Ngày 24-11, Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, đã hạ lệnh cách chức tất cả quan chức dính líu đến “chiến dịch Porto Seguro”.
Hai đời tổng thống Brazil của Đảng Công
nhân (PT) cầm quyền là ông Luiz Inacio “Lula” da Silva (2003-2010) và
bà Dilma Rousseff (từ năm 2003 đến nay) đều từng bị điêu đứng vì tệ
tham nhũng mặc dù cá nhân 2 người này nổi tiếng liêm khiết. Chính phủ
ông Lula mang tiếng vì vụ “xì-căng-đan Mensalão”, còn chính phủ hiện nay
của bà Rousseff cũng bị xính vính vì một vụ án tham nhũng khác đang
được bóc gỡ với những kết quả bước đầu khả quan.
6 quan chức cao cấp sa lưới
“Xì-căng-đan Mensalão” (tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “lương tháng lớn”) được mô tả là vụ tham nhũng chính trị táo bạo nhất từ trước tới nay ở Brazil, suýt làm chính phủ ông Lula sụp đổ năm 2005. Trong khi đó, vụ tham nhũng bị phanh phui gần đây dưới trào bà Rousseff liên quan đến đường dây bán những dự án công được chính phủ phê chuẩn cho các doanh nghiệp để đổi lấy “tiền lại quả”.
Thứ sáu tuần rồi, thực hiện “chiến dịch Porto Seguro”, Cảnh sát Liên bang (PF) Brazil đã khám xét nhiều cơ quan chính phủ ở thủ đô Brasilia và thành phố Sao Paulo, tịch thu máy tính và tài liệu liên quan đến vụ bán dự án công kể trên. Trong số các cơ quan này có văn phòng thứ trưởng Bộ Tư pháp Jose Weber de Hollande Alves.
Roberto Troncon Filho, Giám đốc PF Sao Paulo, cho biết “chiến dịch Porto Seguro” đã được khởi động hồi tháng 3-2011 sau khi một viên chức tòa án dân sự được gợi ý trả 150.000 USD để làm báo cáo giả giúp một doanh nghiệp xây dựng cảng hàng không trúng thầu. Viên chức này đã nhận trước 1/3 số tiền nhưng sau đó thấy hối hận nên báo cáo lại cho PF.
Phiên tòa thế kỷ
Tệ tham nhũng ở Brazil có tiếng là “thâm căn cố đế” và những ông quan tham - vì nhiều lý do tế nhị - chưa bao giờ bị xử đến nơi đến chốn. Tổng thống Lula là người đề ra chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt đã mở phiên tòa xét xử vụ “xì-căng-đan Mensalão” từ năm 2005. Vụ án này kéo dài từ đó đến đầu tháng này mới có kết quả bước đầu nhờ sự quyết liệt của Tổng thống Dilma Rousseff.
Vụ tham nhũng chính trị Mensalão bùng nổ sau khi hạ nghị sĩ Roberto Jefferson tiết lộ trên nhật báo Folha de Sao Paulo ngày 6-6-2005 chuyện PT trả hằng tháng 30.000 real (khoảng 12.000 USD vào thời điểm đó) cho một số đồng nghiệp Đảng Lao động Brazil (PTB) trong liên minh cầm quyền PT và PTB để các vị này bỏ phiếu ủng hộ mọi văn bản của PT tại hạ viện. Jefferson tố cáo đích danh Delubio Soares, thủ quỹ PT, là người đưa ra chủ trương này. Tiền lấy từ quỹ các doanh nghiệp cánh hẩu của chính phủ.
Dirceu là một trong 37 bị cáo bao gồm cựu bộ trưởng, chính khách, doanh nhân và lãnh đạo ngân hàng bị xét xử tại Tòa án Tối cao Brazil kể từ tháng 8-2012. Riêng Dirceu ra tòa từ ngày 17-9 về tội rửa tiền và trích hàng triệu đồng real (nội tệ) tiền công quỹ trái phép cùng tiền của tư nhân để mua phiếu ở quốc hội từ năm 2003 đến 2005. Ngày 9-10-2012, Dirceu bị kêu án 10 năm 10 tháng tù, bị phạt 676.000 real. Jose Genoino, nguyên chủ tịch Đảng PT và thủ quỹ PT Delubio Suares cũng bị kêu án từ 2 năm đến 12 năm tù. Cả 3 đều từng là cố vấn thân cận của ông Lula.
Có một chi tiết thú vị: Sau khi bà Noronha bị cách chức để điều tra, theo hãng thông tấn Reuters, ông Lula tuyên bố: “Tôi đã bị đâm sau lưng”. Bà Rousseff vốn được xem là học trò xuất sắc của ông Lula. Chính ông đã đem uy tín và ảnh hưởng của mình ủng hộ bà Rousseff tranh cử tổng thống năm 2010.
Kỳ tới: Bảng “danh sách Lagarde” ở Hy Lạp
6 quan chức cao cấp sa lưới
“Xì-căng-đan Mensalão” (tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “lương tháng lớn”) được mô tả là vụ tham nhũng chính trị táo bạo nhất từ trước tới nay ở Brazil, suýt làm chính phủ ông Lula sụp đổ năm 2005. Trong khi đó, vụ tham nhũng bị phanh phui gần đây dưới trào bà Rousseff liên quan đến đường dây bán những dự án công được chính phủ phê chuẩn cho các doanh nghiệp để đổi lấy “tiền lại quả”.
