Tại chợ Bình Tây (TPHCM), sữa nguyên liệu có giá bán rất rẻ, chỉ khoảng 50.000 - 60.000 đồng/bịch 1 kg, trên bao bì ni lông được ghi là sữa Hà Lan, Úc, New Zealand...Mới đây, Chi cục QLTT TPHCM kiểm tra công ty TNHH thực phẩm V. (quận Bình Tân), phát hiện công ty này sản xuất sữa bột có nhiều sai phạm về ghi nhãn hàng hóa, không thực hiện công bố hợp quy theo quy định. Lượng hàng hóa tạm giữ gồm 780 gói sữa bột.
Đạm, DHA bằng không
Để làm rõ chất lượng các loại sữa này, QLTT đã lấy mẫu kiểm tra. Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cho thấy mẫu sữa không có chất DHA như công ty này ghi trên bao bì là từ 2 - 10 mg/100 g. Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm ghi rõ nguồn nguyên liệu sữa từ New Zealand, Úc nhưng kiểm tra sổ sách thì không thấy nguồn nhập từ 2 thị trường này...
Theo Chi cục QLTT TPHCM, trước đây đơn vị cũng đã kiểm tra một số cơ sở sản xuất sữa quy mô nhỏ trên địa bàn TP và đã phát hiện không ít sai phạm. Kết quả kiểm tra nhiều mẫu sữa của các cơ sở này đều cho thấy hàm lượng chất đạm rất thấp; đối với các chất bổ sung như DHA, taurine, omega, vitamin, khoáng chất thì "mẫu có, mẫu không". Trên bao bì sản phẩm của các cơ sở này còn "nổ" rằng nguồn nguyên liệu sữa bột từ New Zealand, Úc nhưng khi kiểm tra sổ sách lại có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan.
Ông Phạm Ngọc Châu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hanco, cho biết Hanco sản xuất nhiều mặt hàng sữa, trong đó có sữa Dollac dành cho trẻ em được nghiên cứu đầu tư rất tốn kém để cho ra chất lượng sữa tốt nhất. Tuy nhiên, mỗi lần đơn vị tung hàng ra thị trường thì chỉ sau một, hai tháng nhiều cơ sở sản xuất nhỏ "ăn cắp" công thức, mẫu mã, kể cả nhái nhãn hiệu sữa của đơn vị để tung ra thị trường.
Sản xuất kiểu mì ăn liền
Tại chợ Bình Tây (TPHCM), sữa nguyên liệu có giá bán rất rẻ, chỉ khoảng 50.000 - 60.000 đồng/bịch 1 kg, trên bao bì ni lông được ghi là sữa Hà Lan, Úc, New Zealand... Một chủ sạp cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có nhưng phải thỏa thuận xong giá rồi mới đi lấy hàng (giá khoảng 1 triệu đồng/bao). Người bán cho biết nhiều cơ sở chế biến sữa đến đây lấy hàng, mỗi lần mua cả chục bao.
Có lần theo chân QLTT đi kiểm tra các cơ sở chế biến sữa tại quận Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú..., chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các công đoạn "sản xuất" sữa dạng pha trộn này hết sức đơn giản. Các công đoạn chính như trộn bột thì chủ yếu bằng tay hoặc máy trộn bán thủ công. Dụng cụ ép miệng bao tương tự như máy ép nhựa. Cao cấp hơn là công đoạn đóng lon cũng chỉ dùng một thiết bị thủ công đơn giản, không hề hút chân không... Phần lớn nguyên liệu sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo các hãng sữa lớn tại TPHCM, sản phẩm của các cơ sở nhỏ dạng pha trộn này dù ghi trên bao bì với các tên gọi khác nhau nhưng có điểm chung là sử dụng nguồn nguyên liệu sữa rẻ tiền, giá chỉ bằng 30% so với giá nguyên liệu sữa nhập khẩu chính hãng. Thực chất đây là các loại "sữa mà không phải là sữa", sử dụng nguyên liệu bột bắp có mùi giống sữa bột hoặc loại nguyên liệu sữa dạt được các nhà máy chế biến chiết lọc hết sữa, chỉ còn lại xác sữa, nên các chất bổ dưỡng rất ít. Những loại nguyên liệu này sẽ được trộn thêm đường, bột rồi đóng lon, vô bao tung ra thị trường bán.
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết chất dinh dưỡng trong các loại sữa trên thường rất thấp, nếu cho trẻ uống lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương hoặc phát sinh nhiều chứng bệnh khác.
