Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện về một thứ hàng chưa rõ nguồn gốc, nhãn mác bắt mắt và được cho là “khô hổ” (thịt cọp khô) có giá chỉ 2.000 - 3.000 đồng/gói, được nhiều học sinh mua ăn khiến phụ huynh hết sức lo ngại.
Dù chưa được xác định là gì, chất lượng ra sao nhưng khô hổ đang được tiêu thụ khá mạnh.
Lại là hàng Trung Quốc
Chị Nguyễn Thu Hà, ở quận Hoàng Mai - Hà Nội, cho biết cách đây ít hôm, sau khi tan học, con trai chị cứ nằng nặc đòi mua một gói khô hổ. Nghĩ con mình muốn mua khô bò như thường lệ, chị đồng ý. Tuy nhiên, khi vào sạp hàng gần đó, chị Hà bất ngờ vì có món khô hổ thật và bất ngờ hơn khi giá bán chỉ 2.500 đồng/gói. Khi bóc ra, những miếng khô hổ có mùi rất khó chịu. Theo lời con trai chị Hà, nhiều bạn trong lớp cũng thường mua những gói khô này ở các quán hàng rong, cửa hàng gần cổng trường vì có mùi vị là lạ.
Chủ một tiệm bán khô hổ cho biết hàng này của Trung Quốc, dễ bán vì giá “rẻ như bèo”. Tuy nhiên, chủ cửa hàng này cho biết thêm: “Bán nhiều nhưng chưa bao giờ dám ăn thử những loại hàng lạ này (!?)”. Khi chúng tôi thắc mắc sản phẩm đã hết hạn sử dụng vì trên bao bì ghi: “2012 07 07”, chủ cửa hàng giải thích: “đó là ngày sản xuất!?”.
Gói khô hổ to bằng bàn tay người lớn, trên bao bì có in 3 chữ Hoa rất lớn và không có nhãn phụ tiếng Việt. Ngoài mùi khen khét, khô hổ có vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt, dai và cứng.
Cơ quan chức năng chưa nắm
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều cùng ngày, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết sẽ kiểm tra khô hổ trên địa bàn và tập trung các sạp hàng gần trường học. “Hiện Sở Y tế chưa có sản phẩm này nhưng nhiều khả năng khô hổ là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc” - ông Cường nhận định.
Trong khi đó, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, cho biết vừa chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội lấy mẫu khô hổ để xét nghiệm.
Trước thông tin khô hổ bán trước cổng trường học, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ GD-ĐT, cho hay sẽ gọi điện thoại cho giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội để đề nghị kiểm tra. “Việc này phải phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan công an, chứ một mình nhà trường thì không thể làm nổi” - ông Duy Anh nói.
Lại là hàng Trung Quốc
Chị Nguyễn Thu Hà, ở quận Hoàng Mai - Hà Nội, cho biết cách đây ít hôm, sau khi tan học, con trai chị cứ nằng nặc đòi mua một gói khô hổ. Nghĩ con mình muốn mua khô bò như thường lệ, chị đồng ý. Tuy nhiên, khi vào sạp hàng gần đó, chị Hà bất ngờ vì có món khô hổ thật và bất ngờ hơn khi giá bán chỉ 2.500 đồng/gói. Khi bóc ra, những miếng khô hổ có mùi rất khó chịu. Theo lời con trai chị Hà, nhiều bạn trong lớp cũng thường mua những gói khô này ở các quán hàng rong, cửa hàng gần cổng trường vì có mùi vị là lạ.
Những gói khô hổ chưa rõ nguồn gốc đang được nhiều trẻ nhỏ ưa thích. Ảnh: KHÁNH ANH
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động chiều 28-11, tại một
số cửa hàng bánh kẹo, đồ khô trên phố Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm, một chủ
hàng cho biết khô hổ đang “cháy hàng”. Theo những người bán hàng, khô
hổ này không phải là thịt hổ, cũng chẳng phải thịt lợn, gà hay bò mà là
một thứ gì đó được tẩm ướp gia vị, sau đó cho vào bao bì có màu sắc bắt
mắt, hai mặt in hình con hổ nên nhiều người bán cho là khô hổ. “Do bán
chạy vì màu sắc bắt mắt, mùi và vị lạ nên nhiều người nhập về để bán cho
trẻ em ăn” - một chị bán khô hổ cho biết. Tại khu vực này, không khó để
mua được một bọc khô hổ (có 20 gói) với giá 50.000 đồng. Chủ một tiệm bán khô hổ cho biết hàng này của Trung Quốc, dễ bán vì giá “rẻ như bèo”. Tuy nhiên, chủ cửa hàng này cho biết thêm: “Bán nhiều nhưng chưa bao giờ dám ăn thử những loại hàng lạ này (!?)”. Khi chúng tôi thắc mắc sản phẩm đã hết hạn sử dụng vì trên bao bì ghi: “2012 07 07”, chủ cửa hàng giải thích: “đó là ngày sản xuất!?”.
Gói khô hổ to bằng bàn tay người lớn, trên bao bì có in 3 chữ Hoa rất lớn và không có nhãn phụ tiếng Việt. Ngoài mùi khen khét, khô hổ có vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt, dai và cứng.
Cơ quan chức năng chưa nắm
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều cùng ngày, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết sẽ kiểm tra khô hổ trên địa bàn và tập trung các sạp hàng gần trường học. “Hiện Sở Y tế chưa có sản phẩm này nhưng nhiều khả năng khô hổ là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc” - ông Cường nhận định.
Trong khi đó, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, cho biết vừa chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội lấy mẫu khô hổ để xét nghiệm.
Trước thông tin khô hổ bán trước cổng trường học, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ GD-ĐT, cho hay sẽ gọi điện thoại cho giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội để đề nghị kiểm tra. “Việc này phải phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan công an, chứ một mình nhà trường thì không thể làm nổi” - ông Duy Anh nói.
Theo các chuyên gia thực phẩm, dù chưa có những đánh
giá, phân tích về chất lượng sản phẩm có hình “ông ba mươi” này nhưng
tốt nhất là phụ huynh không nên cho trẻ ăn những sản phẩm lạ, không rõ
nguồn gốc, màu sắc lòe loẹt và không có nhãn phụ tiếng Việt.
|
KHÁNH ANH - LAN ANH
Theo NLĐ
0 nhận xét