Việc
Trung Quốc ấn hành “hộ chiếu lưỡi bò” đã vấp phải phản ứng quyết liệt
của Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và bị các học giả trên thế giới vạch
trần dã tâm thâm hiểm của những nhân vật đứng đằng sau động thái này.
Hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó có in chìm tấm bản đồ mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của mình, đã bắt đầu được cấp phát hồi trung tuần tháng 5/2012. Theo ước tính dựa trên số đơn xin hộ chiếu mỗi tháng, cho đến nay Bắc Kinh đã cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu bị người đời gọi là “hộ chiếu lưỡi bò”.
Theo ước tính, cho đến nay Bắc Kinh đã cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu bị người đời gọi là “hộ chiếu lưỡi bò”. Ảnh china.org.cn |
Hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, trong đó có in chìm tấm bản đồ mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của mình, đã bắt đầu được cấp phát hồi trung tuần tháng 5/2012. Theo ước tính dựa trên số đơn xin hộ chiếu mỗi tháng, cho đến nay Bắc Kinh đã cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu bị người đời gọi là “hộ chiếu lưỡi bò”.
Trong bản đồ này, ngoài “đường lưỡi bò” (đường đứt
khúc chín đoạn nêu lên yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như
toàn bộ khu vực Biển Đông), còn có đảo Đài Loan và hai khu vực ở Ấn Độ
đang do New Dehli kiểm soát mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của mình.
Các nước và vùng lãnh thổ bị đụng chạm đã phản ứng quyết liệt, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không chấp nhận hành động ngang ngược nói trên của phía Trung Quốc.
Các nước và vùng lãnh thổ bị đụng chạm đã phản ứng quyết liệt, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không chấp nhận hành động ngang ngược nói trên của phía Trung Quốc.
Học giả thế giới vạch trần "tim đen" của Trung Quốc
Các nhà quan sát cho rằng hành động khiêu khích này
của Bắc Kinh chỉ khuấy động thêm những mối tranh chấp và làm gia tăng sự
kháng cự từ các nước láng giềng.
Giáo sư John Blaxland, một nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh và quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, cho rằng việc in bản đồ như vậy trong hộ chiếu là một thủ đoạn ranh ma. Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho VOA, ông Blaxland nói: “Điều này trên cơ bản sẽ buộc các nước có yêu sách chủ quyền thừa nhận yêu sách của Trung Quốc qua việc đóng dấu vào hộ chiếu mới. Đây là một việc làm khá tinh ranh. Nhưng nó sẽ làm cho nhiều người bực bội và làm gia tăng sự kháng cự của các nước láng giềng đối với cách thức mà Trung Quốc sử dụng để đạt được mục tiêu của mình ở Biển Đông”. Sự kháng cự mà ông Blaxland nói tới đã được thể hiện qua những hành động trong vài ngày qua của Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan.
Giáo sư John Blaxland, một nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh và quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, cho rằng việc in bản đồ như vậy trong hộ chiếu là một thủ đoạn ranh ma. Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho VOA, ông Blaxland nói: “Điều này trên cơ bản sẽ buộc các nước có yêu sách chủ quyền thừa nhận yêu sách của Trung Quốc qua việc đóng dấu vào hộ chiếu mới. Đây là một việc làm khá tinh ranh. Nhưng nó sẽ làm cho nhiều người bực bội và làm gia tăng sự kháng cự của các nước láng giềng đối với cách thức mà Trung Quốc sử dụng để đạt được mục tiêu của mình ở Biển Đông”. Sự kháng cự mà ông Blaxland nói tới đã được thể hiện qua những hành động trong vài ngày qua của Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan.
