Trung Quốc toan tính chiến tranh hạn chế với láng giềng?

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang tính toán tiến hành các cuộc chiến tranh cường độ thấp, hạn chế để giành quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp.
 
Trung Quốc chưa thể gạt eo Malacca khỏi bàn cân chiến lược.
Trung Quốc muốn thoát khỏi "cái thòng lọng Malacca"

Thậm chí, Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận các hậu quả do những hành động quân sự của họ gây ra.

Những cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng của Trung Quốc với các nước láng giềng từ lâu đã trở thành các tít lớn của giới truyền thông. Hầu như tất cả các nước láng giềng, từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Điểm chung của những khu vực tranh chấp, những đảo và bãi đá ngầm là ở chỗ chúng ở gần bờ biển của các nước có tranh chấp hơn so với Trung Quốc.

Chỉ trong tháng 3/2012, Bắc Kinh đã có cuộc tranh cãi về một hòn đảo đá ngầm, một kế hoạch xây cầu cảng và động thái của một công ty khai thác dầu ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc nhằm phát triển các bãi dầu khí. Những cuộc tranh chấp này không chỉ diễn ra trên lời nói. Một số tàu cá và ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ. Thậm chí, giữa Trung Quốc và Philippines căng thẳng bị đẩy tới gần một cuộc xung đột quân sự.

Khi các nhà chiến lược nói về “Bế tắc Malacca”, họ có ý nói rằng các tuyến giao thông trên biển của Bắc Kinh rất dễ bị tổn thương. Vào thời điển xảy ra xung đột giữa Bắc Kinh và Washington, con đường cung cấp dầu thô và quặng sắt để giữ sự tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc dễ dàng bị cắt đứt tại các eo biển nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Phần tiếp theo của kịch bản như vậy, có thể là việc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải nhanh chóng ngồi vào bàn thương lượng theo các điều kiện do đối phương đưa ra. Cùng với đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có những nguồn dự trữ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác - nên Bắc Kinh sẽ coi việc kiểm soát đối với các khu vực này là một cách để thoát khỏi thế hiểm nghèo.

Theo tính toán của Trung Quốc, dự trữ dầu, khí ở phía Tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trên 60 năm.

Thoát khỏi bế tắc bằng "chiến tranh nhỏ"?

Với chi phí quốc phòng chính thức vượt quá 100 tỷ USD cho năm 2012, và con số thực dự tính có thể còn cao hơn nhiều, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) dường như đang trên đường thẳng tiến tới việc xây dựng sức mạnh đủ để bảo đảm cho mục tiêu chinh phục an ninh năng lượng của đất nước.

Các loại tên lửa đạn đạo chống hạm loại mới sẽ làm cho Washington phải cân nhắc thận trọng khi ra lệnh triển khai lực lượng đến khu vực để cứu nguy cho các đồng minh, đó là chưa kể đến việc phải đối phó với một hạm đội lớn được trang bị các loại tên lửa hành trình chống tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh tin chắc rằng Washington không muốn can thiệp, việc đối phó với các lực lượng trong khu vực có thể chỉ cần sử dụng đến các máy bay J-15 được triển khai trên boong tàu sân bay đầu tiên dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng đầu tháng 8/2012, cùng với số tàu tuần dương hạm đang gia tăng và những tàu đổ bộ thế hệ mới và các tàu chở máy bay trực thăng có thể nhanh chóng chuyển hàng nghìn lính thủy đánh bộ đến các đảo tranh chấp.

Hiện nay, ý chí chính trị cần thiết cho các cuộc hành quân như vậy đã được chứng tỏ hơn một lần. Trong những bình luận trên truyền thông nhà nước, nhất là trên tờ Thời báo Hoàn cầu, khái niệm về “chiến tranh mức độ nhỏ” được tuyên truyền từ năm 2011.
Đầu tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh, PLA cần được chuẩn bị tốt để đánh thắng các cuộc “chiến tranh cục bộ”.

Trả lời các câu hỏi của tờ Asia Times Online, các chuyên gia quốc tế thống nhất rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ đạt được các mục tiêu trong tương lai thông qua các cuộc tấn công quân sự hạn chế.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách về Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham (Anh), điều này phụ thuộc phần lớn vào khái niệm thế nào là "chiến tranh nhỏ"; cuộc chiến tranh đó sẽ được tiến hành ra sao và nhằm để chống nước nào.

Ông Tsang tin rằng, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu, bất chấp cuộc khẩu chiến mới xảy ra khi Cơ quan Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc (CSOA) cho rằng bãi đá ngầm Leodo (Bắc Kinh gọi đó là bãi Suyan), ngoài khơi đảo Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn là một phần “vùng biển thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc.

