Ngân hàng Nhà nước chính thức mở lại vàng tài khoản. Người trong cuộc xem đây là một công cụ chính yếu cho giải pháp mới bình ổn thị trường.
Cuối ngày 6/10, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành thông tư quy định về việc chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó, cơ chế mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng.
Cơ chế trên được mở cho 5 ngân hàng thương mại lớn, có hoạt động ngoại hối mạnh là Eximbank, Techcombank, Sacombank, DongA Bank và ACB. Hợp lực với nhóm ngân hàng này là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - đầu mối chiếm thị phần lớn nhất, có hệ thống phân phối mạnh nhất trên thị trường vàng Việt Nam hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy tối nay, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC, cho biết giải pháp trên do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và định hướng, dựa trên cơ sở thực tế của thị trường thời gian qua và tập trung vào mục tiêu tạo điều kiện lưu thông trên thị trường.
“Điểm chính ở đây là Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài đối với 5 ngân hàng thương mại. Ý của Ngân hàng Nhà nước ở đây là kết hợp hai nguồn lực, giữa nhóm ngân hàng này với SJC, qua nghiệp vụ vàng tài khoản để cùng đồng loạt bán vàng ra với mức giá hợp lý bình ổn thị trường”, ông Long cho biết.
Sự hợp lực đó có từ 5 ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối mạnh với một doanh nghiệp đầu mối có năng lực sản xuất cao, hệ thống phân phối lớn và thương hiệu mạnh trên thị trường.
Ông Long nhìn nhận rằng, hoạt động đồng loạt bán ra nói trên vừa mới thực hiện trong ngày hôm nay (6/10) nhưng đã cho kết quả khả quan. “Tuy nhiên, về lâu dài thì giải pháp phối hợp này cần một nguồn lực đủ mạnh, có sự thống nhất cao giữa các bên tham gia. Nếu sự phối hợp và thực hiện nửa vời thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Và cũng cần có thời gian để có những đánh giá đầy đủ”, ông Long nói.
Trong ngày đầu tiên thực hiện, giá vàng trong nước có đà giảm khá mạnh, mức giá cao hơn thế giới cũng đã rút xuống còn khoảng 1,7 triệu đồng/lượng thay vì trên 2 triệu đồng, thậm chí trên 4 triệu đồng trong những ngày gần đây.
Về phía các ngân hàng thương mại, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) khá thận trọng khi cho rằng việc điều tiết thị trường vàng một cách ổn định, cũng như chống vàng hóa, đô la hóa trong nền kinh tế cần có một quá trình. Nhưng lúc này, giải pháp trên được đưa ra là cần thiết để nhanh chóng can thiệp, rút ngắn chênh lệch giá trong nước với thế giới kéo dài như vừa qua.
“Ở đây, các ngân hàng tham gia là tự nguyện, cần phải liên minh các nguồn lực đó để bảo vệ người dân trước những biến động bất ổn trên thị trường này. Với mục đích đó, tôi cho rằng khi các ngân hàng tham gia, cũng như Eximbank, sẽ không đặt mục tiêu lợi nhuận hay chạy theo kinh doanh như những hoạt động thông thường. Quan trọng nhất vẫn là cùng thực hiện mục tiêu ổn định được thị trường vàng, gián tiếp hỗ trợ giữ ổn định các vấn đề khác liên quan”, ông Phước đưa ra quan điểm.
Cũng theo ông, qua giải pháp này của Ngân hàng Nhà nước, một lần nữa vai trò của vàng tài khoản cần được nhìn nhận lại và khai thác những giá trị của nó. Ở đây, vai trò đó là tạo sự liên thông với thị trường thế giới, để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng như Ngân hàng Nhà nước lý giải khi mở lại cơ chế.
Trước đây, hoạt động vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng đã được triển khai từ năm 2004. Tuy nhiên, trong những năm 2008 - 2009, trước sự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng “ăn theo”, những hệ lụy của sự bùng nổ đó dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt hoạt động này tại các tổ chức tín dụng.
Nay, vàng tài khoản đã được mở lại, được xem là một công cụ chính yếu trong giải pháp bình ổn thị trường nói trên. Theo đó, những giá trị và vai trò tích cực của vàng tài khoản đã được “minh oan” thay vì bị xem như là một đầu mối gây bất cập và bị cấm như vừa qua.
Dĩ nhiên, khi mở lại như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ mở cho một số ít tổ chức tín dụng, có cơ chế và các điều kiện ngặt nghèo quy định trong thông tư vừa ban hành để bảo đảm an toàn và hạn chế những phát sinh ngoài mong muốn.