Giáo sư Blaxland cho rằng hộ chiếu lưỡi bò là một
phần của mưu đồ lâu dài của Trung Quốc: “Chúng ta mới chứng kiến một
cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo ở Trung Quốc. Họ có thể chờ đợi. Họ có
thể hành động một cách khoan thai, chậm rãi và dần dà đạt được mục tiêu
của họ. Nhưng chưa có nước nào thật sự sẵn sàng để đối phó với vấn đề
này một cách nghiêm túc. Philippines đang nói tới việc mua sắm thêm các
loại khí tài quân sự và gia tăng quyền tiếp cận của hải quân và không
quân Mỹ. Nhưng không may là những việc đó không có nhiều hiệu quả”.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của
Đại học New South Wales, nói rằng hộ chiếu mới của Trung Quốc đã gây xôn
xao dư luận Việt Nam, là nước đang chịu áp lực nặng nhất trước những
hành động hung hãn của Bắc Kinh ở Biển Đông trong những năm gần đây. Ông
Thayer nhận xét: “Đây chỉ là một trò chính trị khác nữa của Trung Quốc
hay một sự khẳng định dần dần về quyền quản hạt của họ. Điều này không
hề thay đổi thực tế tại chỗ. Vietnam Airlines đã có bản đồ nêu rõ Hoàng
Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Cho nên hộ chiếu này chỉ là một hành động
khác nữa của Trung Quốc để chứng tỏ quyền quản hạt trong một nỗ lực
đang tiếp diễn để tìm cách khẳng định chủ quyền và quyền quản hạt của
mình”.
Về việc Trung Quốc không bao gồm quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku trong bản đồ in trên hộ chiếu mới, Giáo sư chính trị học
Michael deGolyer của Đại học Baptist Hong Kong nhận định: "Họ (Trung
Quốc) có ý chọn Việt Nam và Philippines làm đối tượng để gây gổ vì hai
nước này yếu hơn và cả hai đều có một quá khứ có nhiều vấn đề với Mỹ.
Trong khi đó, quan hệ Nhật-Mỹ khá vững mạnh và đặt cơ sở trên một hiệp
ước phòng thủ chung. Nếu họ có những hành vi mạnh tay với Nhật Bản để
khẳng định yêu sách như hiện nay, chắc chắn sẽ có sự leo thang căng
thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc. Và đó là điều mà hiện giờ Trung Quốc muốn
né tránh”.
Giáo sư deGolyer nói tiếp: “Sẽ là một điều thiếu khôn
ngoan nếu chúng ta nghĩ rằng có một sự khác biệt lớn ở Trung Quốc giữa
giới lãnh đạo cũ và giới lãnh đạo mới. Bởi vì đây chỉ là một quá trình
duy trì quyền lực và ảnh hưởng của những nhân vật lãnh đạo trên danh
nghĩa đã về hưu. Thí dụ như trong cuộc chuyển giao vừa rồi, tuy đã nghỉ
hưu cả 10 năm nay, nhưng Giang Trạch Dân cũng đã phát huy những ảnh
hưởng rất lớn trong hàng ngũ lãnh đạo được cho là mới. Vì vậy, khi cho
rằng những việc này được thực hiện bởi ban lãnh đạo cũ, người ta có lẽ
muốn chừa chỗ cho việc giảm thiểu tranh chấp trong tương lai. Nhưng khó
lòng có thể nói là đây là việc làm ban lãnh đạo cũ và và ban lãnh đạo
mới không có một lập trường như vậy. Thực tế là cả hai đều có chung một
lập trường”.
Dã tâm của Trung Quốc qua việc ấn hành hộ chiếu “lưỡi bò”
Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada được BBC dẫn lời nói rằng việc ấn hành hộ chiếu điện tử mới - trong đó có in hình tấm bản đồ cố ý thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên vùng lãnh hải đang tranh chấp - là thâm ý mà Bắc Kinh tìm cách buộc các quốc gia trên thế giới và trong khu vực thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên tất cả các vùng tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Hơn ai hết, Việt Nam và Philippines nhận thức sâu sắc được mối nguy ác ý tiềm ẩn này. Còn đối với các nước không có quyền lợi gì cụ thể trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, việc đóng dấu thị thực nhập cảnh vào thật chẳng phải là điều đáng bận tâm lắm, dù có thể họ biết rằng việc đóng dấu vào tấm hộ chiếu ấy là mặc nhiên chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các khu vực mà các nước khác trong khu vực còn đang tranh chấp. Và theo thời gian, sự việc có thể chính thức trở thành một sự mặc nhiên chấp nhận yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc từng nổi tiếng với những mưu chước kiểu “đánh bùn sang ao, đặt cái cày trước con trâu”.
