|
Những năm gần đây, cơ cấu thu nhập, chi tiêu và phong cách tiêu dùng của người Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn. Đã xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không quan tâm đến giá cả, mỗi lần mua hàng trung bình từ 80 – 100 triệu đồng.
Đây là thông tin được PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương cho biết tại phiên thảo luận về “Đường ra cho hàng hóa Việt Nam”, nằm trong khuôn khổ hội thảo Dự báo 2012.
Hàng Việt: Cao không tới, thấp không thông
Ông Thắng cho biết, theo điều tra, hơn 70% tổng số thu nhập của người dân được dành cho chi tiêu mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, sự phân bổ mua sắm của dân cư rất không đồng đều: 6 thành phố lớn nhất cả nước với số dân chiếm 14% nhưng sức mua chiếm tới 39% tổng doanh số các mặt hàng tiêu dùng. Trong khi đó, 70% dân số ở thị trường nông thôn chỉ chiếm 40% nhu cầu.
Sự phân tầng trong chi tiêu thể hiện rất rõ: Trong tổng số 86 triệu dân Việt Nam, 20% dân số nghèo chỉ tiêu thụ 7,2% trong tổng doanh số bán lẻ, trong khi đó 20% người giầu lại có sức tiêu thụ tới 43,3%. Ở nhiều vùng nông thôn, do thu nhập thấp, yếu tố được quan tâm hàng đầu là giá cả, các yếu tố khác như chất lượng, sự an toàn bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Trong khi đó, lại xuất hiện tầng lớp người tiêu dùng mới không hề quan tâm đến giá cả khi mua hàng, giá trị mỗi lần mua hàng trung bình từ 80 – 100 triệu đồng ?!
Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam không bắt kịp được với những biến động này, tạo cơ hội cho hàng nhập khẩu cả cao cấp và thấp cấp chiếm lĩnh thị trường. Trên thực tế, hàng Việt chưa vươn tới ngưỡng phục vụ được nhu cầu của người có thu nhập cao, rất cao, đồng thời lại không có hàng giá đủ rẻ để phục vụ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở thành thị và nông thôn.
Vì đâu nên nỗi?
Nguyên nhân trước tiên được ông Thắng đề cập đến là do chúng ta chưa có được tư duy kinh tế hợp lý, mở đường cho sự phát triển một cách bền vững thị trường nội địa của hàng Việt.
Để phát triển nhanh, lâu nay chính sách của chúng ta đều tập trung cho xuất khẩu và thu hút FDI bằng mọi giá. Trên thực tế, xuất khẩu và FDI đã trở thành 2 nhân tố quyết định sự tăng trưởng, là nỗi khao khát của địa phương. Các doanh nghiệp tìm mọi cách phát huy lợi thế là sử dụng lao động rẻ, tài nguyên rẻ để sản xuất hàng xuất khẩu. Hệ quả tất yếu là DN không tập trung sản xuất hàng chất lượng cao để phục vụ người tiêu dùng nội địa, không chú ý xây dựng hệ thống phân phối để đưa hàng Việt tiếp cận với người tiêu dùng.
Một số doanh nhân Việt Nam tư duy theo kiểu “buôn cau ăn chũm”, “buôn gà thì ăn gà toi”. Vì thế, họ đem bán hàng không xuất được, hàng kém chất lượng ở thị trường nội địa, đưa hàng ế, hàng cận đát về nông thôn… Điều này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín hàng Việt trong con mắt người tiêu dùng.
Không chỉ về cơ cấu, chiến lược kinh doanh, hàng Việt cũng bị thua thiệt bởi hệ thống phân phối yếu kém.
Đường ra nào cho hàng Việt ?
PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng, hàng Việt muốn chiếm lĩnh được thị trường nội địa phải có đủ về quy mô cũng như kết cấu để phù hợp với sự phân bố sức mua, chi tiêu cả theo địa bàn, thành phần dân cư của người Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải có chiến lược để phát triển sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng theo sự dẫn dắt của thị trường, phù hợp với kết cấu và phân bố chi tiêu của người Việt. Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng cũng cần có sự quan tâm đặc biệt tới phát triển dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về dịch vụ của người Việt.
Đơn cử như trong ngành du lịch, hiện nay đi du lịch nước ngoài đang rẻ hơn du lịch trong nước trong khi chất lượng dịch vụ vẫn cao hơn hoặc tương đương. Hàng năm số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng chóng mặt, đắt khách hơn so với các tour trong nước. Không chỉ du lịch, người Việt Nam cũng là đối tượng mua sắm khá mạnh tay khi đi ra nước ngoài. Hàng năm, người dân Việt Nam đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để cho con cái đi du học và cũng khoảng 1 tỷ USD nữa để đi chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài. Đây thực là những vấn đề cần có giải pháp căn cơ, lâu dài để “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, “Người Việt sử dụng dịch vụ Việt”.
Ông Thắng cho biết theo đánh giá của thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong 5 thị trường có khả năng sinh lời cao nhất. Điều đó chứng tỏ, nếu doanh nghiệp nào tìm được lối đi đúng sẽ đứng vững và phát triển thành công trên thị trường nội địa Việt Nam, mà không cần trông chờ vào thị trường xuất khẩu, vốn đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn và rủi ro cao.