Cuối ngày 6/10, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành thông tư quy định về việc chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó, cơ chế mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng.
Cơ chế trên được mở cho 5 ngân hàng thương mại lớn, có hoạt động ngoại hối mạnh là Eximbank, Techcombank, Sacombank, DongA Bank và ACB. Hợp lực với nhóm ngân hàng này là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - đầu mối chiếm thị phần lớn nhất, có hệ thống phân phối mạnh nhất trên thị trường vàng Việt Nam hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy tối nay, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC, cho biết giải pháp trên do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và định hướng, dựa trên cơ sở thực tế của thị trường thời gian qua và tập trung vào mục tiêu tạo điều kiện lưu thông trên thị trường.
“Điểm chính ở đây là Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài đối với 5 ngân hàng thương mại. Ý của Ngân hàng Nhà nước ở đây là kết hợp hai nguồn lực, giữa nhóm ngân hàng này với SJC, qua nghiệp vụ vàng tài khoản để cùng đồng loạt bán vàng ra với mức giá hợp lý bình ổn thị trường”, ông Long cho biết.
Sự hợp lực đó có từ 5 ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối mạnh với một doanh nghiệp đầu mối có năng lực sản xuất cao, hệ thống phân phối lớn và thương hiệu mạnh trên thị trường.
Ông Long nhìn nhận rằng, hoạt động đồng loạt bán ra nói trên vừa mới thực hiện trong ngày hôm nay (6/10) nhưng đã cho kết quả khả quan. “Tuy nhiên, về lâu dài thì giải pháp phối hợp này cần một nguồn lực đủ mạnh, có sự thống nhất cao giữa các bên tham gia. Nếu sự phối hợp và thực hiện nửa vời thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Và cũng cần có thời gian để có những đánh giá đầy đủ”, ông Long nói.
Trong ngày đầu tiên thực hiện, giá vàng trong nước có đà giảm khá mạnh, mức giá cao hơn thế giới cũng đã rút xuống còn khoảng 1,7 triệu đồng/lượng thay vì trên 2 triệu đồng, thậm chí trên 4 triệu đồng trong những ngày gần đây.
Về phía các ngân hàng thương mại, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) khá thận trọng khi cho rằng việc điều tiết thị trường vàng một cách ổn định, cũng như chống vàng hóa, đô la hóa trong nền kinh tế cần có một quá trình. Nhưng lúc này, giải pháp trên được đưa ra là cần thiết để nhanh chóng can thiệp, rút ngắn chênh lệch giá trong nước với thế giới kéo dài như vừa qua.
“Ở đây, các ngân hàng tham gia là tự nguyện, cần phải liên minh các nguồn lực đó để bảo vệ người dân trước những biến động bất ổn trên thị trường này. Với mục đích đó, tôi cho rằng khi các ngân hàng tham gia, cũng như Eximbank, sẽ không đặt mục tiêu lợi nhuận hay chạy theo kinh doanh như những hoạt động thông thường. Quan trọng nhất vẫn là cùng thực hiện mục tiêu ổn định được thị trường vàng, gián tiếp hỗ trợ giữ ổn định các vấn đề khác liên quan”, ông Phước đưa ra quan điểm.
Cũng theo ông, qua giải pháp này của Ngân hàng Nhà nước, một lần nữa vai trò của vàng tài khoản cần được nhìn nhận lại và khai thác những giá trị của nó. Ở đây, vai trò đó là tạo sự liên thông với thị trường thế giới, để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng như Ngân hàng Nhà nước lý giải khi mở lại cơ chế.
Trước đây, hoạt động vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng đã được triển khai từ năm 2004. Tuy nhiên, trong những năm 2008 - 2009, trước sự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng “ăn theo”, những hệ lụy của sự bùng nổ đó dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt hoạt động này tại các tổ chức tín dụng.
Nay, vàng tài khoản đã được mở lại, được xem là một công cụ chính yếu trong giải pháp bình ổn thị trường nói trên. Theo đó, những giá trị và vai trò tích cực của vàng tài khoản đã được “minh oan” thay vì bị xem như là một đầu mối gây bất cập và bị cấm như vừa qua.
Dĩ nhiên, khi mở lại như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ mở cho một số ít tổ chức tín dụng, có cơ chế và các điều kiện ngặt nghèo quy định trong thông tư vừa ban hành để bảo đảm an toàn và hạn chế những phát sinh ngoài mong muốn.
Theo Vneconomy
0 nhận xét