Mảnh đất và căn nhà nhỏ khiến tình cảm gia đình trở nên nhạt nhòa...
Giữa tháng 11-2012, phòng xử A của Tòa
Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xét xử một vụ tranh chấp đòi lại tài
sản. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện đã vào tuổi xế chiều, có quan hệ
con chú, con bác ruột.
Kiện đòi nhà, đất
Theo trình bày của người em, cha mẹ bà có phần đất vườn và ngôi nhà cất vào năm 1958 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Ngôi nhà này trước đây do cha mẹ bà sống cùng anh trai. Năm 1995, anh trai bà sang định cư tại Mỹ. Hai năm sau, cha bà mất. Do mẹ già yếu, bà đón về sống cùng ở TPHCM. Căn nhà ở Thủ Thừa để trống.
TAND tỉnh Long An chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nhà và đất của bà nhưng cũng đồng thời buộc bà có trách nhiệm trả lại cho anh họ toàn bộ chi phí sửa chữa nhà, xây dựng tường rào; giá trị cây trồng trên đất; công gìn giữ, bảo quản tài sản và hỗ trợ di dời là 119 triệu đồng.
Cạn tình
Người anh kháng cáo, yêu cầu em họ bồi thường công sức giữ gìn, bảo quản tài sản và cúng giỗ trong 11 năm là 132 triệu đồng. Người em cũng kháng cáo, không đồng ý bồi thường như cấp sơ thẩm tuyên.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người em họ trình bày: “Tôi cho anh tôi ở nhờ chứ đâu có cho nhà, cũng không biết anh sửa bao nhiêu tiền…”. Người anh họ lên tiếng: “Anh tôi có căn nhà bên cạnh, vì thím kêu qua coi nhà giùm anh tôi mới qua...”. Người em tiếp tục chứng minh: “Ảnh tự ý qua mặt chúng tôi làm sổ đỏ. Nhà chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn, gạch từ xưa rất tốt, ảnh xây dựng, sửa chữa không báo cho gia đình chúng tôi…”. Người anh nói: “Nhà quá mục nát, chúng tôi mới sửa chữa…”.
Lắng nghe ý kiến của hai bên, vị chủ tọa khuyên nhủ người em: “Dù sao cũng bà con ruột thịt, các anh bà đã có công giữ gìn, bảo quản tài sản cho gia đình bà trong bao nhiêu năm…”. Rồi quay sang người anh, chủ tọa nói tiếp: “Thuê nhà cũng tốn tiền, đây em ông cho ở nhờ, cũng tiết kiệm được một phần tiền…”.
Vị đại diện VKSND Tối cao tại TPHCM cũng thiết tha: “Tình cảm là quan trọng nhất, đừng để sau này người nhận nhà, người ra đi không còn chút tình cảm gì với nhau. Mỗi bên nên suy nghĩ thật kỹ rồi đưa ra quyết định của mình…”.
HĐXX tạm dừng cho hai bên có thời gian suy nghĩ, cân nhắc về kháng cáo của mình. Họ trở về hai phía của hàng ghế dự khán. Im lặng. Không ai nói với ai một lời. Phòng xử như ngột ngạt hơn bởi sự lạnh lẽo của tình thâm.
Nửa giờ trôi qua, người anh xin rút kháng cáo, chấp nhận bản án sơ thẩm. Người em vẫn kiên quyết giữ nguyên kháng cáo với lý do: “Anh ấy làm giả giấy tờ khiến chúng tôi phải đi khắp nơi để xin chuyển quyền sử dụng đất cho mẹ tôi. Chỉ khi UBND huyện ra quyết định thu hồi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” “giả” thì hai anh mới chịu đồng ý trả nhà. Hồi chúng tôi xin lấy lại nhà, nếu các anh trả, chúng tôi đã vui vẻ đồng ý mọi khoản tiền mà các anh yêu cầu... Nhưng nay thì thôi, không còn gì nữa... Tôi vẫn giữ nguyên kháng cáo”.
Kiện đòi nhà, đất
Theo trình bày của người em, cha mẹ bà có phần đất vườn và ngôi nhà cất vào năm 1958 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Ngôi nhà này trước đây do cha mẹ bà sống cùng anh trai. Năm 1995, anh trai bà sang định cư tại Mỹ. Hai năm sau, cha bà mất. Do mẹ già yếu, bà đón về sống cùng ở TPHCM. Căn nhà ở Thủ Thừa để trống.
Năm 2000, gia đình người anh họ (con bác ruột) xin được ở nhờ trong
căn nhà trên. Tuy nhiên sau đó, người anh họ xuất cảnh, không trả lại
nhà mà giao cho em ruột sử dụng. Bức xúc, bà khởi kiện đòi lại nhà và
2.440 m2 đất.