Đây là thông tin được PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương cho biết tại phiên thảo luận về “Đường ra cho hàng hóa Việt Nam”, nằm trong khuôn khổ hội thảo Dự báo 2012.
Hàng Việt: Cao không tới, thấp không thông
Ông Thắng cho biết, theo điều tra, hơn 70% tổng số thu nhập của người dân được dành cho chi tiêu mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, sự phân bổ mua sắm của dân cư rất không đồng đều: 6 thành phố lớn nhất cả nước với số dân chiếm 14% nhưng sức mua chiếm tới 39% tổng doanh số các mặt hàng tiêu dùng. Trong khi đó, 70% dân số ở thị trường nông thôn chỉ chiếm 40% nhu cầu.
Sự phân tầng trong chi tiêu thể hiện rất rõ: Trong tổng số 86 triệu dân Việt Nam, 20% dân số nghèo chỉ tiêu thụ 7,2% trong tổng doanh số bán lẻ, trong khi đó 20% người giầu lại có sức tiêu thụ tới 43,3%. Ở nhiều vùng nông thôn, do thu nhập thấp, yếu tố được quan tâm hàng đầu là giá cả, các yếu tố khác như chất lượng, sự an toàn bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Trong khi đó, lại xuất hiện tầng lớp người tiêu dùng mới không hề quan tâm đến giá cả khi mua hàng, giá trị mỗi lần mua hàng trung bình từ 80 – 100 triệu đồng ?!
Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam không bắt kịp được với những biến động này, tạo cơ hội cho hàng nhập khẩu cả cao cấp và thấp cấp chiếm lĩnh thị trường. Trên thực tế, hàng Việt chưa vươn tới ngưỡng phục vụ được nhu cầu của người có thu nhập cao, rất cao, đồng thời lại không có hàng giá đủ rẻ để phục vụ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở thành thị và nông thôn.
Vì đâu nên nỗi?
Nguyên nhân trước tiên được ông Thắng đề cập đến là do chúng ta chưa có được tư duy kinh tế hợp lý, mở đường cho sự phát triển một cách bền vững thị trường nội địa của hàng Việt.
Để phát triển nhanh, lâu nay chính sách của chúng ta đều tập trung cho xuất khẩu và thu hút FDI bằng mọi giá. Trên thực tế, xuất khẩu và FDI đã trở thành 2 nhân tố quyết định sự tăng trưởng, là nỗi khao khát của địa phương. Các doanh nghiệp tìm mọi cách phát huy lợi thế là sử dụng lao động rẻ, tài nguyên rẻ để sản xuất hàng xuất khẩu. Hệ quả tất yếu là DN không tập trung sản xuất hàng chất lượng cao để phục vụ người tiêu dùng nội địa, không chú ý xây dựng hệ thống phân phối để đưa hàng Việt tiếp cận với người tiêu dùng.
Một số doanh nhân Việt Nam tư duy theo kiểu “buôn cau ăn chũm”, “buôn gà thì ăn gà toi”. Vì thế, họ đem bán hàng không xuất được, hàng kém chất lượng ở thị trường nội địa, đưa hàng ế, hàng cận đát về nông thôn… Điều này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín hàng Việt trong con mắt người tiêu dùng.
Không chỉ về cơ cấu, chiến lược kinh doanh, hàng Việt cũng bị thua thiệt bởi hệ thống phân phối yếu kém.
Đường ra nào cho hàng Việt ?
PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng, hàng Việt muốn chiếm lĩnh được thị trường nội địa phải có đủ về quy mô cũng như kết cấu để phù hợp với sự phân bố sức mua, chi tiêu cả theo địa bàn, thành phần dân cư của người Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải có chiến lược để phát triển sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng theo sự dẫn dắt của thị trường, phù hợp với kết cấu và phân bố chi tiêu của người Việt. Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng cũng cần có sự quan tâm đặc biệt tới phát triển dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về dịch vụ của người Việt.
Đơn cử như trong ngành du lịch, hiện nay đi du lịch nước ngoài đang rẻ hơn du lịch trong nước trong khi chất lượng dịch vụ vẫn cao hơn hoặc tương đương. Hàng năm số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng chóng mặt, đắt khách hơn so với các tour trong nước. Không chỉ du lịch, người Việt Nam cũng là đối tượng mua sắm khá mạnh tay khi đi ra nước ngoài. Hàng năm, người dân Việt Nam đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để cho con cái đi du học và cũng khoảng 1 tỷ USD nữa để đi chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài. Đây thực là những vấn đề cần có giải pháp căn cơ, lâu dài để “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, “Người Việt sử dụng dịch vụ Việt”.
Ông Thắng cho biết theo đánh giá của thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong 5 thị trường có khả năng sinh lời cao nhất. Điều đó chứng tỏ, nếu doanh nghiệp nào tìm được lối đi đúng sẽ đứng vững và phát triển thành công trên thị trường nội địa Việt Nam, mà không cần trông chờ vào thị trường xuất khẩu, vốn đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn và rủi ro cao.
Theo VnMedia
0 nhận xét