Doanh nghiệp (DN) chưa kịp mừng vì tin hỗ trợ giảm thuế thì nay, lại méo mặt với giá điện tăng.
Giảm thuế - tăng giá: không đồng nhất
Tại cuộc họp báo về giá điện chiều 21/12, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bày tỏ, nếu ở góc độ người tiêu dùng thì chẳng bao giờ việc tăng giá điện là phù hợp cả.
Nhưng EVN là người đi mua điện của các nhà máy điện, bán lại cho các nhà phân phối là chính. Năm 2013, công ty mẹ của EVN chỉ còn năm 20% sản lượng điện, 80% là mua ngoài. Ngay cả với các Tổng công ty phát điện (Genco) thì EVN vẫn phải mua theo hợp đồng như với các nhà máy độc lập.
Vì vậy, "phải cân nhắc giữa việc bỏ ra thêm ít tiền, tăng thêm chi phí, đảm bảo điện ổn định hay là thiếu điện? Nhiều DN nói so với nhiều nước, giá điện không phải là cao. Quan trọng đối với người sản xuất là điện ổn định, nếu mất 1-2 giờ hay mất điện 1-2 ngày thì thiệt hại kinh tế khổng lồ hơn cả việc chi thêm một ít tiền điện", ông Tri nh
ấn mạnh.
ấn mạnh.
Giá điện Việt Nam hiện mới hơn 6 cent- gần 7 cent/kWh. Ở Thái Lan, giá điện là 9 cent/kWh, 4 tháng điều chỉnh một lần. Nếu chi phí đầu vào như dầu, than tăng hay giảm thì họ điều chỉnh theo. Ở Singapore, giá điện là hơn 20 cent/kWh,mỗi quý điều chỉnh giá một lần trên cơ sở giá phát điện trên thị trường cộng với phí truyền tải và phân phối. Tại Philippines, giá điện khoảng 27- 28 cent/kWh và điều chỉnh hàng tháng. Đơn vị bán điện được quyền tự quyết giá điện. Các nước đều có cơ quan Điều tiết điện lực thẩm định giá điện. Nếu công ty điện lực tính giá điện sai thì sẽ bị phạt rất nặng. Cơ chế này giống như "hậu kiểm" ở thuế ở Việt Nam, DN tự khai và kiểm tra sau. |
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, phôi thép vốn được khuyến khích phát triển, nhưng tiêu thụ điện lớn nhất là 600kWh/tấn. Vì vậy, tăng 5% giá điện như hiện nay thì sản xuất phôi sẽ gặp khó khăn nhất.Trong khi đó, do kinh doanh ế ẩm, các DN thép đều lỗ nên không thể tăng giá thép theo giá điện.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ, EVN rất "khôn" khi chọn thời điểm tăng giá điện vào cuối năm. CPI năm nay lại tăng thấp nên EVN có thể cho rằng, tác động vào CPI là không lớn.
heo ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục Trưởng Cục Điều tiết điện lực, mức tác động của giá điện lần này vào CPI chỉ là 0,72%.
Tuy nhiên, bà Lan cảnh báo, những yếu tố rình rập lạm phát tăng mạnh trở lại vào năm 2013 vẫn còn đó.
Điều đáng nói hơn, một mặt, Bộ Tài chính công bố trình Chính phủ hàng loạt giải pháp giảm thuế, giãn thuế để gỡ khó cho DN, một mặt, giá đầu vào vẫn tăng mạnh. Cách tăng giá điện vào thời điểm này đã thể hiện một thông điệp không đồng nhất từ Nhà nước.
Điều đáng nói hơn, một mặt, Bộ Tài chính công bố trình Chính phủ hàng loạt giải pháp giảm thuế, giãn thuế để gỡ khó cho DN, một mặt, giá đầu vào vẫn tăng mạnh. Cách tăng giá điện vào thời điểm này đã thể hiện một thông điệp không đồng nhất từ Nhà nước.
Lãi lỗ, tăng giá: trông chờ thủy điện
Ông Đinh Quang Tri đã khẳng định, nguồn lãi nếu có được sẽ chủ yếu để bù lỗ cho kinh doanh điện trước đây.
Khoảng 7000 tỷ đồng doanh thu tăng thêm nhờ tăng giá điện cộng với 3.500 tỷ đồng lãi, quy mô bù lỗ lần này của EVN đã gần tương ứng với con số lỗ kinh doanh điện năm 2011 là 11.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, gánh nặng 26.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá phát sinh mấy năm qua vẫn còn đó mà nay, EVN mới dám bù 3.000 tỷ vào giá điện mới.
