Theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình hình kinh doanh của EVN đang ngày càng xấu đi do thua lỗ nặng. Cùng với đó, số nợ của các Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đang lớn dần.
Hôm qua (19/12), Kiểm toán Nhà nước đã vừa có buổi Họp báo báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của EVN.
Phạm vi kiểm toán, nằm trong niên độ tài chính năm 2010 và các thời kỳ trước sau có liên quan của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên được kiểm toán.
Đầu tư 100% chỉ lãi 1%...
Theo kết quả mà Kiểm toán Nhà nước công bố, tại thời điểm 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ là gần 50.000 tỷ đồng (không bao gồm đầu tư cho vay lại hơn 54 nghìn tỷ đồng). Trong đó: Đầu tư vào công ty con là hơn 44 nghìn tỷ đồng, chiếm 89,24% vốn đầu tư; đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là hơn 5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,35% vốn đầu tư và đầu tư dài hạn khác là 201 tỷ đồng, chiếm 0,4% vốn đầu tư.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, tỷ suất lợi nhuận/giá trị đầu tư của khoản tiền tổng cộng gần 50.000 tỷ đồng trên là rất thấp, với mức lợi nhuận thu được trên 541 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư chỉ là hơn 1%.
Còn về lợi nhuận được chia từ sản xuất kinh doanh điện là hơn 366 tỷ đồng, chiếm 67,74% so với tổng lợi nhuận được chia (541,5 tỷ đồng). Tuy nhiên tỷ lệ trên vốn đầu tư rất thấp, đạt 0,81% so với giá trị đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh điện.
Đối với lợi nhuận được chia từ bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính là 164 tỷ đồng, chiếm 30,46 % so với tổng lợi nhuận được chia, đạt 7,83% so với giá trị đầu tư vốn vào bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính (2.108,8 tỷ đồng).
Riêng về sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010, lỗ 10.541 tỷ đồng (doanh thu điện - chi phí điện: 90.934 tỷ đồng -101.475 tỷ đồng).
Ngoài ra, một số khoản chi phí đang treo chưa được tính vào giá thành điện năm 2010 như lỗ chênh lệch tỷ giá, chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn sẽ làm giá thành điện có xu hướng tăng trong những năm tới, cụ thể:
Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: Đến 31/12/2010 lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đang phản ánh là 17.283 tỷ đồng. Trong đó lỗ dùng cho sản xuất kinh doanh điện 15.463 tỷ đồng; Lỗ chênh lệch tỷ giá đã hạch toán vào kết quả kinh doanh điện năm 2010 (sau khi bù trừ với lãi chênh lệch tỷ giá) là 2.611 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất kinh doanh điện lỗ là do năm 2010 các nhà máy thủy điện thiếu nước nên EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán bình quân, làm chi phí tăng rất lớn so với kế hoạch chi phí xây dựng trong phương án giá điện được duyệt.
Một số nhà máy xây dựng vận hành chậm tiến độ gây hiện tượng thiếu điện phải dùng nhiệt điện dầu có giá thành cao. Ngoài ra, năm 2010 còn có nhiều biến động về giá như giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái.
… Kéo nợ các Tập đoàn ngày càng chồng chất
Báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy, nợ phải trả đến 31/12/2010 của EVN đang là hơn 239 nghìn tỷ đồng. Trong đó: Nợ ngắn hạn là hơn 65 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,31%; Nợ dài hạn là 174 nghìn tỷ đồng, chiếm 72,69%.
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy EVN hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng (79,3%) ; vay nợ dài hạn là chủ yếu (72,69%); tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 4,22 lần nguồn vốn chủ sở hữu, vượt quá mức giới hạn theo quy định của của Chính phủ (không quá 3 lần). Điều này cho thấy tình hình tài chính khó khăn, không đảm bảo độ an toàn.
Tính đến thời điểm 31/12/2010, EVN còn nợ tiền mua điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 4.014 tỷ đồng và nợ tiền mua điện của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là 855 tỷ đồng. Đến thời điểm kiểm toán (30/6/2011) EVN còn nợ tiền mua điện của PVN là 8.861 tỷ đồng và nợ của TKV là 1.211 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra rằng, về cơ bản, các khoản nợ phải trả đã được theo dõi, phân loại, kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số dư cuối năm theo quy định. Tuy nhiên, công tác quản lý nợ phải trả tại một số đơn vị còn những tồn tại.
Cụ thể, việc đối chiếu công nợ chưa được thực hiện đầy đủ; Chưa xử lý dứt điểm về hàng Hiệp định thương mại Việt Xô 86-90 nhận của Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật bàn giao sang cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc từ năm 1989. Dư nợ phải trả là 22,4 tỷ đồng nhưng không có chủ nợ, do đó không có đối chiếu xác nhận công nợ.
Một số đơn vị thành viên có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ở mức cao hơn 3 lần, vượt quá mức giới hạn theo quy định của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ.
Cụ thể: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có hệ số 5,15 lần; Công ty TNHH MTV nhiệt điện Uông Bí có hệ số 7,75 lần; Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng là 4 lần.