Sự kiện bản đồ trên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có thể là một hành động có tính toán nhằm thử thách phản ứng của các nước trong khu vực kể cả Ấn Độ, một nước lớn đang có những cạnh tranh đáng kể với sức vươn dậy của Trung Quốc trên bàn cân chính trị kinh tế thế giới.
Thật không may, cho đến nay trước sự khiêu khích ngày càng tăng của Trung Quốc, tình trạng rời rạc mất đoàn kết, thiếu quyết đoán và không hành động của các quốc gia khiếu kiện đã và đang gây tai họa cho các tranh chấp tại Biển Đông và ngăn chặn các giải pháp hòa bình.
Dã tâm của Trung Quốc qua việc ấn hành hộ chiếu “lưỡi bò”
Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada được BBC dẫn lời nói rằng việc ấn hành hộ chiếu điện tử mới - trong đó có in hình tấm bản đồ cố ý thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên vùng lãnh hải đang tranh chấp - là thâm ý mà Bắc Kinh tìm cách buộc các quốc gia trên thế giới và trong khu vực thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên tất cả các vùng tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Hơn ai hết, Việt Nam và Philippines nhận thức sâu sắc được mối nguy ác ý tiềm ẩn này. Còn đối với các nước không có quyền lợi gì cụ thể trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, việc đóng dấu thị thực nhập cảnh vào thật chẳng phải là điều đáng bận tâm lắm, dù có thể họ biết rằng việc đóng dấu vào tấm hộ chiếu ấy là mặc nhiên chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các khu vực mà các nước khác trong khu vực còn đang tranh chấp. Và theo thời gian, sự việc có thể chính thức trở thành một sự mặc nhiên chấp nhận yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc từng nổi tiếng với những mưu chước kiểu “đánh bùn sang ao, đặt cái cày trước con trâu”.
Sự kiện bản đồ trên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có thể là một hành động có tính toán nhằm thử thách phản ứng của các nước trong khu vực kể cả Ấn Độ, một nước lớn đang có những cạnh tranh đáng kể với sức vươn dậy của Trung Quốc trên bàn cân chính trị kinh tế thế giới.
Thật không may, cho đến nay trước sự khiêu khích ngày càng tăng của Trung Quốc, tình trạng rời rạc mất đoàn kết, thiếu quyết đoán và không hành động của các quốc gia khiếu kiện đã và đang gây tai họa cho các tranh chấp tại Biển Đông và ngăn chặn các giải pháp hòa bình.
Hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ làm hỏng ‘sức mạnh mềm'
Trong một bài viết gửi cho BBC, nghiên cứu sinh chương trình tiến sỹ tại Đại học công nghệ Texas Văn Cầm Hải viết:
Trung Quốc lại làm thế giới bất ngờ bởi một động thái ngoại giao: công bố hộ chiếu phổ thông điện tử có in hình đường lưỡi bò ôm trọn 80% diện tích Biển Đông - vùng biển đã và đang trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei.
Sự kiện đáng ngạc nhiện ấy đã khẳng định một điều không ngạc nhiên rằng trước sau như một, Trung quốc vẫn là đất nước mang nặng hệ lụy và trung thành với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Những quan chức hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc, với việc sản sinh ra loại hộ chiếu này, đã chứng minh một điều, dù thời đại có đổi thay, tầng lớp tinh hoa của đất nước có dân số vĩ đại nhất hành tinh vẫn là đứa bé không bao giờ lớn trong chiếc nôi lịch sử được dựng lên bởi sự xâm lấn, bành trường lãnh thổ.
Hàng triệu hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò là một bước đi đầy tính toán, có thể thành công về mặt chiến thuật gây sức ép ngoại giao nhưng lại sai lầm về mặt chiến lược trong mục tiêu phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc trong thế giới hiện đại.