Thứ sáu tuần rồi, thực hiện “chiến dịch Porto Seguro”, Cảnh sát Liên bang (PF) Brazil đã khám xét nhiều cơ quan chính phủ ở thủ đô Brasilia và thành phố Sao Paulo, tịch thu máy tính và tài liệu liên quan đến vụ bán dự án công kể trên. Trong số các cơ quan này có văn phòng thứ trưởng Bộ Tư pháp Jose Weber de Hollande Alves.
Jose Dirceu. Ảnh: PORTAL PH
Đồng thời, cảnh sát bắt giữ 6 quan chức cao cấp về tội nhận hối lộ
của các doanh nghiệp tư nhân, nâng tổng số người bị bắt lên 18. Trong
số 6 người mới bị bắt có 3 anh em nhà họ Vieira. Đó là Paulo Rodrigues
Vieira, giám đốc Thủy cục Quốc gia; Rubens Carlos Vieira, giám đốc hạ
tầng cơ sở cảng hàng không thuộc Tổng cục Hàng không Quốc gia (Anac) và
Marcelo Rodrigues Vieira.
Theo nhật báo Brazil O Globo, Paulo và Rubens yêu cầu cấp dưới làm
báo cáo giả tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trúng các gói
thầu béo bở. Trong khi đó, Marcelo phụ trách “khâu ngoại giao” với các
doanh nghiệp sẵn lòng bỏ tiền ra “bôi trơn” các thủ tục hành chính.
Trong số các quan chức cộm cán dính vào đường dây tham nhũng nói
trên, đáng chú ý có cựu thư ký riêng của tổng thống Lula, bà Rosemary
Noronha. Chính bà này là người tiến cử 3 anh em nhà Vieira vào cơ quan
nhà nước. Bà đang bị điều tra về tội lạm quyền và chủ mưu vụ làm báo cáo
giả nói trên. Tuần rồi, bà Noronha đã bị Tổng thống Rousseff cách chức.Roberto Troncon Filho, Giám đốc PF Sao Paulo, cho biết “chiến dịch Porto Seguro” đã được khởi động hồi tháng 3-2011 sau khi một viên chức tòa án dân sự được gợi ý trả 150.000 USD để làm báo cáo giả giúp một doanh nghiệp xây dựng cảng hàng không trúng thầu. Viên chức này đã nhận trước 1/3 số tiền nhưng sau đó thấy hối hận nên báo cáo lại cho PF.
Phiên tòa thế kỷ
Tệ tham nhũng ở Brazil có tiếng là “thâm căn cố đế” và những ông quan tham - vì nhiều lý do tế nhị - chưa bao giờ bị xử đến nơi đến chốn. Tổng thống Lula là người đề ra chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt đã mở phiên tòa xét xử vụ “xì-căng-đan Mensalão” từ năm 2005. Vụ án này kéo dài từ đó đến đầu tháng này mới có kết quả bước đầu nhờ sự quyết liệt của Tổng thống Dilma Rousseff.
Vụ tham nhũng chính trị Mensalão bùng nổ sau khi hạ nghị sĩ Roberto Jefferson tiết lộ trên nhật báo Folha de Sao Paulo ngày 6-6-2005 chuyện PT trả hằng tháng 30.000 real (khoảng 12.000 USD vào thời điểm đó) cho một số đồng nghiệp Đảng Lao động Brazil (PTB) trong liên minh cầm quyền PT và PTB để các vị này bỏ phiếu ủng hộ mọi văn bản của PT tại hạ viện. Jefferson tố cáo đích danh Delubio Soares, thủ quỹ PT, là người đưa ra chủ trương này. Tiền lấy từ quỹ các doanh nghiệp cánh hẩu của chính phủ.
Tổng thống Dilma Rousseff tại Hội nghị Quốc tế chống
tham nhũng kỳ thứ 15 tổ chức tại Brazil ngày 7-11. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, người cầm đầu xì-căng-đan tham nhũng chính trị này là Jose
Dirceu, một chính khách chống chính quyền quân phiệt nổi tiếng, đồng
sáng lập PT và cánh tay mặt của tổng thống Lula, năm nay 66 tuổi. Cương
vị cao nhất của ông là chánh văn phòng phủ tổng thống (hàm bộ trưởng).Dirceu là một trong 37 bị cáo bao gồm cựu bộ trưởng, chính khách, doanh nhân và lãnh đạo ngân hàng bị xét xử tại Tòa án Tối cao Brazil kể từ tháng 8-2012. Riêng Dirceu ra tòa từ ngày 17-9 về tội rửa tiền và trích hàng triệu đồng real (nội tệ) tiền công quỹ trái phép cùng tiền của tư nhân để mua phiếu ở quốc hội từ năm 2003 đến 2005. Ngày 9-10-2012, Dirceu bị kêu án 10 năm 10 tháng tù, bị phạt 676.000 real. Jose Genoino, nguyên chủ tịch Đảng PT và thủ quỹ PT Delubio Suares cũng bị kêu án từ 2 năm đến 12 năm tù. Cả 3 đều từng là cố vấn thân cận của ông Lula.
Có một chi tiết thú vị: Sau khi bà Noronha bị cách chức để điều tra, theo hãng thông tấn Reuters, ông Lula tuyên bố: “Tôi đã bị đâm sau lưng”. Bà Rousseff vốn được xem là học trò xuất sắc của ông Lula. Chính ông đã đem uy tín và ảnh hưởng của mình ủng hộ bà Rousseff tranh cử tổng thống năm 2010.
Kỳ tới: Bảng “danh sách Lagarde” ở Hy Lạp
VĂN ANH
Theo NLĐ
0 nhận xét