Vì vậy, giá điện tăng trong các năm tới là chắc chắn. Chỉ có điều, lộ trình điều chỉnh giá điện 2013-2015 này ra sao thì bản thân, EVN vẫn chưa "lường được".
Năm 2012, dự kiến điện thương phẩm tăng hơn 10%. Năm 2013, EVN đã trình 2 phương án, một là điện tăng trưởng 11% so với năm 2012, hoặc tăng 13% nếu kinh tế phục hồi.
"Nhưng ẩn sổ lớn nhất là vấn đề nước- thủy điện", ông Tri lo ngại.
Theo ông cho biết, miền Trung từ đầu năm đến giờ chưa có trận lũ nào, không mưa, hạn nên đang hụt mấy tỷ kWh. EVN đang trông chờ, nếu mưa thì nguồn điện sẽ khả dĩ.
Nếu tình huống xấu nhất xảy ra thì khả năng, ngành điện sẽ phát 1 tỷ kWh - 1,5 tỷ kWh chạy dầu FO đề bù cho thủy điện thiếu hụt. Nếu vây, chi phí năm 2013 của EVN sẽ tăng vọt thêm 6.000-7.000 tỷ đồng.
Như vậy, năm 2013 dù chỉ tiêu kinh doanh của EVN là có lãi nhưng rủi ro vẫn xảy ra và kéo theo, áp lực giá điện tăng vẫn rất lớn.
Công bố tiếp giá thành điện trong năm 2011, ông Tri cho biết, phần lỗ phát sinh chủ yếu là do EVN phải mua điện bên ngoài nhiều. Đối với các nhà máy của EVN, giá điện bình quân chỉ 507 đồng/kWh, thủy điện Sơn La là 433 đồng/kWh, thủy điện Hòa Bình 212 đồng/kWh.
Nhưng với giá mua bên ngoài ở khoảng 23 nhà máy thủy điện và nhiệt điện than, như Thác Bà, A Vương, Sesan, giá bình quân đã là 1.041 đồng/kWh. Với nhiệt điện khí, EVN phải mua với giá 1.037 đồng/kWh và giá mua nhiệt điện dầu là 4.692 đồng/kWh.
Như cách ông Tri phân tích thì giá điện ở Việt Nam sẽ chỉ dừng lại cho đến khi nào, EVN xóa sổ xong các khoản lỗ kinh doanh điện. Có chăng, số lần tăng giá điện được rút ngắn lại, mức tăng được giảm nhẹ xuống nếu như các năm tới, EVN có lãi lớn và phần lớn lãi này được sử dụng để bù lỗ.
Nhưng, bài toán này lại có quá nhiền biến số!.
Phạm Huyền
Phạm Huyền
Theo VEF.VN
EVN ép thủy điện nhỏ? Tại cuộc họp báo, ông Đinh Quang Tri cho biết, với những nhà máy dưới 30 MW, EVN mua theo giá chi phí tránh được - giá trần do Bộ Công thương công bố. Nếu DN nào giá thành thấp dưới giá chi phí tránh được thì lãi lớn. "Thực tế, nhiều DN lãi lớn nhờ làm thủy điện nhỏ. Nhưng DN nào làm ở nơi suất đầu tư cao, rừng bị phá, không có nước thì lỗ. Như vậy, lỗ của DN thủy điện nhỏ này là do khách quan. Không thể đổ tội cho EVN mua rẻ mà gây lỗ được", ông Tri nói. Theo ông Tri, nhà thủy điện nhỏ có một "mẹo", tranh thủ phát giờ cao điểm từ 2.200- 2.500 đồng/kWh. Nhà máy nào có hồ chứa khá thì có thể điều tiết, phát tăng công suất vào cao điểm, giảm phát vào giờ thấp điểm nên giá bình quân bán được cho EVN sẽ cao. Nhà máy thủy điện nào hồ chứa nhỏ thì không lợi như thế. Đối với thủy điện lớn công suất trên 30MW , EVN đàm phán trực tiếp ký hợp đồng. Trong đó, có xét vấn đề chi phí huy động vốn bao nhiêu, chi phí vận hành bao nhiêu, có tính cả phần lợi nhuận cho nhà máy đó. Hợp đồng này đều được Cục Điều tiết điện lực thẩm định. Những DN này không thể phá sản, vì họ đã đảm bảo có lợi nhuận. Chỉ có trường hợp, thủy điện đó huy động vốn quá mức, lãi suất cao. Năm 2011, có DN vay ngân hàng 25-2 7% thì "chết". Vì vậy, không hề có chuyện EVN ép giá điện mua điện. Khi DN đã tham gia thị trường điện thì phải tự mình tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Không nên đổ tội cho người khác", ông Tri nói. |
0 nhận xét