Thay nhãn hiệu liên tục
Hầu hết các cơ sở chế biến sữa dạng thủ công thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất, thậm chí cả tên công ty để né tránh kiểm tra, kiểm soát từ cơ quan chức năng. Sản phẩm phần lớn được bán tại các chợ nhỏ lẻ, vùng nông thôn. Để bán được hàng, họ sẵn sàng chiết khấu cao cho các đại lý, cửa hàng sữa từ 30% - 40%. Sau một thời gian tiêu thụ, nếu bị khiếu nại hoặc người tiêu dùng phát hiện sữa "dỏm", các cơ sở sản xuất này sẽ nhanh chóng thay đổi nhãn hiệu khác để tạo mặt hàng mới.
Đạm, DHA bằng không
Để làm rõ chất lượng các loại sữa này, QLTT đã lấy mẫu kiểm tra. Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cho thấy mẫu sữa không có chất DHA như công ty này ghi trên bao bì là từ 2 - 10 mg/100 g. Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm ghi rõ nguồn nguyên liệu sữa từ New Zealand, Úc nhưng kiểm tra sổ sách thì không thấy nguồn nhập từ 2 thị trường này...
Theo Chi cục QLTT TPHCM, trước đây đơn vị cũng đã kiểm tra một số cơ sở sản xuất sữa quy mô nhỏ trên địa bàn TP và đã phát hiện không ít sai phạm. Kết quả kiểm tra nhiều mẫu sữa của các cơ sở này đều cho thấy hàm lượng chất đạm rất thấp; đối với các chất bổ sung như DHA, taurine, omega, vitamin, khoáng chất thì "mẫu có, mẫu không". Trên bao bì sản phẩm của các cơ sở này còn "nổ" rằng nguồn nguyên liệu sữa bột từ New Zealand, Úc nhưng khi kiểm tra sổ sách lại có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan.
Sản xuất kiểu mì ăn liền
Tại chợ Bình Tây (TPHCM), sữa nguyên liệu có giá bán rất rẻ, chỉ khoảng 50.000 - 60.000 đồng/bịch 1 kg, trên bao bì ni lông được ghi là sữa Hà Lan, Úc, New Zealand... Một chủ sạp cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có nhưng phải thỏa thuận xong giá rồi mới đi lấy hàng (giá khoảng 1 triệu đồng/bao). Người bán cho biết nhiều cơ sở chế biến sữa đến đây lấy hàng, mỗi lần mua cả chục bao.
Có lần theo chân QLTT đi kiểm tra các cơ sở chế biến sữa tại quận Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú..., chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các công đoạn "sản xuất" sữa dạng pha trộn này hết sức đơn giản. Các công đoạn chính như trộn bột thì chủ yếu bằng tay hoặc máy trộn bán thủ công. Dụng cụ ép miệng bao tương tự như máy ép nhựa. Cao cấp hơn là công đoạn đóng lon cũng chỉ dùng một thiết bị thủ công đơn giản, không hề hút chân không... Phần lớn nguyên liệu sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo các hãng sữa lớn tại TPHCM, sản phẩm của các cơ sở nhỏ dạng pha trộn này dù ghi trên bao bì với các tên gọi khác nhau nhưng có điểm chung là sử dụng nguồn nguyên liệu sữa rẻ tiền, giá chỉ bằng 30% so với giá nguyên liệu sữa nhập khẩu chính hãng. Thực chất đây là các loại "sữa mà không phải là sữa", sử dụng nguyên liệu bột bắp có mùi giống sữa bột hoặc loại nguyên liệu sữa dạt được các nhà máy chế biến chiết lọc hết sữa, chỉ còn lại xác sữa, nên các chất bổ dưỡng rất ít. Những loại nguyên liệu này sẽ được trộn thêm đường, bột rồi đóng lon, vô bao tung ra thị trường bán.
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết chất dinh dưỡng trong các loại sữa trên thường rất thấp, nếu cho trẻ uống lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương hoặc phát sinh nhiều chứng bệnh khác.
Thay nhãn hiệu liên tục
Hầu hết các cơ sở chế biến sữa dạng thủ công thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất, thậm chí cả tên công ty để né tránh kiểm tra, kiểm soát từ cơ quan chức năng. Sản phẩm phần lớn được bán tại các chợ nhỏ lẻ, vùng nông thôn. Để bán được hàng, họ sẵn sàng chiết khấu cao cho các đại lý, cửa hàng sữa từ 30% - 40%. Sau một thời gian tiêu thụ, nếu bị khiếu nại hoặc người tiêu dùng phát hiện sữa "dỏm", các cơ sở sản xuất này sẽ nhanh chóng thay đổi nhãn hiệu khác để tạo mặt hàng mới.
Theo Người lao động
0 nhận xét