Hôm qua (19/12), Kiểm toán Nhà nước đã vừa có buổi Họp báo báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của EVN.
Phạm vi kiểm toán, nằm trong niên độ tài chính năm 2010 và các thời kỳ trước sau có liên quan của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên được kiểm toán.
Đầu tư 100% chỉ lãi 1%...
Theo kết quả mà Kiểm toán Nhà nước công bố, tại thời điểm 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ là gần 50.000 tỷ đồng (không bao gồm đầu tư cho vay lại hơn 54 nghìn tỷ đồng). Trong đó: Đầu tư vào công ty con là hơn 44 nghìn tỷ đồng, chiếm 89,24% vốn đầu tư; đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là hơn 5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,35% vốn đầu tư và đầu tư dài hạn khác là 201 tỷ đồng, chiếm 0,4% vốn đầu tư.
Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, tỷ suất lợi nhuận/giá trị đầu tư của khoản tiền tổng cộng gần 50.000 tỷ đồng trên là rất thấp, với mức lợi nhuận thu được trên 541 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư chỉ là hơn 1%.
Còn về lợi nhuận được chia từ sản xuất kinh doanh điện là hơn 366 tỷ đồng, chiếm 67,74% so với tổng lợi nhuận được chia (541,5 tỷ đồng). Tuy nhiên tỷ lệ trên vốn đầu tư rất thấp, đạt 0,81% so với giá trị đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh điện.
Đối với lợi nhuận được chia từ bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính là 164 tỷ đồng, chiếm 30,46 % so với tổng lợi nhuận được chia, đạt 7,83% so với giá trị đầu tư vốn vào bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính (2.108,8 tỷ đồng).
Riêng về sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010, lỗ 10.541 tỷ đồng (doanh thu điện - chi phí điện: 90.934 tỷ đồng -101.475 tỷ đồng).
Ngoài ra, một số khoản chi phí đang treo chưa được tính vào giá thành điện năm 2010 như lỗ chênh lệch tỷ giá, chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn sẽ làm giá thành điện có xu hướng tăng trong những năm tới, cụ thể:
Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: Đến 31/12/2010 lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đang phản ánh là 17.283 tỷ đồng. Trong đó lỗ dùng cho sản xuất kinh doanh điện 15.463 tỷ đồng; Lỗ chênh lệch tỷ giá đã hạch toán vào kết quả kinh doanh điện năm 2010 (sau khi bù trừ với lãi chênh lệch tỷ giá) là 2.611 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất kinh doanh điện lỗ là do năm 2010 các nhà máy thủy điện thiếu nước nên EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán bình quân, làm chi phí tăng rất lớn so với kế hoạch chi phí xây dựng trong phương án giá điện được duyệt.
Một số nhà máy xây dựng vận hành chậm tiến độ gây hiện tượng thiếu điện phải dùng nhiệt điện dầu có giá thành cao. Ngoài ra, năm 2010 còn có nhiều biến động về giá như giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái.
… Kéo nợ các Tập đoàn ngày càng chồng chất
Báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy, nợ phải trả đến 31/12/2010 của EVN đang là hơn 239 nghìn tỷ đồng. Trong đó: Nợ ngắn hạn là hơn 65 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,31%; Nợ dài hạn là 174 nghìn tỷ đồng, chiếm 72,69%.
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy EVN hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng (79,3%) ; vay nợ dài hạn là chủ yếu (72,69%); tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 4,22 lần nguồn vốn chủ sở hữu, vượt quá mức giới hạn theo quy định của của Chính phủ (không quá 3 lần). Điều này cho thấy tình hình tài chính khó khăn, không đảm bảo độ an toàn.
Tính đến thời điểm 31/12/2010, EVN còn nợ tiền mua điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 4.014 tỷ đồng và nợ tiền mua điện của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là 855 tỷ đồng. Đến thời điểm kiểm toán (30/6/2011) EVN còn nợ tiền mua điện của PVN là 8.861 tỷ đồng và nợ của TKV là 1.211 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra rằng, về cơ bản, các khoản nợ phải trả đã được theo dõi, phân loại, kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số dư cuối năm theo quy định. Tuy nhiên, công tác quản lý nợ phải trả tại một số đơn vị còn những tồn tại.
Cụ thể, việc đối chiếu công nợ chưa được thực hiện đầy đủ; Chưa xử lý dứt điểm về hàng Hiệp định thương mại Việt Xô 86-90 nhận của Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật bàn giao sang cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc từ năm 1989. Dư nợ phải trả là 22,4 tỷ đồng nhưng không có chủ nợ, do đó không có đối chiếu xác nhận công nợ.
Một số đơn vị thành viên có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ở mức cao hơn 3 lần, vượt quá mức giới hạn theo quy định của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ.
Cụ thể: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có hệ số 5,15 lần; Công ty TNHH MTV nhiệt điện Uông Bí có hệ số 7,75 lần; Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng là 4 lần.
VnMedia
0 nhận xét