 24 giờ. Cổ phiếu Goldman Sachs cũng lập tức giảm 3,4%, giá trị thị trường của Goldman Sachs giảm tới 2,15 tỉ USD.
Nomura với scandal rò rì thông tin nội bộ
Nomura , ngân hàng đầu tư lớn nhất của Nhật bản đã làm rò rỉ những thông tin cần được bảo mật liên quan đến việc thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty Năng lượng Inpex, Tập đoàn Điện lực Tokyo Electric Power Co., Tập đoàn tài chính - ngân hàng Mizuho Financial Group, Chuo Mitsui Asset Trust & Banking Co... trong vài năm gần đây, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã tiến hành điều tra. Do rò rỉ thông tin nội bộ, một số đối tượng đã làm giàu một cách bất chính.
Vụ việc trên có ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn của Nomura. Nomura đã bị nhiều đối tác đơn phương hủy hợp đồng đã ký. Dự báo, kết quả kinh doanh của Nomura Holdings sẽ còn tiếp tục tồi tệ hơn.
Nhị Anh
Theo Vef.vn
0 nhận xét