Tấm hộ chiếu mới sẽ mang lại bi kịch cũ: Trung Quốc to lớn vì chính sách bành trướng nhưng chưa bao giờ là một cường quốc đủ sức chinh phục thế giới.
Một sự tương hợp thích đáng về lòng tin là điều chưa bao giờ có trong chính sách ngoại giao của các nước bởi Trung Quốc luôn luôn hiện ra như một hình ảnh người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ, và đầy thủ đoạn với mục đích là làm thế nào thôn tính đất đai nước khác.
Cái giá mà các nhà hoạch định Trung Quốc phải trả là họ đã làm gia tăng sự hằn thù như một phản ứng lịch sử vốn chưa bao giờ tắt trong lòng dân các nước láng giềng, thúc đẩy các quốc gia này hình thành một liên minh phản kháng và phòng vệ khi cuộc chiến quân sự xảy ra.
Trong trường hợp này, chủ nghĩa dân tộc trở thành một yếu tố chính trị, có lý lẽ mạnh mẽ nhất làm gia tăng sự xung đột ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng về mặt lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh súng đạn được dọn đường bằng cuộc chiến ngoại giao vốn là điều không mới lạ trong lịch sử quân sự thế giới.
Chỉ với một tấm hộ chiếu đầy tính toán nhưng sai lầm, sức mạnh mềm của Trung Quốc thực sự đã sụp đổ.
Trong một bài viết gửi cho BBC, nghiên cứu sinh chương trình tiến sỹ tại Đại học công nghệ Texas Văn Cầm Hải viết:
Trung Quốc lại làm thế giới bất ngờ bởi một động thái ngoại giao: công bố hộ chiếu phổ thông điện tử có in hình đường lưỡi bò ôm trọn 80% diện tích Biển Đông - vùng biển đã và đang trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei.
Sự kiện đáng ngạc nhiện ấy đã khẳng định một điều không ngạc nhiên rằng trước sau như một, Trung quốc vẫn là đất nước mang nặng hệ lụy và trung thành với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Những quan chức hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc, với việc sản sinh ra loại hộ chiếu này, đã chứng minh một điều, dù thời đại có đổi thay, tầng lớp tinh hoa của đất nước có dân số vĩ đại nhất hành tinh vẫn là đứa bé không bao giờ lớn trong chiếc nôi lịch sử được dựng lên bởi sự xâm lấn, bành trường lãnh thổ.
Hàng triệu hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò là một bước đi đầy tính toán, có thể thành công về mặt chiến thuật gây sức ép ngoại giao nhưng lại sai lầm về mặt chiến lược trong mục tiêu phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc trong thế giới hiện đại.
Tấm hộ chiếu mới sẽ mang lại bi kịch cũ: Trung Quốc to lớn vì chính sách bành trướng nhưng chưa bao giờ là một cường quốc đủ sức chinh phục thế giới.
Một sự tương hợp thích đáng về lòng tin là điều chưa bao giờ có trong chính sách ngoại giao của các nước bởi Trung Quốc luôn luôn hiện ra như một hình ảnh người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ, và đầy thủ đoạn với mục đích là làm thế nào thôn tính đất đai nước khác.
Cái giá mà các nhà hoạch định Trung Quốc phải trả là họ đã làm gia tăng sự hằn thù như một phản ứng lịch sử vốn chưa bao giờ tắt trong lòng dân các nước láng giềng, thúc đẩy các quốc gia này hình thành một liên minh phản kháng và phòng vệ khi cuộc chiến quân sự xảy ra.
Trong trường hợp này, chủ nghĩa dân tộc trở thành một yếu tố chính trị, có lý lẽ mạnh mẽ nhất làm gia tăng sự xung đột ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng về mặt lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh súng đạn được dọn đường bằng cuộc chiến ngoại giao vốn là điều không mới lạ trong lịch sử quân sự thế giới.
Chỉ với một tấm hộ chiếu đầy tính toán nhưng sai lầm, sức mạnh mềm của Trung Quốc thực sự đã sụp đổ.
Theo Đất Việt
Tags: ho chieu luoi bo Trung QUoc, binh luan ve vu ho chieu luoi bo
0 nhận xét