Minh họa: NGUYỄN TÀI
Trong khi đó, người anh họ thứ hai cho rằng căn nhà là do mẹ bà cho
anh trai ông vì “đã có công chăm sóc chú ruột”. Nay ông đồng ý trả nhà
và đất nhưng yêu cầu bà phải trả lại tiền sửa chữa, xây tường rào, trồng
cây ăn trái; tiền công trong 11 năm gìn giữ tài sản, cúng giỗ ông bà;
tiền hỗ trợ di dời..., tổng cộng 212 triệu đồng. Bà chỉ đồng ý hỗ trợ di
dời số tiền 15 triệu đồng, hoàn trả tiền thuế đất 3,5 triệu đồng; bồi
thường 1/2 giá trị phần xây hàng rào, sửa chữa nhà, cây trái trồng trên
đất; không đồng ý trả các khoản tiền khác.TAND tỉnh Long An chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nhà và đất của bà nhưng cũng đồng thời buộc bà có trách nhiệm trả lại cho anh họ toàn bộ chi phí sửa chữa nhà, xây dựng tường rào; giá trị cây trồng trên đất; công gìn giữ, bảo quản tài sản và hỗ trợ di dời là 119 triệu đồng.
Cạn tình
Người anh kháng cáo, yêu cầu em họ bồi thường công sức giữ gìn, bảo quản tài sản và cúng giỗ trong 11 năm là 132 triệu đồng. Người em cũng kháng cáo, không đồng ý bồi thường như cấp sơ thẩm tuyên.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người em họ trình bày: “Tôi cho anh tôi ở nhờ chứ đâu có cho nhà, cũng không biết anh sửa bao nhiêu tiền…”. Người anh họ lên tiếng: “Anh tôi có căn nhà bên cạnh, vì thím kêu qua coi nhà giùm anh tôi mới qua...”. Người em tiếp tục chứng minh: “Ảnh tự ý qua mặt chúng tôi làm sổ đỏ. Nhà chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn, gạch từ xưa rất tốt, ảnh xây dựng, sửa chữa không báo cho gia đình chúng tôi…”. Người anh nói: “Nhà quá mục nát, chúng tôi mới sửa chữa…”.
Lắng nghe ý kiến của hai bên, vị chủ tọa khuyên nhủ người em: “Dù sao cũng bà con ruột thịt, các anh bà đã có công giữ gìn, bảo quản tài sản cho gia đình bà trong bao nhiêu năm…”. Rồi quay sang người anh, chủ tọa nói tiếp: “Thuê nhà cũng tốn tiền, đây em ông cho ở nhờ, cũng tiết kiệm được một phần tiền…”.
Vị đại diện VKSND Tối cao tại TPHCM cũng thiết tha: “Tình cảm là quan trọng nhất, đừng để sau này người nhận nhà, người ra đi không còn chút tình cảm gì với nhau. Mỗi bên nên suy nghĩ thật kỹ rồi đưa ra quyết định của mình…”.
HĐXX tạm dừng cho hai bên có thời gian suy nghĩ, cân nhắc về kháng cáo của mình. Họ trở về hai phía của hàng ghế dự khán. Im lặng. Không ai nói với ai một lời. Phòng xử như ngột ngạt hơn bởi sự lạnh lẽo của tình thâm.
Nửa giờ trôi qua, người anh xin rút kháng cáo, chấp nhận bản án sơ thẩm. Người em vẫn kiên quyết giữ nguyên kháng cáo với lý do: “Anh ấy làm giả giấy tờ khiến chúng tôi phải đi khắp nơi để xin chuyển quyền sử dụng đất cho mẹ tôi. Chỉ khi UBND huyện ra quyết định thu hồi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” “giả” thì hai anh mới chịu đồng ý trả nhà. Hồi chúng tôi xin lấy lại nhà, nếu các anh trả, chúng tôi đã vui vẻ đồng ý mọi khoản tiền mà các anh yêu cầu... Nhưng nay thì thôi, không còn gì nữa... Tôi vẫn giữ nguyên kháng cáo”.
Phiên tòa khép lại với việc HĐXX bác kháng cáo của người em họ,
tuyên y án sơ thẩm. Người anh đứng dậy, băng ngang qua chỗ em họ để ra
cửa, không một lời, không cả một ánh nhìn... Dường như giữa họ đã “không
còn gì nữa”, như tuyên bố của người em, dù vẫn chung nguồn cội.
KHA MIÊN
Theo NLĐ
0 nhận xét