Ông Tsang nói: “Việc Trung Quốc tiến hành dù chỉ là một cuộc hành quân hạn chế chống lại Hàn Quốc sẽ làm tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng, không thể chấp nhận được đối với bất kỳ ai. Mỹ sẽ phải bày tỏ lập trường mạnh và kịp thời tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm áp đặt ngay một cuộc ngừng bắn”.

Đối tượng ở phía Nam

Ông Tsang lập luận, tuy nhiên, một cuộc xung đột quân sự nhỏ với các quốc gia nhỏ hơn trên các đảo san hô trên biển Đông lại là vấn đề khác. 
 
Ông Steve Tsang.
“Dù không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ thắng một cách dề dàng, và những cuộc chiến tranh như vậy sẽ làm nghiêm trọng tình hình ở Đông Nam Á và toàn bộ Đông Á, nhưng họ có thể kiểm soát được. Nếu cuộc xung đột ngắn và có giới hạn thì tác động tức thì của chúng sẽ không có nhiều ý nghĩa.”

Ông Tsang cảnh báo, một cuộc tiến công của Trung Quốc sẽ củng cố ý chí của các nước Đông Nam Á hợp tác với Mỹ. “Nhưng về căn bản mà nói, các nước đó không làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc quyết đoán.”

Ông Tsang cũng bày tỏ nghi ngờ về tác động của hiệp định phòng thủ chung vừa được ký giữa Mỹ và Philippines có thể làm cho Phlippines được “miễn trừ” đối với một cuộc tiến công nhanh từ Trung Quốc.

“Cần phải kiển tra lại các điều khoản của bản hiệp định. Chính phủ Mỹ cần phải coi cuộc tấn công đó là một vấn đề quân sự nghiêm trọng mà cần phải đáp trả, và thời gian nào cần đáp trả thỏa đáng. Sẽ không có điều gì xảy ra nếu sự cố đó kết thúc trước khi nó được đưa ra Quốc hội Mỹ để bàn luận nghiêm túc”, ông Tsang lập luận.

Theo ông James Holmes, Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, Bắc Kinh có thể làm được điều đó nếu PLA muốn.

“Bắc Kinh sẽ cố giữ cho bất kỳ cuộc chiến tranh nhỏ nào càng nhỏ và càng ít bị chú ý càng tốt. Sự vượt trội của hạm đội Trung Quốc so với các đội quân ở Đông Nam Á, và sự ra đời của các loại vũ khí mới đặt trên bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu, tạo cho Trung Quốc một “khoảng cách răn đe” mạnh khi xảy ra xung đột”, ông Holmes nhận xét.

Cũng theo chuyên gia này, trong tình huống xung đột đó, Trung Quốc vẫn giữ các lực lượng lớn làm dự trữ trong khi tung ra các tàu chiến hạng nhẹ " vô thưởng vô phạt", tương đương với lực lượng bảo vệ bờ biển của phương Tây. “Hải quân của các nước Đông Nam Á có thể thách thức những chiếc tàu đó của Trung Quốc, nhưng họ cần tính đến tiềm lực của Hải quân PLA”, ông Holmes nói.

Nhỏ với Trung Quốc, quá sức với đối thủ?

Các nhà kinh tế cũng không tiên liệu rằng, một cuộc chiến nhỏ giành giật năng lượng sẽ gây ra quá nhiều khó khăn đối với một nước láng giềng ở Đông Nam Á khi bị tấn công.

Ronald A Edwards, một chuyên gia về kinh tế chính trị của Trung Quốc tại ĐH Tamkang (Đài Loan) nói rằng: “Các thị trường chứng khoán sẽ phản ứng mãnh liệt trên toàn thế giới về ngắn hạn – trong vài ngày. Nhưng sẽ không có hoặc rất ít tác động đến các khía cạnh như lạm phát, công ăn việc làm cả năm tại các nước, trừ nước bị Trung Quốc tấn công.”

Edwards đưa ra một kết luận khá khó chịu khi lập luận rằng, kết cục cuộc chiến tranh 9 ngày giữa Nga và Gruzia trong năm 2008, trong đó Nga đã sử dụng một lực lượng áp đảo đánh bật Georgia ra khỏi Nam Ossetia, gây phản ứng lên án dữ dội ở phương Tây, có thể được coi là một chí số so sánh nền kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho các cuộc phiêu lưu của họ đến mức nào.

“Cuộc chiến tranh ngắn giữa Nga với Gruzia nổi lên như một ví dụ hay để so sánh. Trong khi việc đưa tin về cuộc chiến này là chủ đề tin tức ở tất cả các nước trong mấy tuần liền tuần, nhưng không có tác động lớn nào về kinh tế đối với các nước, ngoài Gruzia, trong tháng 8/2008 và các năm sau đó.”


Theo Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia