Thông tin một cô gái 26 tuổi sau một thời gian tự dùng thuốc chữa dị ứng đã “biến” thành một “bà cụ 70 tuổi” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới y khoa. Dù còn nhiều nhận định khác nhau, nhưng có điểm khá chung là hầu hết các bác sĩ (BS), chuyên gia đều xác định trường hợp này rất lạ và không phải do hội chứng lão hóa sớm!
Hay tin chị Phượng đến Bình Phước mưu sinh, chiều 2 - 10, phóng viên đến Bù Đốp gặp vợ chồng chị. Trong CMND, thông tin đầy đủ của chị là: Nguyễn Thị Phượng, sinh ngày 2-1-1985 tại Giồng Trôm, Bến Tre. Chồng chị là Nguyễn Thanh Tuyển, sinh ngày 9-1-1978, tại Mỏ Cày (Bến Tre).
Theo lời chị Phượng, vào năm 2007, trong một lần ăn hải sản, chị bị nổi nhiều mụn nhỏ ngứa ngáy khắp người. Do không có nhiều tiền nên vợ chồng chị không dám đến bệnh viện (BV) khám, mà chỉ vào nhiều tiệm thuốc Tây mô tả lại những triệu chứng bệnh rồi nói họ bán thuốc đem về nhà uống.
“Uống thuốc Tây được một tháng thì bệnh có bớt ngứa nhưng mề đay vẫn nổi trên cơ thể. Thấy vậy, tôi chuyển qua khám và mua thuốc Nam về uống. Uống được bảy tháng thì ngứa và mề đay không còn, nhưng da chảy xệ xuống và nhăn nheo", chị Phượng nhớ lại.
Nghe nhiều người mách bảo, vợ chồng chị Phượng chuyển sang uống thuốc Bắc để chữa da, nhưng uống cả tháng bệnh vẫn không thuyên giảm. Từ đó đến năm 2009, chị không uống thêm bất cứ loại thuốc nào nữa. Hỏi chị uống loại thuốc gì, mua ở đâu thì cả hai vợ chồng đều lắc đầu không nhớ.
Tại Bến Tre, phóng viên gặp ông Lý Văn Hồng, cậu chị Phượng, sống ở tổ 2, ấp 6, thị trấn Giồng Trôm. Ông Hồng khẳng định chị Phượng sinh đúng năm 1985 và biểu hiện già lão khác thường của chị gia đình biết từ năm 2009, nhưng người ngoài không biết do chị luôn bịt mặt khi tiếp xúc.
Còn ông Lê Văn Thiệm, Trưởng ấp 6, xác nhận, có biết Phượng khi là thiếu nữ rất xinh xắn. Cách nay ba năm, khi gặp ông vẫn nhận ra chị dù có thấy biểu hiện bệnh trên người chị khá rõ như da sần sùi, mặt sưng sưng…
Tuy vậy, chị Phượng cho biết chân và bàn tay chị da dẻ vẫn bình thường, hồng hào và căng như một phụ nữ ngoài đôi mươi.
“Chỉ mặt và từ phần bụng trở lên da cứ chảy xệ xuống, nhăn nheo như một phụ nữ đã có nhiều con, mặc dù em chưa có con”, chị Phượng nói và cho biết tóc vẫn đen, mượt như con gái, răng còn rất tốt và chưa rụng cái nào, mắt sáng rõ, trí não vẫn nhớ bình thường, không có bất kỳ biểu hiện nào bệnh lý của người già...
Chị Phượng còn nói thêm: "Kinh nguyệt của em vẫn bình thường như bao người phụ nữ ngoài hai mươi khác".
“Thủ phạm” có thể là corticoid!
BS Võ Thị Bạch Sương, bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP.HCM, nói: “Có thể đây là một trong những ca hiếm hoi, không phải hội chứng lão hóa sớm (hội chứng này xuất hiện từ lúc nhỏ, chứ không phải đến tuổi trưởng thành rồi “già” đột ngột như trường hợp của Phượng) mà tác nhân là do tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân có thể đã dùng corticoid một thời gian dài không đúng, từ Tây y đến Đông y, vì rất nhiều trường hợp cơ sở Đông y trộn tân dược corticoid và trong thuốc tễ, dẫn đến biến chứng do corticoid. Đó là mặt sưng to, làm tăng thể tích da đột ngột, làm rạn da vùng bụng”.
BS Bạch Sương nói thêm, khi tăng thể tích da một cách đột ngột, da bị giãn ra làm đứt các thớ đàn hồi dưới da, tạo ra những vết rạn và làm cho da bị chùn, nhão, từ đó hình thành nên những nếp nhăn sớm, chảy xệ, trông mặt người trẻ rất đỗi già nua…
Tương tự, PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng nhận định: “Trường hợp của Phượng có thể là hậu quả của việc dùng thuốc corticoid, hoặc sản phẩm có chứa corticoid không đúng.
Theo bệnh trạng như lời Phượng kể, chắc chắn thuốc người ta cho Phượng uống có corticoid. Nếu sử dụng corticoid lâu dài sẽ dẫn đến hội chứng Cushing - mặt to tròn, căng ra y như mặt trăng. Việc ngưng dùng thuốc corticoid đột ngột rất nguy hiểm.
Với thuốc này, tùy trường hợp, nếu đã dùng một thời gian dài BS sẽ cho giảm liều từ từ, rồi mới ngưng hẳn. Việc dùng không đúng, sau hội chứng Cushing là hậu quả suy tuyến thượng thận. Corticoid làm cho da căng mỏng, rồi teo, da chùn lại, nhăn nheo, đưa đến các rối loạn sắc tố”, ông Nam nói.
BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương - chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cũng phân tích: “Chắc chắn đây không phải là hội chứng lão hóa sớm. Nếu là hội chứng lão hóa sớm thì các cơ quan nội tạng khác cũng lão hóa. Ở Phượng, tóc hãy còn đen và chắc chắn chụp X-quang sẽ cho thấy hệ xương khớp không bị lão hóa. Trường hợp này rất có thể là do biến chứng bởi corticoid, tổn thương chính ở vùng da, khiến da nhăn nheo”.
Cần được đánh giá tổng thể
BS Huỳnh Huy Hoàng, BV Da liễu TP.HCM cho rằng: “Trường hợp của Phượng rất lạ, diễn tiến lão hóa rất nhanh ở một người đã trưởng thành là lần đầu tiên tôi nghe. Đây không phải là hội chứng lão hóa sớm. Lâu nay có nhiều trường hợp bị biến chứng, bị hội chứng Cushing bởi corticoid vào viện nhưng chưa thấy ai bị già như trường hợp này”.
Tiến sĩ, BS Đỗ Trung Quân, chuyên gia về nội tiết - chuyển hóa của BV Bạch Mai (Hà Nội), lưu ý: “Cần xác định xem trường hợp này có bị dị ứng thuốc, dị ứng các chất lạ nào hay không. Vì dị ứng đôi khi cũng gây nên những tác động rất xấu lên da, khiến da sần sùi, khô, nhăn nheo làm cho hình thức bên ngoài bị già đi. Để biết được nguyên nhân, bệnh nhân cần được khám, xác định có bị nhiễm độc hay không, do chất nào”.
Theo BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y, dị ứng thuốc khó có thể gây tốc độ già hóa nhanh chóng như chị Phượng. Bác sĩ Phúc cho rằng có thể chị Phượng mắc một căn bệnh rối loạn nội tiết hay gien nào đó, nhưng cũng có thể do một căn bệnh mới mà chưa từng được ghi nhận.
Chị Phượng (26 tuổi), với da bàn tay căng như da phụ nữ cùng trang lứa, bên người chồng (33 tuổi) Ảnh: Xuân Bình. |
Theo lời chị Phượng, vào năm 2007, trong một lần ăn hải sản, chị bị nổi nhiều mụn nhỏ ngứa ngáy khắp người. Do không có nhiều tiền nên vợ chồng chị không dám đến bệnh viện (BV) khám, mà chỉ vào nhiều tiệm thuốc Tây mô tả lại những triệu chứng bệnh rồi nói họ bán thuốc đem về nhà uống.
“Uống thuốc Tây được một tháng thì bệnh có bớt ngứa nhưng mề đay vẫn nổi trên cơ thể. Thấy vậy, tôi chuyển qua khám và mua thuốc Nam về uống. Uống được bảy tháng thì ngứa và mề đay không còn, nhưng da chảy xệ xuống và nhăn nheo", chị Phượng nhớ lại.
Chị Phượng năm 15 tuổi (chụp từ CMND)
Ảnh: Xuân Bình (Thanh Niên).
Ảnh: Xuân Bình (Thanh Niên).
Tại Bến Tre, phóng viên gặp ông Lý Văn Hồng, cậu chị Phượng, sống ở tổ 2, ấp 6, thị trấn Giồng Trôm. Ông Hồng khẳng định chị Phượng sinh đúng năm 1985 và biểu hiện già lão khác thường của chị gia đình biết từ năm 2009, nhưng người ngoài không biết do chị luôn bịt mặt khi tiếp xúc.
Còn ông Lê Văn Thiệm, Trưởng ấp 6, xác nhận, có biết Phượng khi là thiếu nữ rất xinh xắn. Cách nay ba năm, khi gặp ông vẫn nhận ra chị dù có thấy biểu hiện bệnh trên người chị khá rõ như da sần sùi, mặt sưng sưng…
Tuy vậy, chị Phượng cho biết chân và bàn tay chị da dẻ vẫn bình thường, hồng hào và căng như một phụ nữ ngoài đôi mươi.
“Chỉ mặt và từ phần bụng trở lên da cứ chảy xệ xuống, nhăn nheo như một phụ nữ đã có nhiều con, mặc dù em chưa có con”, chị Phượng nói và cho biết tóc vẫn đen, mượt như con gái, răng còn rất tốt và chưa rụng cái nào, mắt sáng rõ, trí não vẫn nhớ bình thường, không có bất kỳ biểu hiện nào bệnh lý của người già...
Chị Phượng còn nói thêm: "Kinh nguyệt của em vẫn bình thường như bao người phụ nữ ngoài hai mươi khác".
“Thủ phạm” có thể là corticoid!
BS Võ Thị Bạch Sương, bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP.HCM, nói: “Có thể đây là một trong những ca hiếm hoi, không phải hội chứng lão hóa sớm (hội chứng này xuất hiện từ lúc nhỏ, chứ không phải đến tuổi trưởng thành rồi “già” đột ngột như trường hợp của Phượng) mà tác nhân là do tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân có thể đã dùng corticoid một thời gian dài không đúng, từ Tây y đến Đông y, vì rất nhiều trường hợp cơ sở Đông y trộn tân dược corticoid và trong thuốc tễ, dẫn đến biến chứng do corticoid. Đó là mặt sưng to, làm tăng thể tích da đột ngột, làm rạn da vùng bụng”.
BS Bạch Sương nói thêm, khi tăng thể tích da một cách đột ngột, da bị giãn ra làm đứt các thớ đàn hồi dưới da, tạo ra những vết rạn và làm cho da bị chùn, nhão, từ đó hình thành nên những nếp nhăn sớm, chảy xệ, trông mặt người trẻ rất đỗi già nua…
Tương tự, PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng nhận định: “Trường hợp của Phượng có thể là hậu quả của việc dùng thuốc corticoid, hoặc sản phẩm có chứa corticoid không đúng.
Theo bệnh trạng như lời Phượng kể, chắc chắn thuốc người ta cho Phượng uống có corticoid. Nếu sử dụng corticoid lâu dài sẽ dẫn đến hội chứng Cushing - mặt to tròn, căng ra y như mặt trăng. Việc ngưng dùng thuốc corticoid đột ngột rất nguy hiểm.
Với thuốc này, tùy trường hợp, nếu đã dùng một thời gian dài BS sẽ cho giảm liều từ từ, rồi mới ngưng hẳn. Việc dùng không đúng, sau hội chứng Cushing là hậu quả suy tuyến thượng thận. Corticoid làm cho da căng mỏng, rồi teo, da chùn lại, nhăn nheo, đưa đến các rối loạn sắc tố”, ông Nam nói.
BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương - chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cũng phân tích: “Chắc chắn đây không phải là hội chứng lão hóa sớm. Nếu là hội chứng lão hóa sớm thì các cơ quan nội tạng khác cũng lão hóa. Ở Phượng, tóc hãy còn đen và chắc chắn chụp X-quang sẽ cho thấy hệ xương khớp không bị lão hóa. Trường hợp này rất có thể là do biến chứng bởi corticoid, tổn thương chính ở vùng da, khiến da nhăn nheo”.
Cần được đánh giá tổng thể
BS Huỳnh Huy Hoàng, BV Da liễu TP.HCM cho rằng: “Trường hợp của Phượng rất lạ, diễn tiến lão hóa rất nhanh ở một người đã trưởng thành là lần đầu tiên tôi nghe. Đây không phải là hội chứng lão hóa sớm. Lâu nay có nhiều trường hợp bị biến chứng, bị hội chứng Cushing bởi corticoid vào viện nhưng chưa thấy ai bị già như trường hợp này”.
Tiến sĩ, BS Đỗ Trung Quân, chuyên gia về nội tiết - chuyển hóa của BV Bạch Mai (Hà Nội), lưu ý: “Cần xác định xem trường hợp này có bị dị ứng thuốc, dị ứng các chất lạ nào hay không. Vì dị ứng đôi khi cũng gây nên những tác động rất xấu lên da, khiến da sần sùi, khô, nhăn nheo làm cho hình thức bên ngoài bị già đi. Để biết được nguyên nhân, bệnh nhân cần được khám, xác định có bị nhiễm độc hay không, do chất nào”.
Theo BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y, dị ứng thuốc khó có thể gây tốc độ già hóa nhanh chóng như chị Phượng. Bác sĩ Phúc cho rằng có thể chị Phượng mắc một căn bệnh rối loạn nội tiết hay gien nào đó, nhưng cũng có thể do một căn bệnh mới mà chưa từng được ghi nhận.
“Trường hợp này cần được đánh giá tổng thể và cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định can thiệp y học nào”, bác sĩ Phúc nói.
Mong có tiền chữa bệnh cho vợ Năm 2010, vợ chồng chị Phượng đến ấp 1, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp (Bình Phước) mưu sinh, hiện đang thuê một căn nhà gỗ làm nơi tá túc. Hằng ngày, anh Tuyển làm thợ trong xưởng mộc, còn chị làm công nhân lựa hạt điều, thu nhập mỗi tháng hai vợ chồng khoảng ba triệu đồng. "Cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng tôi chưa dám sinh con. Mong muốn của chúng tôi hiện nay là có nhà hảo tâm hoặc bác sĩ nào giúp chữa khuôn mặt vợ tôi được bình thường lại thì tốt biết mấy”, anh Tuyển tâm sự. |
Thanh Niên
0 nhận xét